5 đặc sản cực ngon, nhất định phải nếm thử khi ghé Ba Vì
Ghé qua vùng đất Ba Vì bạn nhất định nên thưởng thức ly sữa tươi béo ngậy hay chiếc bánh tẻ Phú Nhi ngon nổi tiếng.
Hai địa danh với rất nhiều các địa điểm du lịch, các khu resort, các đền, chùa, làng cổ.. hứa hẹn sẽ dành tặng bạn khoảng thời gian F5 lại bản thân.
Không chỉ vậy, Ba Vì – Sơn Tây còn là mảnh đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi cả về khí hậu, thổ nhưỡng nên nơi đây có rất nhiều những đặc sản hấp dẫn.
1. Sữa tươi, sữa chua
Ngoài những trang trại sữa với quy mô lớn và hiện đại, ở Ba Vì hiện nay còn được nhân rộng mô hình chăn nuôi hộ gia đình theo quy trình sản suất nghiêm ngặt. Thế nên nếu đến Ba Vì mà không tranh thủ thưởng thức ly sữa bò, sữa dê tươi tại các cửa hàng dọc theo tuyến đường 32, tuyến đường Láng Hòa Lạc… thì đáng tiếc vô cùng. Uống ly sữa tươi ở đây, bạn cảm nhận rõ rệt vị béo, thơm, ngậy hay hơi gây đặc trưng của sữa. Nếu không quen, ban đầu có thể hơi khó uống, nhưng nếu đã thử một vài lần, bạn sẽ nghiện lúc nào không hay.
Ở các quầy hàng bán sữa, ngoài sữa tươi còn có sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác như carmel. Sữa chua ở đây đương nhiên làm trực tiếp từ sữa tươi, khi ăn sẽ thấy độ xốp, mềm, dẻo trong từng thìa, vị chua cũng rất dịu. Vị sữa chua homemade ở vùng Ba Vì này đặc trưng và ngon đến nỗi, nhiều người sau khi đã nếm 1, 2 hộp nhất định phải mua vài hộp nhỏ để về làm quà cho người ở nhà.
Sữa chua dê là một đặc sản được nhiều người ưa thích khi đến Ba Vì.
2. Bánh sữa
Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ sữa, bánh sữa Ba Vì cũng là một trong những thứ quà mà ai đặt chân đến vùng đất này cũng muốn được nếm thử. Vị thơm ngon, béo mềm của sữa, bơ cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sữa nguyên chất mang đến cảm giác thanh thanh vô cùng vừa miệng.
Video đang HOT
Bánh sữa Ba Vì được chia thành nhiều loại với các loại hương vị đặc trưng của vùng núi Tản: bánh sữa trắng, bánh sữa nhạt, bánh sữa socola, bánh sữa nhạt socola. Vị ngọt, thơm của chiếc bánh sữa rất bắt miệng, đặc biệt khi thưởng thức cùng tách trà nóng.
3. Bánh tẻ Phú Nhi
Từ những nguyên liệu gần gũi với đời sống của người dân lao động như như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành, lá dong, lá chuối… Bánh tẻ Phú Nhi, Sơn Tây được đúc trong chiếc bánh trắng ngần, thơm ngậy, mềm mịn chạm tới vị giác cả những người khó tính cũng phải gật gù. Chính bởi vậy, khách phương xa đến Sơn Tây đều muốn tìm mua thứ quà này mang về cho bạn bè, người thân thưởng thức.
Khác với bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh) hay bánh tẻ Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng 2 loại lá: lá chuối ở ngoài và lá dong ở trong ôm trọn lấy phần bánh. Làm bánh tẻ không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, chăm chỉ bới để cho ra một chiếc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn: ngâm gạo, xay gạo, làm nhân, làm vỏ bánh, chế biến nhân bánh, gói bánh, hấp bánh… do vậy, làm bánh được coi là một cách rất tốt giúp rèn luyện sự kiên trì, dẻo dai.
Bánh tẻ Phú Nhi khi ăn thường được chấm với nước mắm rắc hạt tiêu, chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt tuỳ theo khẩu vị của mỗi người.
4. Chè lam
Chè lam cũng là một trong số những món ăn nổi tiếng ở mảnh đất xứ Đoài, với thành phần chủ yếu là đường mật, mạch nha, gừng tươi, bột gạo nếp rang, lạc rang… những nguyên liệu đơn giản, thân thuộc với cuộc sống làng quê nhưng khi kết hợp và hòa quyện với nhau lại tạo ra một thứ quà quê tinh tế và đầy ý nghĩa.
Để chè lam được ngon, người ta phải tỉ mẩn ngồi lựa chọn từng loại nguyên liệu, sau đó cân, đong, đo, đếm từng nguyên liệu sao cho thật vừa vặn, khi nấu phải đảo đều tay, đảo thật nhanh để các nguyên liệu được hòa quyện với nhau, chè lam vừa ăn không mềm quá mà cũng không cứng quá.
Khi chè đã nguội hẳn, dùng những con dao thật bén cắt thành những miếng chè có hình chữ nhật bằng khoảng 2 ngón tay rồi lăn, xoa đều chúng trong lớp bột áo. Lớp bột này tựa như một lớp phấn phủ màu trắng bên ngoài, giúp những miếng chè không dính lại với nhau.
