5 dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới sắp suy thoái
Trên khắp thế giới, các thị trường đang có những các dấu hiệu cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới bờ vực suy thoái.
Theo kênh CNN, câu hỏi bây giờ không phải là có xảy ra suy thoái hay không mà là khi nào xảy ra suy thoái.
Trong tuần qua, những dấu hiệu cảnh báo tăng lên nhanh khi thị trường đối mặt với thực tế là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ một cách quyết liệt để kéo giảm lạm phát. Ngay cả khi điều đó có nghĩa là gây ra suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tới người tiêu dùng, doanh nghiệp không chỉ ở Mỹ.
Theo công ty nghiên cứu Ned Davis, hiện có 98% nguy cơ xảy ra suy thoái toàn cầu.
Khi các nhà kinh tế cảnh báo về suy thoái, họ thường dựa vào đánh giá trên nhiều chỉ số khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu chính.
Đồng USD mạnh
Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters
Đồng đô la Mỹ Mỹ đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế. Ngay bây giờ, đồng tiền này mạnh hơn so với cách đây hai thập kỷ.
Khi FED tăng lãi suất kể từ tháng 3, đồng đô la Mỹ Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trong bất kỳ môi trường kinh tế nào, đồng đô la Mỹ Mỹ được coi là một nơi an toàn để gửi tiền. Trong môi trường hỗn loạn thời kỳ đại dịch toàn cầu hoặc xung đột ở Đông Âu, các nhà đầu tư thậm chí còn có nhiều động lực hơn để mua đô la Mỹ Mỹ, thường là dưới dạng trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Trong khi đồng đô la Mỹ mạnh có lợi cho người Mỹ khi ra nước ngoài, thì nó lại gây đau đầu cho tất cả những người khác.
Giá trị của đồng bảng Anh, đồng euro, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng yên của Nhật Bản, cùng với nhiều đồng tiền khác, đã giảm. Điều đó khiến nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia đó.
Đáp lại, các ngân hàng trung ương vốn đang chống chọi với lạm phát do đại dịch gây ra sẽ phải tăng tỷ giá cao hơn và nhanh hơn để nâng cao giá trị đồng tiền của chính mình.
Sức mạnh của đồng đô la Mỹ cũng tạo ra tác động bất ổn cho Phố Wall, vì nhiều công ty thuộc chỉ số S&P 500 có hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới. Theo một ước tính của Morgan Stanley, mỗi lần tăng 1% chỉ số đô la Mỹ sẽ gây tác động tiêu cực 0,5% đến thu nhập của các công ty thuộc S&P 500.
Động cơ kinh tế của Mỹ ì trệ
Người tiêu dùng Mỹ đang thắt chặt chi tiêu. Ảnh: Zuma Press
Động lực số 1 của nền kinh tế lớn nhất thế giới là mua sắm. Hiện nay, những người mua sắm ở Mỹ cảm thấy mệt mỏi.
Sau hơn một năm giá cả tăng cao về mọi thứ, trong khi mức lương không theo kịp, người tiêu dùng đã giảm chi tiêu.
Video đang HOT
Nhà kinh tế trưởng Gregory Daco tại công ty EY Parthenon cho biết: “Khó khăn do lạm phát gây ra có nghĩa là người tiêu dùng đang phải chi vào tiền tiết kiệm”. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân trong tháng 8 không thay đổi, chỉ ở mức 3,5%, gần bằng mức thấp nhất kể từ năm 2008 và thấp hơn nhiều so với mức trước COVID-19 (9%).
Một lần nữa, lý do khiến người Mỹ giảm chi tiêu có liên quan rất nhiều đến FED
Lãi suất đã tăng với tốc độ lịch sử, đẩy lãi suất thế chấp lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ và khiến các doanh nghiệp khó phát triển hơn. Cuối cùng, FED tăng lãi suất nhìn chung sẽ làm giảm chi phí. Nhưng trong khi đó, người tiêu dùng đang phải hứng chịu một hai thách thức là lãi suất đi vay cao và giá cả cao, đặc biệt là khi nói đến các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nhà ở.
