5 đặc sản khó ngửi tuyệt ngon
Dù phát mùi khó chịu song những đặc sản dưới đây vẫn vô cùng hút khách nhờ cảm giác ngon tuyệt khi ăn.
Thắng cố được chế biến từ lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, toàn bộ nội tạng của trâu, bò và ngựa. Tất cả những nguyên liệu này được cho vào chảo nước đun nhừ, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Với những người lần đầu thưởng thức thắng cố, h dễ phải gác đũa bởi sự ngậy béo của mỡ cùng cảm giác sền sệt, dinh dính của phèo phổi, da được nấu nhừ. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy nghèn nghẹn, đăng đắng ở cổ khi vừa ăn mà không bịt mũi.
Sầu riêng là loại trái cây được trồng khá nhiều vùng đất phương nam. Dù vậy, không riêng gì khách tây, nhiều người dân Việt Nam cũng khó lòng thưởng thức loại đặc sản này bởi chỉ cần đưa đến miệng là buồn nôn, bốc mùi khó ngửi.
Thế nhưng, với người “ghiền” thì sầu riêng có vị béo giống bơ và thơm ngọt đặc trưng không loại cây nào có thể sánh bằng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp ăn ngon miệng, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, dù bị ác cảm bởi mùi kinh dị, loại quả này vẫn được xếp vào danh sách “vua của các loại trái cây”.
Video đang HOT
Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, muối ăn tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt. Nó cũng là loại nước chấm kèm không thể thiếu trong các món như thịt chó, bún đậu, bún thang…
Dù quen thuộc song nhiều người khó có thể làm quen được với mùi vị đặc trưng cũng như màu sắc kém hấp dẫn của nó. Đặc biệt, nếu tường tận về các công đoạn chế biến, không dễ gì “dụ” họ làm quen với mắm tôm.
Thịt thối của đồng bào dân tộc Thái mạn Mường La được chế biến bằng cách xẻ phần ngon nhất của thịt lợn, bò đem phơi nắng. Sau một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại sẽ tiếp tục được tẩm với nước của một loại rau thơm, bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối. Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên thịt dễ phân huỷ.
Không giống với bọ xít nhà, bọ xít rừng hôi hơn nhiều. Để chế biến, người ta ngâm qua với nước gạo pha ớt để khử mùi. Khi chế biến, người làm bếp phải đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Khi thành phẩm, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên người ta phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là “húng đá”.
Nậm pịa là món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Trong món ăn này, “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ.
Nậm pịa ăn kèm với thịt luộc, rau bạc hà, rau chuối và chút rượu nồng. Dù kém sắc và sở hữu mùi khó ngửi song những ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi.
Theo Hải Yến/ Kiến Thức
Vợ coi tôi như...một "thằng ở, con sen"!
Khi kiếm được nhiều tiền, vợ khinh tôi ra mặt, coi chồng như "thằng ở, con sen" trong nhà, thậm chí vợ còn chửi tôi ngu.
Tôi cũng biết như thế sẽ là gánh nặng rất lớn cho vợ nên không dám tiêu hoang, tụ tập rượu chè gì, chỉ đi làm rồi về nhà với vợ con. (Ảnh minh họa)
Tôi và vợ kết hôn đến nay đã được 10 năm. Khi cô ấy tốt nghiệp Đại học thì chúng tôi làm đám cưới, sau đó cô ấy có bầu luôn nên hai vợ chồng sống bằng đồng lương eo hẹp của tôi. Lúc đó tuy kinh tế còn khó khăn nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau, vợ tôi rất chăm lo, vun vén gia đình.
Sau khi con lớn có thể gửi trẻ, vợ tôi may mắn xin được làm thư ký cho giám đốc một công ty với mức lương khá cao. Tôi phải thừa nhận, vợ tôi rất năng động và giỏi giang. Nếu cô ấy muốn làm việc gì thì sẽ cố gắng hết sức làm bằng được và thật tốt.
Ngược lại với vợ, tôi có phần hơi chậm chập, ì ạch, chỉ ngày ngày đến công ty làm chuyên môn của mình rồi về, lương tháng nào nhận tháng đó chứ không kiếm thêm tay trong tay ngoài được. Phải thừa nhận đầu óc của tôi không được thông minh, nhanh nhạy và giỏi giang như vợ của tôi.
Nói ra như vậy để mọi người thấy, tôi không và chưa bao giờ tự tin thái quá. Tôi luôn phân định rõ ràng và cũng không ngại ngần thừa nhận là mình kém hơn vợ với cả gia đình, bạn bè và hàng xóm, thậm chí là cả với vợ tôi.
