5 cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ với “phe đối địch” làm thay đổi lịch sử
Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore không phải lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tham gia vào một cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo phe đối đầu.
Nhiều người tiền nhiệm của ông Donald Trump cũng đã tạonên nhiều chuyển biến mới, làm nên lịch sử thế giới nhờ những buổi đàm phán cấp cao như thế này.
Hội nghị Yalta thảo luận về tương lai của Châu Âu sau Thế chiến II ( từ 4-2 đến 11-2-1945)
Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ), Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), và Winston Churchill (Thủ tướng Anh). Hội nghị đưa ra các thỏa thuận, trong đó quy định sự đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã, việc chia tách Berlin thành bốn khu vực bị chiếm đóng, sự tham gia của Liên Xô vào Liên hợp quốc và việc lên kế hoạch truy tố tội phạm chiến tranh.
Trong khi được xây dựng để trở thành một cuộc họp cấp cao giữa các quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II và để chia chiến lợi phẩm sau chiến tranh, Hội nghị Yalta đã mâu thuẫn gay gắt sau khi Mỹ – Liên Xô bước vào thời kì Chiến tranh lạnh.
Các nguyên thủ gặp nhau trong Hội nghị Yalta
Hội nghị Vienna (Đức) năm 1961
Vào giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh lạnh, Tổng thống Mỹ Kennedy đã chủ động gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết bấy giờ, ông Nikita Khrushchev, để bàn bạc phương án giải quyết đối với các vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng giữa hai bên Đông và Tây Berlin, tình trạng bất ổn ở Lào và sự kiện vịnh Con Lợn do những người Cuba lưu vong dưới sự giúp đỡ của Mỹ muốn nổi dậy ở Cuba.
Nhiều tờ báo thời ấy đưa tin rằng, cuộc gặp gỡ cấp cao là một thắng lợi lớn của ông Kennedy. Nhưng ông Kennedy sau đó đã chia sẻ rằng ông nghĩ Khrushchev, một người Nga thẳng thắn, nổi danh với những bài diễn văn đầy màu sắc, người đã từng dám phản bác mạnh mẽ các quyết định của Liên hợp quốc, đã “hạ gục” ông hoàn toàn.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Kennedy gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết Nikita Khrushchev
Chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc, gặp gỡ chủ tịch Mao Trạch Đông của Tổng thống Nixon
Cuộc gặp từ 21-2 đến 28-2-1972đã trở thành mấu chốt lật ngược tình hình căng thẳng trước đây trong mối quan hệ Trung – Mỹ. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Cuộc gặp này đã chấm dứt gần hai thập kỷ quan hệ phi ngoại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhà ngoại giao Mỹ thời bấy giờ, Winston Lord, người tham dự cuộc gặp lịch sử miêu tả chuyến viếng thăm như một cuộc “động đất”, đặt nền móng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới. Cuộc gặp này đã kéo Mỹ và Trung tới gần nhau hơn cả về hợp tác chính trị, kinh tế.
Hiệp ước Trại Davids: Tổng thống Mỹ Jimmy Carter gặp gỡ lãnh đạo Israel và Ai Cập
Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ai Cập và Israel gặp nhau trong 12 ngày đàm phán bí mật tại cuộc họp cấp cao ở Maryland tháng 9-1978. Được coi là khởi nguồn cho sự phát triển chính trị Trung Đông, các hiệp định được ký kết đã mở ra một kỷ nguyên hòa bình giữa Ai Cập và Israel sau nhiều thập kỷ thù địch.
Ký kết vào ngày 17-9, các thỏa thuận lịch sử quy định việc sơ tán của người Israel khỏi phạm vi Sinai, đặt nền móng cho việc ký kết một thỏa thuận hòa bình cuối cùng, và vạch ra một khuôn khổ rộng mở hơn để đạt được hòa bình ở Trung Đông.
Để đạt được cam kết này không phải điều dễ dàng, tổng thống Carter cho biết.
Hội nghị thượng đỉnh Geneva tìm cách giải quyết Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang
Cuộc gặp gỡ cấp cao tại lâu đài Maison de Saussure từ 19-11 đến 20-11-1985, nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev cho biết ông xem đây là cuộc họp lịch sử “không mang nhiều kỳ vọng, nhưng chúng tôi vẫn mong buổi gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho những cuộc đối thoại nghiêm túc trong tương lai”. Về phía Tổng thống Mỹ Reagan, ông coi đây như một nhiệm vụ hòa bình.
Đây là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa những nhà lãnh đạo hai cường quốc trong suốt 3 năm tiếp theo của nhiệm kì. Reagan nói với Gorbachev rằng mặc dù cả hai là lãnh đạo của 2 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, nhưng họ có xuất thân giống nhau, cả hai đều được sinh ra ở các vùng nông thôn tại quốc gia của mình.
Theo Minh Hạnh
An ninh thủ đô
Dấu mốc và bước chuyển lịch sử
Cả thế giới hiện đều đang hướng về Singapore, nơi trong ngày mai (12.6) sẽ diễn ra theo dự kiến, cuộc cấp cao đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên.