Người Mỹ đã chi tiêu mạnh trong giai đoạn phong tỏa năm 2020, nhờ đó hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch dù ngắn ngủi nhưng nghiêm trọng. Kể từ đó, các khoản viện trợ của chính phủ đã bốc hơi và lạm phát bén rễ, đẩy giá cả lên với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm và làm mất khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp Mỹ thắt chặt chi tiêu
Nhân viên FedEx. Ảnh: Getty Images
Hoạt động kinh doanh đã bùng nổ trên khắp các ngành trong phần lớn thời gian đại dịch, ngay cả khi lạm phát cao lịch sử đã làm giảm bớt lợi nhuận. Đó là nhờ người mua sắm Mỹ. Họ chính là người chịu các chi phí này khi các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm để cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều đó không kéo dài. Vào giữa tháng 9, tập đoàn FedEx đã bất ngờ thay đổi dự báo triển vọng lợi nhuận, cảnh báo rằng nhu cầu đang giảm và thu nhập có thể giảm hơn 40%.
Ngày 27/9, cổ phiếu của Apple đã giảm sau khi Bloomberg đưa tin rằng Apple đang hủy bỏ kế hoạch tăng sản lượng iPhone 14 sau khi nhu cầu thấp hơn kỳ vọng.
Trước kỳ nghỉ lễ, các nhà tuyển dụng thường tăng cường tuyển dụng, nhưng năm nay, họ thận trọng hơn.
Bà Julia Pollak, nhà kinh tế trưởng tại ZipRecruiter cho biết: “Chúng tôi chưa thấy mức tăng bình thường trong tháng 9 ở các công ty đăng tin tuyển thêm người tạm thời. Các công ty đang trì hoãn và chờ xem tình hình thế nào”.
Chứng khoán suy giảm
Phố Wall đã bị ảnh hưởng và các cổ phiếu đang có xu hướng đi theo hướng tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán phát triển mạnh vào năm 2021, khi chỉ số S&P 500 tăng 27%, nhờ một lượng tiền mặt do FED bơm vào.
Đến đầu năm 2022, khi lạm phát bắt đầu, FED bắt đầu tăng lãi suất và bỏ cơ chế mua trái phiếu vốn đã hỗ trợ thị trường.
S&P 500 giảm gần 24% trong năm. Cả ba chỉ số chính của Mỹ đều nằm xu hướng này khi giảm ít nhất 20% so với mức cao gần đây nhất.
Thị trường trái phiếu, thường là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi cổ phiếu và các tài sản khác giảm giá, cũng đang gặp khó khăn.
Nguyên nhân lại bắt nguồn từ FED. Lạm phát và lãi suất tăng đã kéo giá trái phiếu xuống, khiến lợi tức trái phiếu tăng lên.
Ngày 28/9, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã nhanh chóng vượt qua 4%, chạm mức cao nhất trong 14 năm.
Điểm mấu chốt là có rất ít nơi an toàn để các nhà đầu tư đưa tiền vào ngay bây giờ và điều đó sẽ không thay đổi cho đến khi lạm phát toàn cầu được kiểm soát và các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ukraine, giá cả và các chính sách xung đột nhau
Anh là nơi mà các chính sách kinh tế, tài chính, chính trị xung đột mạnh mẽ.
Người dân mua bánh mì tại một khu chợ ở Walthamstow, Anh ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giống như các nước, Anh đã phải vất vả đối phó với giá cả tăng vọt mà nguyên nhân chủ yếu là do COVID-19, tiếp theo là xung đột ở Ukraine. Khi phương Tây cắt giảm nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, giá năng lượng đã tăng vọt và nguồn cung cấp giảm dần.
Sau đó, chính phủ mới được thành lập của Thủ tướng Liz Truss đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế sâu rộng mà các nhà kinh tế đánh giá thấp.
Nói tóm lại, chính quyền của bà Truss cho biết họ sẽ cắt giảm thuế đối cho tất cả người Anh để khuyến khích chi tiêu và đầu tư, đồng thời về lý thuyết, làm dịu bớt tác động suy thoái. Nhưng không có nguồn tiền để cắt giảm thuế, có nghĩa là chính phủ phải gánh nợ.
Quyết định đó đã gây hoảng loạn trên thị trường tài chính và khiến chính phủ Anh rơi vào tình thế bế tắc với Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) – một cơ quan độc lập. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã bán tháo hàng loạt trái phiếu của Anh, đẩy đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ trong gần 230 năm.
