5 đại gia Việt bỏ ra cả tỷ đồng mua giường, sập gỗ
Những đại gia này có sở thích hết sức kỳ lạ, bỏ ra vài trăm triệu đến mấy tỷ đồng chỉ để mua giường hoặc sập gỗ.
Đại gia miền Tây sở hữu 5 chiếc giường tuổi thọ 300 năm
Ông Nguyễn Minh Hùng (TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) hiện sở hữu 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ có tuổi thọ khoảng 300 năm mà hơn phân nửa trước đây thuộc gia đình Công tử Bạc Liêu.
Mỗi chiếc giường có chiều dài 2,5m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa. Toàn bộ mặt trước, mặt sau, từ trên xuống dưới chỗ nào cũng được chạm khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo.
Chiếc giường có tuổi thọ 300 năm.
Theo nhiều nghệ nhân, trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỷ đồng, người khác ra giá 300.000 USD… nhưng ông Hùng nhất quyết không bán.
Ông Hùng ước tính giá trị của 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ mà ông đang sở hữu lên đến khoảng 70 tỷ đồng.
Sập gỗ trắc bạc tỷ của “vua đồng nát” Hà thành
Ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội) là ông chủ của một khu chợ đồ cũ rộng gần 10.000m2 thường được mọi người gọi vui với cái tên “vua đồng nát Hà thành”.
Chiếc sập có trị giá lên tới 1,5 tỷ đồng.
Trong số hàng nghìn đồ cũ của ông Thưởng, đáng chú ý nhất là chiếc sập gỗ trắc cổ xưa được định giá lên tới 1,5 tỷ đồng. Chiếc sập có chiều dài 2,4m, rộng 2m và cao chừng 80 phân được ông mua lại của một gia đình Hà Nội gốc trên phố Triệu Việt Vương.
Song về niên đại, nguồn gốc của chiếc sập thì ngay cả thành viên trong gia đình này cũng không nắm được mà chỉ biết nó có từ rất lâu đời.
Video đang HOT
Đại gia Lê Ân mua chiếc giường 6 tỷ
Cuối năm 2013, giới truyền thông được phen “rúng động” khi thông tin về đại gia Lê Ân – chủ khu du lịch Chí Linh ( Bà Rịa – Vũng Tàu) mạnh tay chi gần 6 tỷ đồng để mua một chiếc giường thuộc loại đắt nhất thế giới.
Vị đại gia này mua chiếc giường không nhằm mục đích nghỉ ngơi mà chỉ khẳng định sự giàu có của mình bằng cách để… ngắm. Ông từng cho hay, mặc dù chiếc siêu giường có giá đắt đỏ, nhưng đại gia nước khác mua được thì người Việt Nam cũng mua được.
Chiếc giường 6 tỷ của đại gia Lê Ân và người vợ trẻ.
Theo ông, giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt. Khi đưa giường về đến Vũng Tàu, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang Việt Nam ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm. Sau đó, ông đã xây một căn nhà mới khá bề thế để đặt chiếc giường tiền tỷ này và người dân có thể đến chiêm ngưỡng miễn phí.
Bộ sập gỗ bạc tỷ của “tỷ phú chơi ngông”
Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn – một đại gia trong làng sản xuất gỗ tại Hà Nội. Anh được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh “tỷ phú chơi ngông”, bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.
Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc – Nam sưu tầm gỗ quý và ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.
Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng. Điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Sập gỗ của một “tỷ phú chơi ngông”.
Bộ phản gỗ quý hiếm trị nhức mỏi được săn lùng
Giữa năm 2014, nhiều du khách đến Khu du lịch Vạn Hương Mai (ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang) để tận mắt chiêm ngưỡng bộ ván ngựa bằng gỗ gõ bông lau, được trưng bày trong không gian nhà cổ của khu du lịch.
Miếng ván ngang 2,2 m, dài 4 m, bề dày 24 cm. Loại gỗ này nằm rất mát lưng, có thể trị nhức mỏi, cảm thông thường.
Ngoài giá trị quý hiếm, loại gỗ này còn được bài trí trong không gian phòng khách, phòng khánh tiết với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn.
Chiếc phản gỗ có thể trị được bệnh nhức mỏi lưng.
