5 dấu hiệu báo động bạn có nguy cơ tiểu đường rất cao
Bạn đã bao giờ ngẫm lại để đánh giá liệu mình có các yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường hay không? Làm sao để biết mình có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay không?
Trong khi bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng đối tượng bị bệnh thì việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tiểu đường là điều hết sức cần thiết, nhưng phát hiện sớm những yếu tố có nguy cơ phát triển bệnh còn quan trọng hơn. Vì nó cảnh báo dấu hiệu bệnh tật tiềm ẩn mà bạn có thể khó tránh.
Vậy làm sao để biết mình có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay không? Hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây:
1. Bạn đang thừa cân và lười vận động
Trong tất cả người được chẩn đoán với bệnh tiểu đường loại 2, hơn 85% trong số đó là thừa cân. Béo phì bụng (mỡ bụng) đặc biệt có liên quan cao với nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tăng trọng lượng làm tăng sức đề kháng của cơ thể với insulin. Và điều đó gây ra lượng đường trong máu cao.
Nếu bạn ít vận động – có nghĩa là, bạn không tham gia nhiều các hoạt động thể chất hàng ngày. Yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên gấp đôi.
Chỉ cần bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất trong cuộc sống cũng là làm giảm hai yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường. Tập thể dục không chỉ giảm đề kháng insulin của bạn, mà còn giúp bạn giảm cân. Nghiên cứu cho thấy rằng dù chỉ giảm vài kg thôi cũng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2 ở bất cứ đối tượng nào.
2. Bạn ăn tất cả các loại thực phẩm bị cảnh báo là nên tránh
Nếu bạn là một người rất thích đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn có đường và thưởng thức chúng thường xuyên, thì chính bạn đang tạo cho mình một thực đơn cho bệnh tiểu đường.
“Mọi người không nghĩ rằng chế độ ăn uống của họ, các loại thực phẩm họ vẫn thường ăn hoặc ăn thoải mái chính là lại đặt họ vào nguy cơ tiểu đường” – theo quan điểm của Tiến sĩ Stewart Harris, một bác sĩ gia đình chuyên về bệnh tiểu đường và là chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Canada, Đại học Western Ontario.
Video đang HOT
Nhưng nếu bạn giữ thói quen ăn các loại thực phẩm chiên, uống nước có ga, có đường hoặc ăn nhiều bánh ngọt sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ tăng trọng lượng, do đó làm tăng sức đề kháng insulin và đặt bạn vào nguy cơ bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể phát triển cholesterol cao và huyết áp cao, các vấn đề thường được tìm thấy ở những người bị bệnh tiểu đường và có liên quan với bệnh tim.
Để giảm nguy cơ này, hãy ăn những món ăn ưa thích của mình với lượng ít hơn, hoặc càng hạn chế càng tốt.
3. Bạn có nguy cơ từ gia đình
Nếu đã được chẩn đoán đái tháo đường loại 2 trong chính gia đình bạn – cha mẹ, anh em mình… thì nguy cơ bạn bị tiểu đường cũng cao hơn.
Bạn không có thể thay đổi gen, nhưng bạn có thể thay đổi mức độ rủi ro của mình. Tinh thần này cần được phát huy trong cả gia đình. Nếu tất cả mọi người trong gia đình của bạn lựa chọn thực phẩm tốt hơn và tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn thì bạn dễ có khả năng để thành công hơn.
4. Bạn có một số “vấn đề phụ nữ”
Một số phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn những người khác, đó là những chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một sự mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể gây kinh nguyệt không đều. Các bà mẹ sinh con hơn kg cũng có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Những phụ nữ gặp phải chứng tiểu đường thai kì – bệnh tiểu đường chỉ được tìm thấy trong thời kỳ mang thai, thì sẽ có nguy cơ bị tiểu đường về sau này cao hơn 7 lần so với các bà mẹ bình thường khác.
Tuy nhiên, giống như những người trong các nhóm nguy cơ cao khác, bạn có thể giảm nguy cơ phát bệnh của mình bằng cách xem xét chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Nếu bạn đã được chẩn đoán là tiền tiểu đường, một loại thuốc để hạ thấp lượng đường trong máu của bạn cũng có thể mang lại các lợi ích.
5. Trên 40 tuổi
Mặc dù sự thật là đái tháo đường loại 2 được chẩn đoán ở những người trẻ nhiều hơn, nhưng bệnh vẫn thường gặp nhất ở những người có độ tuổi ngoài 40. Đó là lý do tại sao chúng ta nên đi kiểm tra bệnh thường xuyên thường xuyên bắt đầu từ tuổi 40 trở đi.
Mọi người đều cần được kiểm tra bệnh tiểu đường sau 40, nhưng với những người có nguy cơ cao thì nên kiểm tra sớm hơn. Đừng đặt cược sức khỏe của mình vào nguy cơ tiềm ẩn của bệnh này.
Theo Trí Thức Trẻ
Dưa hấu: Ăn không cẩn thận "rước" 6 nguy cơ bệnh tật
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều.