BOE đã can thiệp khẩn cấp để mua trái phiếu Anh và khôi phục trật tự trên thị trường tài chính. Động thái đó đã hạn chế tác động nhưng vẫn gây ra ảnh hưởng lớn.
Vốn đang khủng hoảng chi phí sinh hoạt với lạm phát 10%, người Anh đang hoảng sợ vì chi phí đi vay cao hơn có thể buộc hàng triệu khoản thanh toán thế chấp hàng tháng phải tăng lên hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn bảng Anh.
Mặc dù các chuyên gia đều nhất trí là có khả năng suy thoái toàn cầu vào năm 2023, nhưng không thể dự đoán suy thoái sẽ nghiêm trọng như thế nào hoặc sẽ kéo dài bao lâu.
Một số nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ vốn có thị trường lao động mạnh mẽ và người tiêu dùng có sức bền bỉ, sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn những nền kinh tế khác.
Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu
Sáu tháng sau khi xung đột bùng nổ tại Ukraine, hệ quả nghiêm trọng của nó đang đặt ra một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Công nhân di chuyển các mảnh kim loại được mạ kẽm nhúng nóng tại nhà máy Zinkpower, Đức. Ảnh: AP
Khí đốt không chỉ leo thang về giá cả mà còn có thể không sẵn có trong trường hợp Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cho châu Âu nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt dồn dập của phương Tây.
Đức có thể phải tiêu thụ khí đốt luân phiên dẫn đến làm tê liệt các ngành công nghiệp từ luyện thép, dược phẩm đến giặt là thương mại. "Nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt, tất cả thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy," Martin Kopf, Chủ tịch hiệp hội các công ty mạ kẽm của Đức, cho biết.
Nhiều chính phủ, doanh nghiệp và gia đình trên toàn thế giới đang cảm nhận được những tác động kinh tế từ cuộc chiến, nhất là trong bối cảnh 2 năm đại dịch COVID-19 đã tàn phá nặng nề hoạt động thương mại toàn cầu. Lạm phát đang đà tăng vọt và giá cả năng lượng leo thang vẽ ra một viễn cảnh ảm đạm về một mùa Đông lạnh giá và tốn kém. Châu Âu thậm chí còn đứng trước bờ vực suy thoái.
Giá lương thực bị đẩy cao và tình trạng thiếu lương thực trở nên tồi tệ hơn do số lượng các lô hàng phân bón và ngũ cốc từ Ukraine và Nga bị cắt giảm, từ đó có thể gây ra nạn đói lan rộng và tình trạng bất ổn ở các nước đang phát triển.
Ở ngoại ô thủ đô Kampala của Uganda, Rachel Gamisha cho biết cuộc xung đột ở Ukraine phương xa đã gây tổn thất đến công việc kinh doanh tạp hóa hàng ngày của gia đình. Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng tăng vọt. Một món đồ chỉ trong một tuần có thể tăng từ 2.000 shilling (khoảng 16,70 USD) lên 3.000 shilling (25 USD).
Gamisha cũng cảm nhận hiện tượng giảm phát thu hẹp đang xảy ra. Giá cả mặt hàng có thể không thay đổi, nhưng một chiếc bánh rán từng nặng 45 gram giờ có thể chỉ còn 35 gram. Bánh mì nặng 1 kg giờ còn 850 gram.
Người dân đi chợ tại Hà Nội ngày 14/8/2022. Ảnh: AP
Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng trước hạ triển vọng nền kinh tế toàn cầu lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm. IMF dự kiến tăng trưởng thế giới chỉ 3,2% trong năm nay, giảm so với mức 4,9% mà họ dự báo trước đó vào tháng 7/2021 và thấp hơn nhiều so với mức 6,1% hồi năm ngoái.
Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế của IMF, cho biết: "Thế giới có thể sớm bị đẩy đến bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ hai năm sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19".
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) báo cáo giá lương thực và năng lượng leo thang đã khiến 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo trong ba tháng đầu tiên xảy ra xung đột. Các nước thuộc vùng Balkan và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ, có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng đói nghèo trong năm nay.
Ngay cả trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã phải chịu nhiều sức ép. Tình trạng lạm phát tăng vọt khi nền kinh tế sau cuộc suy thoái trong đại dịch đã phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến, gây ra tình trạng trì trệ trong năng suất, đứt gãy các chuỗi cung ứng, thiếu hụt về hàng hóa và đẩy giá cả cao hơn. Để kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương nhiều nước bắt đầu tăng lãi suất.