Thế nhưng, không giỏi giang bằng vợ nhưng không có nghĩa là tôi ngu dốt, không biết suy nghĩ hay không có đầu óc. Vậy mà càng ngày vợ tôi càng coi thường tôi. Tình trạng này bắt đầu từ khi công ty tôi làm ăn kém, lương bị trả chậm, mấy tháng mới lấy được một lần, toàn bộ chi phí, sinh hoạt trong gia đình đều phải trông chờ vào lương của cô ấy. Tôi cũng biết như thế sẽ là gánh nặng rất lớn cho vợ nên không dám tiêu hoang, tụ tập rượu chè gì, chỉ đi làm rồi về nhà với vợ con.
Thế nhưng, thật không ngờ, mấy tháng tôi không mang tiền lương về mà cô ấy khinh tôi ra mặt. Có hôm, vợ tôi về khoe là được sếp tăng lương, tôi chúc mừng thì cô ấy buông thõng một câu: "Có ai lẹt đẹt, chậm chạp như anh đâu. Nếu em không nhanh nhẹn, giỏi giang thế thì tiền đâu mà nuôi mấy miệng ăn ở cái nhà này". Hay có lần, sữa của con hết, tôi bảo cô ấy đưa tiền để đi mua thì cô ấy bĩu môi nói: "Làm bố mà chẳng có tiền mua cho con hộp sữa, thân mình còn chẳng nuôi nổi thì lo cho ai được nữa".
Biết vợ mình phải chịu gánh nặng lo cho gia đình, tôi cũng cố nhịn cho yên cửa yên nhà nhưng cô ấy lại không thông cảm và hiểu cho tôi, cô ấy được đằng chân lân đằng đầu, coi tôi như "thằng ở, con sen" trong nhà. Trước đây mọi việc trong gia đình vợ tôi thường đảm nhận hết, tôi giúp được gì thì giúp. Nhưng bây giờ cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn, nên nói chuyển công việc nội trợ, chăm sóc con cái sang cho tôi vì còn phải bận đi tiếp khách với sếp.
Thấy vợ vất vả nên tôi cũng vui vẻ nhận lời, sáng đưa con đi học, tối về tất bật cơm nước. Vì trước tới nay tôi không mấy khi cơm nước nên chuyện bếp núc không rành lắm nhưng tôi vẫn cố gắng nấu tốt nhất có thể. Tưởng vợ sẽ dành cho mình mấy lời khen ngợi nhưng không ngờ mới đụng đũa ăn cô ấy đã la ầm ĩ lên: "Đây mà là thức ăn cho người ăn à? Tiền không kiếm được, ở nhà nấu ăn cũng chẳng xong. Rút cục anh có làm được việc gì ra hồn không?".
Đã thế, quần áo thay ra cô ấy vứt khắp nơi, tôi góp ý với vợ thì cô ấy nói thẳng vào mặt tôi: "Thấy anh nhàn rỗi quá nên em tạo công ăn việc làm cho anh đấy. Đi làm thì không có lương, hay anh ở nhà hẳn đi cho đỡ mệt. Đằng nào thì giờ em cũng phải nuôi anh, đi làm làm gì cho tốn xăng, mất thời gian". Khi tôi nói, tạm thời công ty khó khăn thì mình cố gắng một thời gian, cô ấy lại gân lên cãi "cố đến bao giờ, đến khi nào?".
Dạo này, buổi tối vợ tôi hay phải đi tiếp khách với sếp nên rất ít khi ở nhà. Con tôi tối nào cũng khóc đòi mẹ, thương con nên tôi có góp ý với vợ cố gắng thi thoảng ở nhà với con thì cô ấy nhảy đồng, làm ầm ĩ lên và nói: "Vì ai mà tôi phải đi kiếm tiền ngày đêm như thế. Người ta lấy chồng thì được nhờ chồng, tôi thì phải nai lưng, bạc mặt ra mà kiếm tiền nuôi chồng. Anh xem anh có đúng là đồ vô tích sự không. Số tôi khổ thì mới vớ phải ông chồng ngu như anh".
Đến lúc này thì tôi không thể chịu được nữa, trong lúc không kìm chế được bản thân, tôi đã đánh vợ một bạt tai. Tôi quá sốc vì những lời nói của vợ. 10 năm qua, tôi luôn làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha. Vậy mà, chỉ vì kiếm được nhiều tiền hơn mà cô ấy chửi tôi là ngu, là vô tích sự. Tôi phải làm gì với người vợ này đây?
Theo VNE
Những món ngon... khó nuốt nhất thế giới Tùy theo khẩu vị của mỗi người, có thể khoái khẩu hoặc không thể nuốt nổi (đặc biệt là với các du khách), nhưng những món ăn dưới đây được xem là đặc sản ở các quốc gia đã góp phần khai sinh ra chúng. Tiết canh - Việt Nam Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu chính là...