Dấu mốc
Với lý do vì cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump rời hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G7 ở Canada khá sớm để tới Singapore. Chiều 10.6, ông Kim Jong-un cũng đã tới Singapore, cả 2 đều tới nơi diễn ra cuộc gặp sớm một cách không bình thường. Trong lịch sử cho tới nay của nước Mỹ, tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ chỉ tới nước thứ 3 để tiến hành gặp gỡ song phương với những quốc gia được Mỹ coi là "bằng vai phải lứa" như Liên Xô trước đây hoặc rất có thể như tới đây ông Donald Trump sẽ đến thủ đô Vienna của nước Áo để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chỉ như thế thôi đã đủ để thấy cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un ở Singapore là sự kiện vô cùng đặc biệt về mọi phương diện. Dù kết quả cụ thể cuối cùng có như thế nào thì nó vẫn là dấu mốc lịch sử đưa lại bước chuyển lịch sử cho mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Triều Tiên. Kết quả của sự kiện này đặc biệt ở chỗ, nếu nó tích cực thì thực trạng hiện tại sẽ chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng nếu cuộc gặp không thành công thì mọi chuyện giữa Mỹ và Triều Tiên, trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á sẽ không phải cứ tiếp tục như xưa từ trước đến nay, như thể không có cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều, mà sẽ trở nên còn tồi tệ và nguy hại hơn trước về mọi phương diện.
Cơ hội để có được cuộc cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên không dễ lặp lại. Cách thức cầm quyền của ông Donald Trump ở Mỹ và sự điều chỉnh chính sách mau lẹ từ phía Triều Tiên đối với Hàn Quốc và Mỹ đã cùng nhau mở ra cơ hội ấy.
Cho dù vẫn không thể loại trừ khả năng cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều Tiên ở Singapore vào ngày 12.6 bị bên này hay bên kia vì lý do nào đấy huỷ bỏ vào phút cuối, bởi chỉ khi cuộc gặp bắt đầu thì mới có thể chắc chắn được hoàn toàn là nó không bị huỷ hay hoãn, mọi biểu hiện từ 2 phía cho đến nay đều củng cố niềm lạc quan tin tưởng là sự kiện lịch sử này sẽ diễn ra như đã được 2 bên trù liệu. Và, vì nó sẽ diễn ra nên có thể lạc quan một cách chính đáng về kết quả tích cực của cuộc gặp.
Nếu không chắc chắn là gặp nhau để có được thoả thuận và sẽ có được thoả thuận thì ông Donald Trump và ông Kim Jong-un đã không lên đường tới Singapore, lại càng không có chuyện họ đến đó sớm một cách không bình thường.
Bước chuyển
Để cuộc gặp này thành công, ông Donald Trump và ông Kim Jong-un phải đạt được sự nhất trí quan điểm với nhau về khá nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất, quyết định nhất và trước hết là định hướng giải pháp cho vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Phía Mỹ thừa hiểu, phía Triều Tiên coi chương trình này là sự đảm bảo an ninh nên sẽ phải sẵn sàng có bước đi rất cơ bản trong chuyện đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, để đổi lấy việc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Đối với Triều Tiên, việc này trên nguyên tắc bao gồm 2 vấn đề là chấm dứt vĩnh viễn chương trình tên lửa, hạt nhân và xử lý kho vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên cho rằng đã có. Còn đối với phía Mỹ, những vấn đề đặt ra là chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bằng 1 hiệp ước hoà bình, vấn đề quân đội Mỹ hiện đang được triển khai ở Hàn Quốc cùng với những hệ thống vũ khí hiện đại, vấn đề mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản, vấn đề Mỹ cùng LHQ và nhiều đối tác nữa trừng phạt Triều Tiên.
Kết quả cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un - để cuộc gặp được coi là thành công - phải bao hàm cả những tuyên bố chính trị cần thiết lẫn thoả thuận cụ thể. Một cuộc gặp duy nhất không thể giúp Mỹ và Triều Tiên giải quyết được tất cả mọi vấn đề đang đặt ra, nhưng thừa đủ để tạo nên sự khởi đầu cho 1 tiến trình mà nếu cùng đồng hành thì Mỹ và Triều Tiên có thể cùng nhau vươn tới những mục tiêu chung đề ra. Giữa 2 nước này hiện chưa có sự tin cậy lẫn nhau bền vững mà mới chỉ có thiện chí chính trị. Bởi thế, tiến trình nói trên sẽ bao hàm nhiều bước dựa vào lẫn nhau để tiếp nhau. Hai bên sẽ dùng kết quả cụ thể của việc thực hiện thoả thuận đạt được ở Singapore để gây dựng và củng cố lòng tin lẫn nhau. Chỉ như thế thì những thất bại của các thoả thuận trong quá khứ giữa 2 bên mới không lặp lại.
Thế giới bên ngoài hy vọng và lạc quan, nhưng vẫn còn có lo ngại và ngờ vực nhất định, bởi thực tiễn từ trước đến nay đã cho thấy là, cả phía Mỹ lẫn phía Triều Tiên luôn sẵn sàng có thể thay đổi và đột biến bất lợi vẫn luôn có thể xảy ra.
NGẠC NGƯ
Theo Laodong
Chặng đường chông gai trước cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều (1) Ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên vào ngày 12/6 tới và sự kiện lịch sử này được kỳ vọng sẽ chấm dứt chặng đường đối đầu kéo dài suốt 70 năm giữa hai quốc gia này. Quân đội Mỹ tiến vào Seoul vào tháng 9/1945. Sau khi Nhật Bản...