5 đạo diễn tài năng nâng tầm nền điện ảnh Trung Quốc
Họ đều là những viên ngọc báu giúp cái tên Trung Quốc được định vị trên bản đồ điện ảnh thế giới.
Tác phẩm tiêu biểu: Ngọa hổ tàng long (2000), Brokeback Mountain (2005), Sắc, Giới (2007), Cuộc đời của Pi (2012).
Lý An hiện được xem là đạo diễn gốc Trung Hoa đầu tiên thành công với cả dạng phim nghệ thuật lẫn thương mại tại Hollywood. Với 20 năm trong nghề, 3 lần nhận tượng vàng Oscar, đạo diễn sinh năm 1954 này khiến khán giả phải nhớ đến mình với những “bom tấn” gây sốt và gây sốc.
Lý An là đạo diễn tài năng của châu Á.
Lý An tốt nghiệp trường Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan năm 1975, sau đó ông đến Mỹ theo học ngành đạo diễn sân khấu tại Đại học Illinois và ngành sản xuất phim tại Đại học New York. Khởi nghiệp đạo diễn từ năm 1992, Lý An có trong tay không nhiều tác phẩm, song mỗi bộ phim của ông đều ghi được những dấu ấn nhất định đối với khán giả.
Lý An là đạo diễn Trung Quốc thành công bậc nhất tại Hollywood với 3 lần nhận tượng vàng Oscar. So với các đạo diễn đồng hương nổi tiếng khác, đơn cử như Trương Nghệ Mưu, phim của Lý An có thể không nhiều về lượng song lại rất đậm về chất, bởi vị đạo diễn 61 tuổi luôn biết cách khiến những “đứa con tinh thần” của mình trở nên sốc và độc.
Ngọa hổ tàng long (2000) là bộ phim nâng tầm vị thế điện ảnh Trung Quốc trên trường thế giới. Bộ phim dễ dàng đoạt 4 giải Oscar, mang về doanh thu khổng lồ lên đến 213,5 triệu USD (gần gấp 13 lần tổng đầu tư), trở thành bộ phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại Mỹ (128 triệu USD) và giúp Lý An có chỗ đứng vững vàng tại kinh đô điện ảnh Hollywood.
Lý An đã tạo nên Ngọa hổ tàng long – niềm tự hào của nền điện ảnh Trung Quốc với 4 tượng vàng Oscar.
Ở mỗi tác phẩm, Lý An lại tìm cho mình một chủ đề mới, một câu chuyện mới, một cảm hứng mới không bao giờ cũ kĩ, trùng lặp. Từ chuyện tình đồng tính trong BrokeBack Moutain, những cảnh nóng gây sốc trong Sắc, Giới, bản hùng ca Cuộc đời của Pi đều có những cách riêng chinh phục khán giả.
Sau những tung hô, những giải thưởng, tượng vàng, người đàn ông ngoài lục tuần Lý An có vẻ vẫn chưa muốn dừng lại trong hành trình chinh phục nghệ thuật.
Trương Nghệ Mưu
Tác phẩm tiêu biểu: Cao lương đỏ (1987), Đèn lồng đỏ treo cao (1991), Thu Cúc đi kiện (1992), Anh hùng (2002), Thập diện mai phục (2004), Hoàng kim giáp (2006), Chuyện tình cây táo gai (2010), Đường về nhà (2014).
Nếu nhắc đến những đạo diễn giúp nâng tầm nền điện ảnh xứ Trung, Trương Nghệ Mưu là cái tên không thể không nhắc tới. Sự nghiệp của ông trải dài suốt bốn thập kỷ với hơn 20 bộ phim đủ thể loại từ chính kịch (Cao lương đỏ, Cúc đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Đường về nhà) đến tân hiện thực (Không thiếu một em, Chuyện tình cây táo gai), phim lấy đề tài xã hội đen (Hội Tam Hoàng Thượng Hải), phim hài (Thời gian hạnh phúc, Vụ án ba phát súng) và phim sử thi võ thuật (Anh hùng, Thập diện mai phục, Hoàng kim giáp).
Video đang HOT
Trương Nghệ Mưu là đạo diễn rất có uy tín và vị thế tại Trung Quốc. Ông được tin tưởng giao cho trọng trách tổng đạo diễn chương trình khai mạc và bế mạc Olympic và Paralympic Bắc Kinh 2008.
Cha của Trương Nghệ Mưu từng tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố và bị liệt vào thành phần phản cách mạng trong Cách mạng văn hóa. Vì thế mà gia đình ông bị mọi người xa lánh.