Robin Brooks, chuyên gia kinh tế chính tại Viện Tài chính Quốc tế, lý giải: "Tất cả chúng ta đều chứng kiến những việc này cùng xảy ra một lúc. Sự biến động của lạm phát tăng lên. Sự biến động của tăng trưởng đi lên. Và do đó, các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn trong việc chèo lái con tàu".
Chủ cửa hàng bán gạo tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AP
Với chính sách Zero COVID-19 (Không COVID-19) và liên tục áp đặt các biện pháp phong tỏa, Trung Quốc chứng kiến một sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cùng thời điểm, nhiều quốc gia đang phát triển phải vật lộn ứng phó với đại dịch và những khoản nợ chồng chất để bảo vệ người dân khỏi thảm họa kinh tế.
Tất cả những thách thức đó vẫn có thể thể kiểm soát được cho đến khi cuộc chiến tại Ukraine bùng phát vào ngày 24/2. Phương Tây liên tiếp đưa ra vòng trừng phạt nặng nề. Cả hai hành động này đều làm gián đoạn hoạt động thương mại lương thực và năng lượng. Nga là nhà sản xuất xăng dầu lớn thứ ba và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên, phân bón và lúa mì hàng đầu thế giới, trong khi ngũ cốc của Ukraine là thức ăn của hàng triệu người toàn cầu. Kết quả là lạm phát lan rộng ra gần như các nước.
Đi mua sắm tại một khu chợ dân sinh ở Hà Nội, Bui Thu Huong chia sẻ cô đang hạn chế chi tiêu và cắt giảm các bữa ăn ở ngoài dịp cuối tuần. Cô cho rằng nấu ăn ở nhà cùng con vừa gắn kết được các thành viên trong gia đình vừa tiết kiệm tiền.
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Syahrul Yasin Limpo cảnh báo trong tháng này, giá mì ăn liền, một mặt hàng chủ lực ở quốc gia Đông Nam Á, có thể tăng gấp ba lần do giá lúa mì tăng cao. Ở nước láng giềng Malaysia, nông dân trồng rau Jimmy Tan than thở giá phân bón đã tăng 50%, cùng với đó là chi phí cho vật dụng như tấm nhựa, túi và ống mềm tăng cao.
Phụ nữ Malian sàng lọc lúa mì trên một cánh đồng gần Segou, miền trung Mali. Ảnh: AP
Châu Âu, sau nhiều năm phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp, đang phải hứng chịu một đòn giáng đau và nặng nề nhất. Châu lục này phải đối mặt với mối đe dọa suy thoái ngày càng tăng khi Điện Kremlin hạn chế dòng khí đốt tự nhiên. Giá khí đốt tại đây đã cao gấp 15 lần kể từ khi Nga có những động thái đầu tiên điều động binh sĩ tới sát biên giới nước này với Ukraine vào tháng 3/2021.
Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và từng là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, dự báo: "Châu Âu đang đứng trước nhiều rủi ro và áp lực suy thoái hơn so với các nền kinh tế thu nhập cao còn lại".
Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, các nhà sử học có thể sẽ mô tả giai đoạn từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023 là "mùa Đông địa ngục", đặc biệt đối với châu Âu. Đó là nhận định của Tiến sĩ Philip Verleger, nhà kinh tế học chuyên bình luận về thị trường năng lượng trong hơn 40 năm, từng phục vụ 2 đời tổng thống Mỹ. Theo ông Verleger, nguồn dự trữ năng lượng của châu Âu đã đến điểm giới hạn và không có công suất dự phòng nào tồn tại hiện nay trong lĩnh vực này.
Lần đầu trong 20 năm, đồng USD mạnh hơn euro trên sàn giao dịch ở Nga Đồng euro đã giảm giá xuống thấp hơn đồng USD trên Sàn giao dịch Moskva vào ngày 12/7 trong bối cảnh lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào suy thoái. Đồng euro (phía trên) và đồng USD tại Brussels, Bỉ, ngày 7/7. Ảnh: THX/TTXVN Theo đài RT, 1 đồng USD đổi được 58,7 ruble,...