Nữ đại gia Việt chỉ thích đi chân đất, mặc quần áo cũ và chuyên làm từ thiện
"Tôi từng nhận được nhiều câu hỏi có chung nội dung: Tại sao không đi du lịch hưởng thụ cuộc sống hoặc sống an nhàn lúc về già? Tôi nghĩ mỗi người có một quan điểm riêng: có người du lịch dưỡng già, cũng có người giao phó lại cơ ngơi cho các con tiếp quản...
Còn tôi lựa chọn công việc", nữ "đại gia chân đất" chia sẻ.
Buổi sáng đầu xuân, chúng tôi tìm đến căn nhà khang trang của gia đình bà Đỗ Thị Vừng (SN 1955) - người được dân làng mệnh danh là "đại gia chân đất" của vùng Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên). Bà nổi tiếng khắp tỉnh bởi nắm trong tay khối tài sản "không phải dạng vừa": 10 mẫu đất trồng cây giống cho doanh thu hàng tỷ đồng; mô hình ao chuồng hiện đại; có nhiều "học trò" là tỷ phủ nhờ nghề ươm cây giống... Dẫu vậy bà vẫn ăn mặc giản dị, đi chân đất và sống một cuộc đời rất đỗi bình thường.
Trở nên giàu có nhờ trồng cây giống
Thấy khách đến thăm, bà Vừng vội vã mời vào nhà uống nước rồi thở dài: "Trời trở mưa phùn, tôi bệnh mấy hôm nay có ngó ngang được vườn tược đâu. Giờ tôi yếu, sức khỏe xuống dốc lại mắc nhiều bệnh tuổi già nhưng ham việc không bỏ được". Sau đó, bà từ từ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió và cơ duyên bén với nghề ươm cây giống - con đường giúp gia đình bà thoát cảnh nghèo khó.
Bà Vừng sau khi lập gia đình đã làm đủ thứ nghề nhưng vẫn không đủ cái ăn cái mặc, thậm chí còn nợ nần. Năm 1988, bà quyết định lên Gia Lâm (Hà Nội) trồng chuối thuê cho người ta với hi vọng cuộc sống cải thiện phần nào.
Tại đây, nữ "đại gia chân đất" tình cờ quen một người làm trong Viện Nghiên cứu Rau quả và được giới thiệu vào học kỹ thuật ươm cây giống. Bà miệt mài học tập, tiếp thu kiến thức trồng trọt rồi về quê bắt đầu "sự nghiệp" trồng cây giống.
Bà Đỗ Thị Vừng nhận nhiều bằng khen về gương phụ nữ - người cao tuổi làm kinh tế giỏi.
Bà kể: "Thời điểm ấy, tôi là người tiên phong trong nghề này ở xã Tân Châu. Ban đầu tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ cây giống vì không có mối đầu ra. Tôi phải chở cây đến nơi xa để bán rồi dần dần tìm được người mua buôn và bắt đầu có của ăn của để".
Khi bà Vừng có "chỗ đứng" trong xã hội, cả làng - xã - huyện đều đến xin học hỏi kinh nghiệm trồng cây giống làm giàu. Thậm chí "tiếng lành đồn xa", nhiều người ở các tỉnh Hà Nam, Sơn La, Phú Thọ... cũng về tìm gặp bà xin làm học trò. Bà không ngần ngại chia sẻ, tư vấn và giúp đỡ họ. Mỗi hộ lấy cây giống của bà về trồng đều được hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và giới thiệu đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, học trò của bà hầu hết thành công, sở hữu cơ ngơi hoành tráng.
" Tôi truyền kinh nghiệm làm nghề cho mọi người không vì mục đích gì cả. Tôi từng được người ta giúp đỡ nên khi có chút thành công sẽ giúp đỡ lại mọi người với hi vọng giúp họ cải thiện cuộc sống. Hiện có những người đã trở thành tỷ phú cây giống, ở nhà lầu và đi xe hơi", nữ đại gia 66 tuổi trải lòng.