Trương Nghệ Mưu bắt đầu đến với điện ảnh khá muộn, mãi đến năm 29 tuổi ông mới theo học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (quá 7 tuổi cho phép). Khi đó, để được tiếp tục con đường học hành, chàng trai trẻ đã đánh liều gặp Bộ trưởng Bộ văn hóa Hoàng Chấn đề nghị xem xét hồ sơ cũng như tác phẩm của mình.
Với sự nhiệt huyết và tình yêu môn nghệ thuật thứ bảy, Trương Nghệ Mưu được chấp thuận. Ông theo học chuyên ngành điện ảnh quay phim, tốt nghiệp năm 1982 và 5 năm sau, ông gây tiếng vang lớn với bộ phim Cao lương đỏ.
Một số bộ phim tiêu biểu của Trương Nghệ Mưu.
Trương Nghệ Mưu là gương mặt quen thuộc của nhiều giải thưởng điện ảnh, nhiều Liên hoan phim danh giá (ông từng nhận hai đề cử Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, giải Sư Tử Vàng và Sư Tử Bạc tại LHP Venice, Giải Grand Prix tại LHP Cannes, giải Gấu Vàng tại LHP Berlin…). Những bộ phim của ông cũng là bệ phóng giúp Củng Lợi và Chương Tử Di trở thành những ngôi sao điện ảnh đẳng cấp thế giới.
Ngô Vũ Sâm
Tác phẩm tiêu biểu: Thiếu Lâm môn (1975), Anh hùng bản sắc (1986), Anh hùng vô lệ (1986), Anh hùng bản sắc 2 (1987), Tung hoành tứ hải (1991),Broken Arrow (1996), Face/Off (1997), Nhiệm vụ bất khả thi 2 (2000), Đại chiến Xích Bích (2008), Thái Bình Luân (2014).
Năm 2001, Ngô Vũ Sâm được báo The Observer đánh giá là một trong những đạo diễn có ảnh hưởng nhất của nền điện ảnh thế giới đương đại. Bộ phim hành động kinh điển như Anh hùng bản sắc của ông xếp thứ hai trong Danh sách 100 phim hay nhất của Điện ảnh tiếng Hoa trong 100 năm qua. Ngô cũng là đạo diễn người Hoa đầu tiên thành công ở Hollywood với các bộ phim ăn khách như Face/Off và Nhiệm vụ bất khả thi 2 (Mission: Impossible 2).
Ngô Vũ Sâm là một trong những đạo diễn có ảnh hưởng nhất của nền điện ảnh thế giới đương đại.
Bắt đầu làm phim từ năm 1969, nhưng phải đến năm 1986, tên tuổi Ngô Vũ Sâm mới được chú ý khi được nhà sản xuất phim tên tuổi Từ Khắc mời làm đạo diễn cho bộ phim Anh hùng bản sắc. Phim đưa Châu Nhuận Phát lên hàng sao hạng A, đưa Ngô Vũ Sâm lên thành cái tên đình đám và giúp bộ phim trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Hoa ngữ.
Năm 1993, ông ra mắt tác phẩm đầu tiên tại Mỹ, Hard Target, và được nhìn nhận là một đạo diễn tài năng. Các tác phẩm tiếp theo của John Woo tại Hollywood nhận được nhiều lời khen ngợi và đạt thành công lớn về mặt thương mại như Broken Arrow, Face/Off, Mission Impossible II và Paycheck.
John Woo nổi tiếng với thể loại phim hành động cùng các cảnh quay cháy nổ hoành tráng và sử dụng nhiều thủ pháp quay chậm (slow-motion). Phong cách làm phim hành động của ông, trong đó có những cảnh đấu súng dữ dội có ảnh hưởng lớn tới những đạo diễn sau này như Robert Rodriguez, Quentin Tarantino và anh em nhà Wachowski.
Ngô Vũ Sâm và Tom Cruise trên phim trường Nhiệm vụ bất khả thi 2.
Những năm gần đây, Ngô Vũ Sâm thường xuyên về Trung Quốc để thực hiện các bộ phim điện ảnh tại quê nhà. Đáng chú ý nhất là hai tác phẩm Đại chiến Xích Bích (2008) và Thái Bình Luân (2014) nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Trần Khải Ca
Tác phẩm tiêu biểu: Bá vương biệt cơ (1993), Phong nguyệt (1996), Kinh Kha hành thích Tần vương (1999), Vô cực (2005), Mai Lan Phương (2009), Tìm kiếm (2012).
