5 dấu hiệu không ngờ cảnh báo ung thư thanh quản
Khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, ho, khó thở… có thể là những dấu hiệu đỏ cảnh báo bệnh ung thư thanh quản.
Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, bệnh nhân thường bỏ qua, dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác.
Theo thống kê, trong số tất cả các bệnh ung thư mà con người thường mắc phải thì ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Chỉ tính riêng trong phạm vi các bệnh về tai – mũi – họng, tại Việt Nam ung thư thanh quản xếp thứ 4 chỉ đứng sau ung thư vòm họng, xoang mũi và ung thư vùng hạ họng.
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, chiếm trên 90%, ở độ tuổi 50-70 chiếm 72%, từ 40-50 tuổi chiếm 12%. Song hiện nay độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và phụ nữ cũng mắc bệnh ung thư thanh quản nhiều hơn.
Nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là 80%. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam đa phần bệnh nhân chủ quan và thiếu hiểu biết nên khi phát hiện bệnh thì đã tiến triển ở giai đoạn muộn.
Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản bạn cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất:
Khàn tiếng
Các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương cảnh báo nếu chứng khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi trên 40 thì người dân cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng của ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
Video đang HOT
Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
Sút cân
Sút cân không rõ nguyên nhân kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Để phòng ung thư thanh quản, nên ngừng sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Sử dụng rượu là một yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản. Đặc biệt là rượu có khả năng làm tăng đáng kể hiệu quả gây ung thư trong khói thuốc lá.
Đồng thời giữ vệ sinh răng miệng không chỉ giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Đây là một trong những cách phòng bệnh ung thư thanh quản đơn giản mà hiệu quả.
Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ muối (rau, củ, quả muối). Tích cực ăn các thực phẩm tươi, chế độ ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin.
Hà An
Theo Dân trí
Ung thư phổi được điều trị như thế nào
Ung thư phổi là một trong những ung thư đứng hàng đầu và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới.
Tùy theo giai đoạn bệnh, thể trạng của bệnh nhân..., bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Phẫu thuật loại bỏ khối u
Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân cần có thể trạng tốt để phẫu thuật. Có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này.
Điều trị tia xạ
Theo Bệnh viện K Trung ương, phương pháp này được áp dụng cho khoảng 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị hóa chất
Đối với loại ung thư tế bào nhỏ, tỷ lệ bệnh thoái giảm khi điều trị bằng hoá chất lên tới 80-90%, còn đối với các loại khác tỷ lệ đáp ứng khoảng 40-50%. Hóa chất thường được sử dụng điều trị hỗ trợ với phẫu thuật và xạ trị khi bệnh ở giai đoạn mổ được. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân.
Điều trị bổ trợ
Áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
Phòng bệnh
Yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng chống bệnh ung thư phổi là không hút thuốc lá. Cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi, đi khám sức khỏe định kỳ cũng giúp cho việc phòng chống ung thư phổi.
Hà An
Theo Dân trí
Lời khuyên của BS cho bệnh nhân ung thư phòng chống virus corona Với những bệnh nhân ung thư, hệ miễn dịch thường kém hơn do vậy cần cẩn trọng trong công tác phòng ngừa dịch bệnh do virus corona. Các bác sỹ Bệnh viện K Trung ương đã đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân ung thư trước dịch bệnh như sau: Ảnh minh họa: Internet 1. Hạn chế tiếp xúc với người có triệu...