Ở mạn Ba Vì – Sơn Tây, chè lam được bày bán nhiều, nhưng để ăn được món ăn chuẩn vị nhất, bạn có thể tìm mua tại khu làng cổ Đường Lâm hoặc quanh khu vực chùa Mía, đền Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Lăng vua Ngô Quyền.
5. Bánh quế
Cùng với các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, bánh quế cũng là một món ăn vặt gắn liền với những vùng sữa tại Ba Vì. Với thành phần chủ yếu là sữa, bột mỳ, quế, đường nguyên chất, vani, lòng đỏ trứng gà… những chiếc bánh khi ra lò có vị thơm của quế, sự xốp giòn và béo bùi của sữa, rất dễ ăn và mang đến cảm giác thú vị.
Bánh quế Ba Vì được đóng thành từng túi nhỏ nên nếu có ý định mua về làm quà thì bạn hoàn toàn yên tâm bởi chúng rất nhỏ, gọn, nhẹ và dễ vận chuyển.
Giòn thơm chè lam Phủ Quảng
Thanh chè lam Phủ Quảng có màu vàng ươm đẹp mắt, thưởng thức cùng với chén trà xanh là đúng vị nhất, vừa dân dã lại có chút thanh tao.
Thử miếng chè lam giòn giòn, thấy cái vị gạo nếp bùi bùi lẫn trong vị ngọt dịu của mật mía và hương gừng cay, nhấp ngụm trà nước đầu còn chan chát, tất cả hòa quyện với nhau một cách tự nhiên nhất, như thức quà quê bình dị đầy nghĩa tình quê Thanh.
Món dân dã có trong danh sách 50 quà tặng đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố này là lựa chọn không thể thiếu với những du khách ghé thăm di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ.
Chè lam Phủ Quảng của xứ Thanh có nét độc đáo với vị giòn tan nơi đầu lưỡi khi thưởng thức và vị ngọt thanh nhẹ dìu dịu. Phủ Quảng trước đây là phủ Quảng Hóa, gồm một số huyện trung du của tỉnh Thanh, có lỵ sở ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay.
Chè lam Phủ Quảng từ xưa đã nức tiếng gần xa, những làng nghề làm chè lam truyền thống vẫn luôn lưu giữ và phát triển. Du khách đến thăm di tích Thành nhà Hồ và các vùng phụ cận đều thưởng thức chè lam Phủ Quảng và lựa chọn mua về làm quà.
Chè lam Phủ Quảng- thức quà dân dã xứ Thanh.
Làm thức quà này cũng khá công phu và đòi hỏi khéo léo, có kinh nghiệm để có được tỷ lệ chuẩn giữa các nguyên liệu gạo nếp, đường, mạch nha, mật mía, gừng, lạc... Gạo nếp loại hạt mẩy đều, xay bằng cối đá, lắng bột rồi lọc bằng tấm vải thô. Một phần nhỏ gạo nếp đem rang chín, đảo đều tay cho đến khi ngả vàng và có mùi thơm, đem trải ra nia cho mau nguội. Lạc rang xong giã đôi, gừng tươi đồ lên rồi xắt lát nhỏ.
Thứ mật để thắng chè lam phải là mật mía Kim Tân của huyện Thạch Thành láng giềng, nơi được coi là đất mía của tỉnh Thanh, có vị ngọt đậm, sóng sánh đặc trưng. Mật được thắng trong chảo to, đun sôi kỹ rồi giảm lửa để sôi lăn tăn, đến khi mật cô lại vừa phải thì cho hỗn hợp bột nếp, gạo rang, lạc, gừng... vào, quấy nhanh và đều tay. Đây là bước luyện chè, đòi hỏi người nấu phải thật nhanh và khéo léo, sao cho mật, gừng và gạo nếp quyện vào nhau với tỉ lệ vừa phải. Sau đó đổ hỗn hợp ra mặt phẳng sạch đã rắc lớp mỏng bột khô, thêm một số công đoạn được thao tác rất nhanh tay, cán thành khúc chè rồi cắt thành từng miếng vừa ăn, gói vào lá chuối khô, ngày nay thường dùng túi nilon để gói.
Chè lam Phủ Quảng thường thức cùng trà xanh.
Thanh chè lam Phủ Quảng có màu vàng ươm đẹp mắt, thưởng thức cùng với chén trà xanh là đúng vị nhất, vừa dân dã lại có chút thanh tao.
Thử miếng chè lam giòn giòn, thấy cái vị gạo nếp bùi bùi lẫn trong vị ngọt dịu của mật mía và hương gừng cay, nhấp ngụm trà nước đầu còn chan chát, tất cả hòa quyện với nhau một cách tự nhiên nhất, như thức quà quê bình dị đầy nghĩa tình quê Thanh.
Top 7 đặc sản Ba Vì ngon khó cưỡng Đến Ba Vì - Hà Nội du khách đừng quên thưởng thức những đặc sản Ba Vì ngon khó cưỡng nhé, nó sẽ khiến du khách nhớ mãi hương vị của vùng đất này đấy. Top 7 đặc sản Ba Vì ngon khó cưỡng 1. Bánh tẻ Phú Nhi Với những nguyên liệu như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành, lá dong,...