Trần Khải Ca sinh năm 1952 tại Bắc Kinh trong một gia đình có truyền thống điện ảnh, bố là Trần Hoài Ngai, một đạo diễn có tiếng. Trong vai trò đạo diễn, biên kịch và diễn viên, Trần Khải Ca được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thế hệ nhà làm phim thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc.
Phim của ông được đánh giá rất cao về mặt hình ảnh và cách kể chuyện, trong đó đáng chú ý nhất phải kể tới Bá Vương biệt cơ, bộ phim đầu tiên của Trung Quốc được trao giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
Đạo diễn Trần Khải Ca.
Năm 2005, Trần Khải Ca thử sức với dòng phim thương mại kinh phí lớn bằng tác phẩm Vô cực. Đây là một phim giả tưởng lấy bối cảnh cổ xưa xen lẫn nhiều yếu tố hư ảo với dàn diễn viên đa quốc tịch gồm Jang Dong-gun (Hàn Quốc), Sanada Hiroyuki (Nhật Bản) và Trương Bá Chi (Trung Quốc). Tính đến thời điểm được sản xuất, Vô cực là bộ phim có số vốn đầu tư lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc với hơn 350 triệu nhân dân tệ.
Trần Khải Ca đã 4 lần được cử làm đại diện của Trung Quốc mang phim đi dự giải Oscar (Bá Vương biệt Cơ – 1993; Vô cực – 2005; Mai Lan Phương – 2009,Tìm kiếm – 2012) nhưng ông đều chưa có duyên với tượng vàng. Tuy vậy các tác phẩm của Trần Khải Ca đều được đánh giá rất cao.
Bá Vương biệt cơ, bộ phim đầu tiên của Trung Quốc được trao giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
Là một đạo diễn có sự nghiệp thành công vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc nhưng đời tư của Trần Khải Ca cũng có nhiều trắc trở. Năm 1983, Trần Khải Ca lập gia đình với một nhà khoa học có tên Tôn Gia Lâm.
Sau khi ly dị, ông kết hôn với Hồng Hoảng, một nữ doanh nhân và là con gái của nhà ngoại giao Chương Hàm Chí nhưng cuộc hôn nhân này cũng không viên mãn. Năm 1996, Khải Ca lập gia đình lần thứ 3 với nữ diễn viên Trần Hồng, người từng tham gia rất nhiều phim của ông trước đây và nổi tiếng với vai Điêu Thuyền trong loạt phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa.
Phùng Tiểu Cương
Tác phẩm tiêu biểu: Thiên hạ vô tặc (2004), Dạ yến (2006), Đường Sơn đại địa chấn (2010), Remembering 1942 (2014).
Phùng Tiểu Cương là đạo diễn Trung Quốc đầu tiên được in dấu tay và dấu chân ở nhà hát TLC Chiness, một cách vinh danh đặc biệt của Hollywood dành cho những nhà làm phim tài ba, nhiều cống hiến. Ông được ca ngợi là “Steven Spielberg của Trung Quốc” và cũng là đạo diễn có doanh thu phòng vé thành công nhất Trung Quốc. Ước tính, Phùng Tiểu Cương đã đem về khoảng 409 triệu USD doanh thu phòng vé trong sự nghiệp đạo diễn của mình.
Phùng Tiểu Cương trong buổi lễ in dấu tay và dấu chân ở nhà hát TLC Chiness.
Phùng Tiểu Cương bắt đầu làm nghệ thuật từ năm 1985 với công việc thiết kế nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật Truyền hình Bắc Kinh, sau đó chuyển sang viết kịch bản cho phim. Mãi đến cuối những năm 1990, ông mới bắt đầu chuyển sang vai trò đạo diễn. Thời kì đỉnh cao của Phùng bắt đầu vào năm 2004, khi bộ phim Thiên hạ vô tặc tạo nên tiếng vang lớn. Những tác phẩm sau đó của ông như Dạ yến, Đường Sơn đại địa chấn đều rất được khán giả yêu thích.
Mới đây, tác phẩm Back to 1942 nói về nạn đói đã giết chết hàng triệu người trong chiến tranh thế giới thứ hai của Phùng Tiểu Cương được chọn làm đại diện cho Trung Quốc tranh giải Oscar 2014 hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc. Trước đó, năm 2010, siêu phẩm Đường Sơn đại địa chấn của đạo diễn Phùng cũng dự tranh Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc.