Dưa hấu ngon ngọt, dễ ăn, cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nếu biết cách chế biến, dưa hấu còn là vị thuốc tuyệt vời.
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều. Tác dụng phụ của dưa hấu có thể kể ra như sau:
- Trong dưa hấu rất giàu chất chống oxy hóa lycopene. Tuy nhiên, chất này nếu được tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, ví dụ như chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn...
Những người có sức khỏe đường ruột kém do tuổi tác, bệnh lý... có thể dễ bị rối loạn đường ruột nếu ăn nhiều dưa hấu.
- Dưa hấu chứa hàm lượng kali cao. Kali có tác dụng ổn định hệ thống tim mạch, giúp phòng bệnh tim nhưng hàm lượng kali cao có thể dẫn đến sự phức tạp của hệ thống thần kinh trung tâm, ảnh hưởng đến nhịp tim, dễ dẫn đến các cơn đau tim . Nó cũng có thể dẫn đến tổn thương thận và ảnh hưởng các dây thần kinh vận động.
- Nhiều người có thể có dị ứng với dưa hấu và xuất hiện nhiều triệu chứng như phát ban, ngứa, hắt hơi... say khi ăn nhiều dưa hấu.
- Ăn quá nhiều dưa hấu cũng làm tăng mức độ của oxit nitric - một loại oxit có tác dụng thư giãn cơ thể. Lượng oxit nitric tăng sẽ làm cho cơ thể trở nên căng thẳng.
- Ăn nhiều dưa hấu cũng có thể làm giảm huyết áp . Trong nhiều trường hợp, giảm huyết áp quá mức có thể gây thiệt hại cho các động mạch trong cơ thể.
- Ăn quá nhiều dưa hấu có thể làm giảm lượng đường trong máu và cuối cùng gây tổn hại ở thận do rối loạn trong việc sản xuất insulin.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết những công dụng hữu ích của loại quả này trong việc bồi bổ và làm thuốc chữa bệnh
- Làm tiêu khát giải thử: Dưa hấu 1.500 g, mật ong 30 g, chanh 100 g, rượu hoa quả 50 ml. Rửa sạch dưa, dùng máy ép lấy nước, vắt chanh, cho mật ong, rượu hoa quả vào nước dưa hấu vừa ép, khuấy đều là được. Hỗn hợp nước này ngoài dưa hấu, có chanh vị chua ngọt, tính mát, có công năng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt, giải thử. Có thể phối hợp với nước mía càng tác dụng thanh nhiệt chỉ khát trong mùa hè.
- Tiêu phiền giải độc, làm hết khát: 1.500 g dưa hấu, muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Vỏ dưa lấy dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt), trộn hai thứ nước ép với nhau, cho chút muối ăn là uống được.
- Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện: Dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100 g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ, chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả dưa hấu cùng với mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả dưa lại cho vào tủ lạnh, sau 3 giờ lấy ăn. Đây là món ăn giải khát giàu dinh dưỡng, dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch, làm hết khát.
- Thanh nhiệt lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn, giải độc rượu: Dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch bỏ vỏ, hạt, thái miếng. Mía róc nhỏ. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước, cho đường phèn vào khuấy tan và uống. Cần uống hằng ngày vì đây là loại nước giải khát rất tốt, lại thơm ngon, ngọt mát. Cũng có thể sử dụng nước này để giải say rượu, chữa ho, viêm hầu họng do phế âm hư hay nôn và buồn nôn bởi bệnh dạ dày, tá tràng, táo bón...
- Thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát: Vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua 50 g, bí đao 50 g. Cạo bỏ vỏ xanh của vỏ dưa hấu (lấy phần cùi trắng), thái vụn. Bí đao, khổ qua đều gọt bỏ vỏ ngoài, thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, cho thêm chút đường. Loại nước này làm nước uống cho ngày hè rất tốt, đặc biệt đối với sử dụng thích hợp cho người tiểu đường, mụn nhọt, viêm tiết niệu hay béo phì...
- Thanh nhiệt, trừ thử, thanh tâm, nhuận phế, giải khát: Vỏ dưa hấu 150 g, bách hợp 50 g, lê 100 g, đường phèn 10 g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh. Bách hợp rửa sạch. Lê gọt bỏ vỏ và hạt. Tất cả thái vụn. Cho vào máy ép lấy nước cho đường phèn hòa tan và uống. Đông y thường sử dụng nước loại này cho những người mắc chứng tiểu đường, bị sốt cao mất nước, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, giải say rượu...
- Thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, kích thích tiêu hóa (là loại nước giải khát lý tưởng trong mùa hè): Một trái dưa hấu lớn, thơm (dứa) 500 g, đường cát 50 g, nước sôi để nguội 300 ml. Dưa, dứa gọt vỏ bỏ hạt, thái miếng ngâm vào nước muối lạt trong 1 phút. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước cốt, hòa đường vào và cho nước khuấy đều làm nước giải khát.
Theo Trí thức trẻ
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân. Sau đây...