5 dấu hiệu khó ngờ ‘tố cáo’ bạn có thể mắc bệnh phổi
Những triệu chứng này có thể đến rất chậm rãi, thậm chí dễ khiến người mắc tưởng nhầm là những căn bệnh khác. Khi gặp những dấu hiệu này, người bệnh không nên chủ quan mà tìm ngay đến bác sĩ để được kiểm tra.
Ảnh: Shutterstock
Sưng, đau ở chân
Sưng đau ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh phổi. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ vì chân và phổi dường như là 2 bộ phần ít liên quan đến nhau, theo The Healthy.
Tuy nhiên, trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu thì khác. Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân sẽ gây đau và sưng. Nếu cục máu đông này bị vỡ, nó có thể theo mạch máu đến phổi và gây thuyên tắc phổi, làm chẳn máu lưu thông và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Những dấu hiệu khác của thuyên tắc phổi còn là khó thở, thở dốc và đau ngực. Khi nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải được cứu chữa ngay. Các thống kê cho thấy khoảng 30% người bị thuyên tắc phổi sẽ tử vong, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Mỹ.
Khàn giọng là triệu chứng thường gặp của cảm lạnh. Nhưng khàn giọng kéo dài suốt vài tuần có thể là dấu hiệu của bệnh phổi nghiêm trọng.
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ gặp khó khăn khi hô hấp, thậm chí thở dốc. Tình trạng này khiến họ gặp khó khăn khi nói và bị khan giọng.
Đau vai không rõ nguyên nhân
Trong hầu hết trường hợp, đau vai là do căng cơ hoặc viêm. Tuy nhiên, khi bạn không làm gì để bị căng cơ mà vẫn đau. Cơn đau kéo dài suốt nhiều tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, nhất là ở những người nghiện hút thuốc.
Video đang HOT
Nguyên nhân cơn đau là do khối u ung thư phổi chèn ép dây thần kinh nối với vai. Không ít ca ung thư phổi có triệu chứng sớm nhất là đau vai, theo The Healthy.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến phổi hấp thụ ít oxy hơn, từ đó làm các mô không nhận đủ ô xy. Hậu quả của tình trạng này là một số bộ phận cơ thể sẽ chuyển sang màu tím tái, chẳng hạn như môi, da và móng tay.
Quá trình chuyển sang màu tím tái có thể diễn ra một cách từ từ và ngày càng rõ rệt tùy theo mức độ tiến triển của bệnh. Trong trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cấp tính thì sẽ diễn ra nhanh hơn.
Sụt cân là biểu hiện thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các thống kê cho thấy từ 40 đến 70% những người mắc bệnh từng bị sụt cân đột ngột. Trong trường hợp này, sụt cân không phải do tập luyện hay ăn uống mà là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mệt và suy yếu, theo The Healthy.
Theo thanhnien
7 thực phẩm ngăn ngừa cục máu đông chết người
Các cục máu đông bị kẹt sâu trong tĩnh mạch chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, hay DVT, và chúng có thể gây chết người. Các cục máu đông không chỉ ngăn chặn dòng máu đến khu vực bị ảnh hưởng, đôi khi nó có thể bị đứt ra và di chuyển đến tim hoặc phổi nơi nó có khả năng gây tử vong.
Một số bệnh làm tăng nguy cơ mắc DVT, bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh viêm ruột và rối loạn đông máu di truyền. Nhưng có nguy cơ cho bất cứ ai, ngay cả khi không có các tình trạng bệnh này. Đó là lý do tại sao việc nhận thức được vai trò của chế độ ăn uống trong sự hình thành DVT là rất quan trọng. Thực sự có rất nhiều thứ mà bạn có thể làm để tạo sự khác biệt.
May mắn thay, DVT là có thể điều trị nếu bạn phát hiện đủ sớm. Nhưng tại sao phải mạo hiểm khi rất dễ dàng để giảm đáng kể tỷ lệ phát triển cục máu đông chỉ bằng cách ăn nhiều thực phẩm ngon hơn?
1. Uống thêm nước
Một yếu tố góp phần nghiêm trọng vào cục máu đông là mất nước. Khi bạn không có đủ nước trong máu, nó sẽ đặc lại. Điều này làm tăng nguy cơ đông máu. Mặc dù các chuyên gia gần đây đã nghi ngờ về khuyến nghị tiêu chuẩn về 6 đến 8 ly nước 230ml mỗi ngày, đảm bảo uống ít nhất là nhiều nước có thể giúp bạn yên tâm.
Một cách khác để kiểm tra xem bạn có nhận đủ nước hay không là nhìn vào màu của nước tiểu. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu. Nếu nước tiểu có màu cam hoặc nâu, thì nghĩa là bạn không nhận đủ nước để giảm nguy cơ mắc DVT.
2. Ăn một quả kiwi
Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau rất quan trọng đối với sức khỏe ở nhiều cấp độ, bao gồm cả việc phòng ngừa DVT. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Oslo ở Na Uy cho biết quả kiwi ngăn ngừa cục máu đông nguy hiểm tốt hơn những loại quả khác. Nghiên cứu của họ cho thấy những người ăn 2-3 quả kiwi mỗi ngày có hoạt hóa tiểu cầu, một cơ chế làm đông máu, thấp hơn so với những người không ăn.