66 tuổi vẫn ngày ngày đi chân đất lên vườn chăm sóc cây
Dù ở độ tuổi đã được nghỉ hưu, "tiền tiêu không hết" nhưng bà Vừng vẫn ngày ngày mặc bộ quần áo sờn cũ, đi chân đất lên vườn chăm sóc cây giống và quản lý khoảng 30 nhân công. Bà bảo mình làm ăn không hết, chết không đem theo được thì để cho con cho cháu hoặc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
" Năm 2020, tôi ủng hộ một tấn gạo cho các cụ già không nơi nương tựa, hoàn cảnh khó khăn và 600kg gạo cho 6 hội viên phụ nữ nghèo ở Tân Châu. Ngoài ra tôi còn tự bỏ tiền túi làm đường bê tông, ngã tư cho bà con đi lại thuận tiện hơn.
Dù ở độ tuổi đã được nghỉ hưu, "tiền tiêu không hết" nhưng bà Vừng vẫn ngày ngày mặc bộ quần áo sờn cũ, đi chân đất lên vườn chăm sóc cây giống và quản lý khoảng 30 nhân công.
Tôi từng nhận được nhiều câu hỏi có chung nội dung: Tại sao không đi du lịch hưởng thụ cuộc sống hoặc sống an nhàn lúc về già? Tôi nghĩ mỗi người có một quan điểm riêng: có người du lịch dưỡng già, cũng có người giao phó lại cơ ngơi cho các con tiếp quản... Còn tôi lựa chọn công việc. Tôi quan niệm khỏe thì cứ lao động, đồng tiền mình kiếm ra tiêu cũng sướng hơn và muốn giúp đỡ ai thì giúp", nữ đại gia xứ Nhãn kể.
Bà Vừng có 5 người con, trong đó 4 người đầu tiên đều theo nghiệp trồng cây giống của gia đình. Hiện họ đều có sản nghiệp riêng với cuộc sống vô cùng đủ đầy. "Tôi nuôi dạy con cũng khác người lắm. Nhiều người giàu có, họ cho con hẳn "con cá" để ăn nhưng tôi không vậy. Tôi chỉ cho "cần câu", chỉ dạy chúng kỹ thuật ươm cây, chăm sóc cây giống... Khi chúng nó lập gia đình, tôi sẽ cho mượn chút tiền đầu tư làm ăn, bao giờ có lãi thì trả lại. May mắn cả 4 đứa giờ đều nắm trong tay vài mẫu đất trồng cây giống, có của ăn của để. Thậm chí chúng nó còn thành công hơn tôi.
Còn con bé út chưa lập gia đình, tôi vẫn để con tự quyết định mọi thứ. Sau này nó muốn làm kinh tế giống các anh chị thì tôi lại cho "cần câu" thôi", người phụ nữ đầu 2 thứ tóc giãi bày.
Bên cạnh trồng 10 mẫu đất cây giống, vợ chồng bà Vừng còn chăn nuôi gia súc gia cầm với số lượng lớn. Bà cho biết, mỗi năm bà nuôi khoảng vài chục con lợn sạch, hàng trăm con gà chỉ để phụ vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày của gia đình và các con.
Bà Tầm (SN 1953) - một trong những công nhân đang làm việc tại vườn cây giống của bà Vừng bày tỏ: "Chồng tôi mất sớm, các con không có công việc ổn định. Còn tôi vốn là giáo viên mầm non về hưu nhưng cuộc sống vẫn cơ cực lắm. Nhờ bà Vừng mà tôi công việc hàng ngày với mức thu nhập khoảng 150-200 nghìn đồng. Từ đó cuộc sống của mấy mẹ con tôi cải thiện rõ rệt. Thực sự chúng tôi biết ơn bà Vừng rất nhiều".
Lãnh đạo UBND xã Tân Châu cho biết, bà Vừng là người đầu tiên đem nghề làm cây giống về xã, giúp bộ mặt kinh tế của địa phương khởi sắc. Bà cũng thường xuyên giúp đỡ phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Bà được người dân trong vùng vô cùng ngưỡng mộ bởi cái tài và cái tâm.
Choáng trước khoản chi "độc - lạ" của các đại gia Việt Làm hết sức, tiêu hết mình chính xác là lối sống mà nhiều vị đại gia lựa chọn. Bỏ hàng triệu đô cho những thú vui sang chảnh có thực là cách nuông chiều bản thân, cực dị cực lạ ở các vị đại gia này? Xế sang biệt thự, hàng hiệu, BST cây cảnh, giò hoa lan chục tỷ, nuôi vẹt, cá...