5 đặc sản không thể bỏ qua khi đặt chân đến Kiên Giang
Kiên Giang có nhiều món ăn ngon lạ, đủ sức làm say lòng du khách gần xa. Nếu du khách có dịp thăm thú mảnh đất này thì chớ nên bỏ lỡ những món đặc sản dưới đây.
Cá ở khu vực Cây Bàng được lấy trực tiếp từ các ghe của ngư dân bản địa, còn tươi roi rói. Cá mang về làm sạch, thái mỏng và trộn với các loại gia vị, nước giấm đường, hành tây, hành phi, rau mùi… đã có món ăn đặc trưng của biển. Món gỏi cá ngon lành bởi mùi vị đậm đà, cá không còn mùi tanh. Nước chấm được chế biến có vị chua và ngọt.
Gỏi cá có thể dùng chung với bún, rau gói bánh tráng hoặc chỉ dùng riêng. Nếu khách ưa ăn cá tươi thì có thể yêu cầu chủ quán mang ra một đĩa cá thái mỏng, một chén nước cốt chanh để “tái” cá. Thưởng thức gỏi cá kiểu này là ngon nhất bởi vị ngọt của cá còn giữ tươi nguyên. Qua nước cốt chanh, thịt cá săn lại rồi chấm vào nước chấm, ăn kèm với rau, bún và bánh tráng. Chủ quán rất thân thiện và tư vấn cho khách nhiều cách thưởng thức các món gỏi cá sao cho đúng điệu.
2. Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu
Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu.
Video đang HOT
Cá nhám giàu có màu trắng, là tên gọi một loài cá nhám (cá mập nhỏ) của người dân Hà Tiên (Kiên Giang). Cá tương đối hiếm nên chỉ được ngư dân cung cấp cho các nhà hàng lớn hoặc người “đăng ký” trước chứ không bán tràn lan ngoài chợ.
Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon nhưng “số dzách” vẫn là nấu canh chua sả nghệ. Có thể nói, chỉ riêng vùng biển Kiên Giang mới có món này. Canh chua cá nhám giàu phải có sả bằm nhuyễn đâm chung với nghệ. Cách làm này mang cung cách ẩm thực Kinh – Khmer, lại giúp bán mùi tanh cá biển. Nếu không có măng chua, me tươi, me muối, có thể nặn vào món ăn này nước cốt chanh tươi.
Bún kèn là món ăn rất riêng của ẩm thực Hà Tiên với cách chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn. Để thực khách có thể cảm nhận được vị ngon của cá, đậm đà của dừa tươi trong nước dùng hay các loại rau giá, dưa leo ăn cùng, người đầu bếp phải rất cẩn thận trong khâu làm cá, nấu nước lèo. Tô bún khi được bày biện thường rất bắt mắt với một lớp tôm khô giã nhuyễn rắc lên trên cùng các loại rau thơm.
4. Bánh canh ghẹ chả
Bánh canh ghẹ vốn dĩ đã ngon, bánh canh ghẹ chả của Hà Tiên lại càng hấp dẫn vì nguyên liệu xuất sắc. Ghẹ, cá làm chả, tôm, đầu cá thu chế biến nước dùng đều tươi và chất lượng.
Nước lèo từ tôm khô, thịt, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu càng đáng nói. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, mắm rồi quết thật đều tay. Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc chiên. Từng miếng chả dậy mùi khi ăn sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà. Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon.
Tô bánh canh ghẹ bưng ra dễ làm người ăn ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả, bánh canh trắng nằm phía bên dưới khiêm nhường. Bánh canh ghẹ làm toàn từ hải sản nhưng không hề có chút tanh ngược lại, mùi rất quyến rũ. Một tô thôi nhưng trong đó tập hợp đủ vị biển làm say lòng thực khách mê hải sản.
Bún cá đặc sản Kiên Giang khác biệt từ cách làm cho đến hương vị cũng là món ăn được du khách phương xa yêu thích. Cá to khoảng 1 kg, rửa sạch, cắt thành 3 khúc. Đặc biệt, làm sao làm sạch dạ dày cá nhưng để nguyên bộ lòng. Tiếp đó, đem cá đi hấp chín, rồi lột da, bẻ thịt cá thành từng miếng.
Tép biển rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi… rồi rim nhỏ lửa với tỏi mỡ đếnn khi tép săn lại, vàng ươm, thơm lừng thì múc ra tô để nguội. Nước lèo nêm cho vừa ăn và nhớ không thể thiếu khô mực nướng xé nhỏ cho thêm vào để có vị riêng.