Dạ yến – bộ phim gây tiếng vang lớn của Phùng Tiểu Cương.
Những năm gần đây, Phùng Tiểu Cương còn thử sức mình trong mảng phim hài và phim truyền hình.
Theo Dĩ An/Baodatviet.vn
Giải Oscar cũng sai lầm
Bộ phim "Crash" (Đổ vỡ) của đạo diễn Paul Haggis được tôn vinh tại Giải Oscar 2005 ở hạng mục Phim hay nhất đã tạo nên những luồng dư luận trái chiều ngay sau đó.
Tựu trung, các ý kiến đều cho rằng Carsh không xứng đáng vì những đối thủ cạnh tranh ở hạng mục Phim hay nhất Giải Oscar 2005 là Brokeback mountain, Capote, Munich và Goodnight and good luck vượt trội hơn. Trong đó, bộ phim khai thác đề tài đồng tính Brokeback mountain thực sự sáng tạo và đậm chất nhân văn, nhận được sự yêu mến của công chúng điện ảnh.
Brokeback mountain đã chiến thắng tuyệt đối trước Crash qua cuộc khảo sát các giám khảo từng bầu chọn Giải Oscar mới đây
Dù vậy, thực tế chẳng thể thay đổi khi ê-kíp của Crash được xướng danh trên sân khấu lễ trao Giải Oscar 2005. Phản hồi của dư luận cũng dần rơi vào lãng quên bởi nhiều lễ trao Giải Oscar vẫn cứ tiếp diễn đầy vẻ vang và hào nhoáng.
Nhưng mới đây, sự việc lại được khơi dậy bởi đạo diễn của Crash, ông Paul Haggis, lên tiếng thừa nhận rằng công chúng hoàn toàn có lý khi nhận xét bộ phim này không xứng đáng được vinh danh ở hạng mục Phim hay nhất Giải Oscar 2005. "Đến tôi cũng chẳng bỏ phiếu bầu chọn cho Crash, chỉ vì tôi nhìn thấy tính nghệ thuật trong những bộ phim còn lại" - ông trả lời phỏng vấn trên Hitfix.
Theo đạo diễn Paul Haggis, chiến thắng của Crash có lẽ là một trong những sai lầm đáng hối tiếc nhất trong lịch sử Giải Oscar. "Năm đó có những bộ phim vĩ đại, như Goodnight and goodluck tuyệt vời, Capote khủng khiếp hayBrokeback mountain của Lý An, Munich của Steven Spielberg. Đó là một năm tuyệt vời (của điện ảnh)" - ông nhớ lại.
Crash là một phim khai thác về chủ đề chủng tộc và căng thẳng xã hội ở Mỹ. Đạo diễn Haggis, đồng biên kịch của phim, đã viết nên câu chuyện từ trải nghiệm có thật của mình khi ông bị kẻ khác dùng vũ lực cướp xe ở Los Angeles vào năm 1991.
Thành công của Crash lại là sự tiếc nuối tột độ của công chúng lẫn giới chuyên môn cho sự thất bại của bộ phim Brokeback mountain. Tạp chíHollywood Reporter đã mở cuộc khảo sát các giám khảo từng bầu chọn giải Oscar với câu hỏi họ sẽ làm gì nếu được lựa chọn lại các phim chiến thắng trước đây. Kết quả khảo sát cho thấy với các phim được đề cử năm 2005,Brokeback mountain chiến thắng tuyệt đối trước Crash. Như vậy, chính các thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ cũng hối tiếc vì lựa chọn trước đây của họ.
Một giải thưởng nghệ thuật được coi là chuẩn mực nhất, có uy tín toàn cầu và lâu đời nhất, được quyết định bởi một đội ngũ đông đảo những người làm nghề có tên tuổi lớn vẫn có thể cho ra kết quả gây tranh cãi đến 10 năm sau. Vậy mới thấy không có gì là tuyệt đối!
Theo Thụy Vũ/Người Lao Động
Đạo diễn tự nhận 'Crash' không xứng nhận giải Oscar Nhà làm phim Paul Haggis thú nhận rằng ông sẽ không bầu chọn cho đứa con tinh thần của bản thân nếu như có quyền bỏ phiếu tại Oscar 2006. Trong cuộc phỏng vấn với HitFix, vị đạo diễn 62 tuổi cho biết ông không nghĩCrash là tác phẩm điện ảnh xuất sắc năm 2005. Cách đây một thập kỷ, tác phẩm tâm...