Giảm hoạt hóa tiểu cầu làm giảm nguy cơ đông máu và kiwi cũng được thấy là giảm mức cholesterol. Nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thích như kiwi. Các loại trái cây khác có chứa salicylat, có tác dụng ức chế đông máu, bao gồm cam, dâu tây, quả việt quất, quả nam việt quất, nho, nho khô và mận khô.
3. Thêm gia vị
Một trong những cách dễ nhất và hương vị nhất để giảm nguy cơ DVT là ăn nhiều tỏi. Bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã sử dụng tỏi làm thuốc. Tỏi có khả năng đặc biệt làm loãng máu cùng với hương vị cay nồng.
Nhưng không phải chỉ có tỏi. Nhiều loại thảo mộc và gia vị khác có nhiều salicylat bao gồm húng tây, cà ri, nghệ, ớt cayenne, ớt paprika, cam thảo, bạc hà và gừng. Đừng mắc kẹt trong quan niệm rằng một chế độ ăn uống lành mạnh phải nhạt nhẽo - hãy thêm gia vị vào đó.
4. Chuyển sang dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu lành mạnh hơn nhiều so với các loại dầu thực vật đối với sức khỏe tim mạch nói chung, bao gồm nguy cơ phát triển cục máu đông. Tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition đã kết luận rằng phenol trong dầu ô liu nguyên chất có thể làm giảm mức độ của một số chất trong máu thúc đẩy cục máu đông.
Rất dễ sử dụng dầu ô liu để nấu ăn, nhưng bạn cũng có thể chưng nó với tỏi và các loại thảo mộc chống đông máu khác để tạo ra một loại nước sốt tuyệt vời cho salad và bánh mì.
5. Các loại hạt có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt
Cả hạt có vỏ cứng và ngũ cốc nguyên hạt đều giàu vitamin E, là chất chống đông máu tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều vitamin E không chỉ có thể làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông đầu tiên mà còn ngăn chặn những người đã bị DVT tái phát các cục máu đông.
Những lựa chọn tốt về thực phẩm bao gồm quả óc chó, hạnh nhân và hạt phỉ. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì và đậu lăng cũng rất giàu vitamin E.
6. Tập trung vào cá và hạt lanh
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp làm loãng máu và ngăn ngừa cả cục máu đông và đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung thêm 1,8g axit béo omega-3 vào chế độ ăn mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể lưu lượng máu và giảm độ dày của động mạch.
Nguồn omega-3 được biết đến nhiều nhất là cá, đặc biệt là cá hồi, cá trích, cá thu, và cá cơm. Nhưng cũng có những nguồn thực vật tuyệt vời dành cho những người không thích mùi vị của cá. Hạt lanh và hạt hướng dương là những nguồn omega-3 phong phú.
7. Rượu vang đỏ hoặc nước nho
Đây là tin tốt. Ly rượu vang mà bạn thưởng thức vào bữa tối thực sự có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông. Rượu vang đỏ đặc biệt tốt vì nó chứa một lượng cao flavonoid ngăn ngừa cục máu đông nhờ kiểm soát sản sinh tiểu cầu. Nếu bạn không uống rượu, nước nho đỏ cũng hữu ích.
Và ngay cả khi rượu vang không phải là thứ đồ uống ưa thích của bạn, thì rượu nói chung cũng là một chất làm loãng máu mạnh. Nó có vẻ hoạt động bằng cách giảm kết tập tiểu cầu và nồng độ fibrinogen (fibrinogen là một yếu tố gây đông máu), đồng thời làm tăng fibrinolysis, là quá trình làm tan cục máu đông.
Lời cuối cùng: Hạn chế chất béo trans
Chúng ta đã nói rất nhiều về các loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn để giảm nguy cơ đông máu và DVT nguy hiểm. Chúng đều là những thực phẩm ngon lành và không quá khó ăn. Nhưng không có gì là hoàn toàn dễ dàng khi nói đến sức khỏe. Bạn cũng phải chú ý đến việc giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo trans.
Chất béo bão hòa làm tăng viêm, và điều này khiến máu khó lưu thông tự do. Do đó, điều quan trọng là phải hạn chế các sản phẩm sữa nguyên kem, thịt mỡ và các loại snack cả mặn và ngọt. Thực phẩm đóng gói cũng che giấu một lượng chất béo đáng kể, vì vậy hãy chắc chắn đọc nhãn ghi trên bao bì.
Tin tốt là một khi bạn đã tăng hương vị thực phẩm bằng các loại thảo mộc và gia vị được đề nghị ở trên, uống nhiều nước hơn và thưởng thức nhiều trái cây và các loại hạt, bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn với chế độ ăn hàng ngày và ít thèm các chất béo hơn. Và cuối cùng, một trong những nguy cơ lớn nhất đối với DVT là lối sống ít vận động, vì vậy hãy đảm bảo bạn vận động đủ mỗi ngày, cho dù không thể đi đến phòng tập thể dục.
Cẩm Tú
Theo HHD/Dân trí
Những dấu hiệu chứng tỏ 2 lá phổi đang kêu cứu, nguy cơ ung thư rình rập 12 dấu hiệu tưởng chừng vô hại nhưng cảnh báo 2 lá phổi của bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 1. Bạn bị sưng và đau ở một chân: Nhiều người không hề nghĩ đây là một trong những triệu chứng của bệnh phổi. Nhưng Bác sĩ Andrea McKee, Trưởng khoa Ung thư tại Trung tâm Ung thư Sophia Gordon...