Mùa cá có trứng thì đánh trứng cá tơi ra, cho luôn vào nồi nước này. Trong khi đó, bún cũng cần dụng công không kém khi chế biến từ gạo ngâm nước dừa vừa trắng, vừa mượt. Tô bún nghi ngút khói, những miếng cá ngon, tôm vàng hấp dẫn trên nền bún trắng, nước sóng sánh điểm hành lá xanh đẹp như một bức tranh. Người ăn cho thêm chút ớt, nhánh nhau sống, lá rau thơm làm cho món ăn lại càng quyến rũ. Vị nước dùng thanh thơm mùi cá, mùi mực và beo béo trứng khó mà tìm gặp ở món bún nơi nào khác. Bún dai, thơm dừa, cá tôm ngon ngọt. Tất cả đều làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi.
Bún cá Kiên Giang thành đặc sản ở Hậu Giang
Từ Kiên Giang, tô bún cá đến với miền đất Hậu Giang và làm say lòng bao thực khách. Cái quán nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ ở phường III, thành phố Vị Thanh, chuyên bán bún cá sáng nào cũng kín chỗ.
Nhìn đơn giản vậy, nhưng thưởng thức một lần sẽ rất khó quên.
Lúc trước, nghe mấy đứa bạn rủ đi ăn bún cá, tôi từ chối ngay, không thèm đợi nhóm bạn giải thích: "Chắc giống bún nước lèo thôi, nấu với mắm chứ có gì mà lạ, mình nấu còn ngon hơn, thịt cá nhiều hơn nữa kia". Cứ nghĩ ở miền Tây này, cái gì có cá chắc liên quan tới... mắm. Rồi một dịp tình cờ tạt vô hẻm 147, ở khu vực 6, phường III, kêu tô bún cá ở cái quán có tên dung dị Sa-Kê quán, lại thấy quá bất ngờ bởi vị đậm đà và cái ngon khó lẫn vào đâu của tô bún, với vị hơi ngọt đúng "gu" ẩm thực của người miền Tây...
Tô bún cá Kiên Giang có ít chả cá chiên vàng, cá lóc tươi luộc, đôi khi có vài miếng chả cá tươi hấp nữa. Theo giới thiệu của cô Nguyễn Thị Vân, chủ quán, thì đây là chả cá thu chính hiệu. Với cách chế biến khéo léo, cùng vài bí quyết riêng, miếng chả cá dai, giòn, rắn chắc, nhưng rất tươi mềm bên trong.
Cái hồn của tô bún cá ngoài cá lóc, còn là những con tôm tươi rói, tròn lẳn, đỏ au được xào sơ qua với ít dầu hột điều, thêm chút gạch tôm và mấy cái trứng vịt đánh tan ra, tạo nên những miếng trứng dai giòn, đậm đà. Tô bún cá cũng không thể thiếu hành phi, quan trọng nhất là phi hành sao cho thật thơm, giữ được màu xanh mướt. Nước dùng không nêm nếm quá nhiều bột ngọt, mà phải ngọt thanh từ xương cá lóc, xương ống heo. Khi dọn ra ăn, thêm một chút bắp chuối bào lẫn bắp cải trắng phau, cùng mớ giá, hòa sắc với vài miếng hẹ, chút rau răm sẽ rất tuyệt vời. Tô bún cá muốn ngon, nước dùng phải thật nóng, thêm chút ớt băm, chút tắc (hạnh), nước mắm ngon, xì xụp húp một hồi mồ hôi ra nhễ nhại, hít hà một hơi thấy khỏe cả người. Cũng ngộ, bún cá ăn với tắc mới ngon, còn ăn với chanh thì mùi vị hơi bị... lãng. Bà chủ quán còn tiết lộ rằng, ăn bún cá phải thêm ít nước mắm vùng Phú Quốc, mới đậm vị. Ở Kiên Giang, tô bún cá lúc nào cũng có lớp mỡ màng phía trên, với những cái trứng cá li ti, làm cho tô bún thêm phần hấp dẫn...
Thấy thì tưởng dễ nấu, nhưng để nấu đúng chuẩn bún cá Kiên Giang không hề đơn giản. Bí quyết nằm ở sự tận tâm, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, mọi thứ phải tươi ngon... Để rồi, ăn được một lần lại thấy khó quên quá tô bún cá đậm đà...
Nhớ mùi bún cá Kiên Giang Phần thịt cá trắng tinh, mềm dai kết hợp với nước dùng thanh ngọt đã tạo cho món ăn xứ biển Kiên Giang một sức cuốn hút khó cưỡng. Cùng với bún cá Châu Đốc ( An Giang), bún cá Kiên Giang đã tạo thành hai thương hiệu nổi tiếng khắp các tỉnh thành miền Tây Nam bộ. Ngồi ngắm cảnh biển trong...