5 công việc nguy hiểm nhất Thế chiến II
Nhiều người tìm cách sống sót trong Thế chiến II bằng cách tránh trở thành lính bộ binh, nhưng thực tế có nhiều vị trí còn nguy hiểm hơn.
Oanh tạc cơ Mỹ trong Thế chiến II thường được trang bị tháp pháo hình cầu dưới bụng, nhằm đối phó với tiêm kích tiếp cận từ phía dưới và phía sau. Xạ thủ tháp pháo hình cầu là một trong những công việc nguy hiểm nhất trong chiến tranh, do khoang chiến đấu nằm dưới máy bay mà không có giáp bảo vệ và thường là mục tiêu tập trung tiêu diệt của đối phương.
Các xạ thủ cũng không thể mang dù vì không gian chật hẹp. Nếu oanh tạc cơ bị trúng đạn, họ phải trèo vào trong khoang máy bay để đeo dù, quá trình khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn các thành viên khác trong tổ lái, nhất là trong những tình huống khẩn cấp.
Ngay cả khi không bị đối phương đe dọa, các xạ thủ trong tháp pháo hình cầu cũng gặp nhiều nguy hiểm do phải phơi mình trong mọi điều kiện thời tiết xung quanh và đường ống dưỡng khí cho họ có thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp, dẫn tới thiếu oxy và ngạt thở.
Xạ thủ tháp pháo hình cầu trước khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia.
Các thành viên tổ lái oanh tạc cơ bay trên lãnh thổ đối phương cũng đối mặt với những hiểm nguy không kém. Pháo phòng không Đức có thể nã vào đội hình oanh tạc cơ với độ chính xác cao, trong khi tiêm kích đánh chặn liên tục tập kích và bắn rơi nhiều máy bay.
Phi hành đoàn có ít lựa chọn khi gặp nguy hiểm. Khả năng sơ cứu hạn chế khiến những người bị thương nặng được đồng đội đeo dù và ném khỏi máy bay với hy vọng họ được lính Đức cấp cứu khi bắt làm tù binh.
Tàu vận tải cũng là một trong những lực lượng chịu nhiều tổn thất nhất trong Thế chiến II. Đội tàu nàycó nhiệm vụ vận chuyển mọi vật tư và trang thiết bị từ Mỹ đến Anh, Nga và khu vực Thái Bình Dương, khiến chúng trở thành mục tiêu đánh phá của tàu ngầm và tàu mặt nước đối phương, đồng thời khiến thủy thủ tàu hàng cũng là công việc có độ rủi ro cao.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ chỉ đưa tin hai tàu chở hàng bị đánh chìm mỗi tuần, nhưng con số trung bình thực tế là 33 chiếc một tuần. Cứ 26 thủy thủ tàu hàng lại có một người chết trong chiến tranh với lệ tổn thất là 3,85%, cao hơn cả mức 3,66% của thủy quân lục chiến Mỹ.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm cũng là một công việc nguy hiểm hàng đầu trong Thế chiến II. Nhiều quả ngư lôi gặp hiện tượng chạy vòng quanh và lao về phía chính tàu ngầm vừa khai hỏa, đe dọa mạng sống của toàn bộ những người trên tàu dù họ không gặp sự đáp trả từ đối phương.
Thủy thủ đoàn cũng phải đối phó nguy cơ khí thải từ động cơ diesel không được xả ra ngoài và tích tụ trong tàu, cũng như pin điện bốc cháy và tạo ra khói độc. Cả hai đều có thể khiến toàn bộ thủy thủ đoàn chết ngạt trước khi kịp phản ứng. Những lỗi kỹ thuật hoặc sai lầm của thủy thủ đoàn trong quá trình vận hành cũng có thể khiến tàu bất ngờ chìm.
Mọi binh sĩ đều biết cần tấn công thiết bị liên lạc như ăng-ten và dây điện thoại hữu tuyến trên chiến trường, điều này khiến lính thông tin liên lạc luôn nằm trong nhóm mục tiêu ưu tiên. Ăng-ten vô tuyến rất nổi bật trên chiến trường, khiến lính thông tin mang nó dễ trở thành mục tiêu của lính bắn tỉa.
Trong khi đó, dây liên lạc hữu tuyến có khả năng bảo mật cao, không thể bị bắt sóng nghe trộm. Tuy nhiên, các binh sĩ rải dây luôn phải di chuyển rất chậm và thường bị đối phương tập trung tiêu diệt.
'Phim trường' che mắt địch của Mỹ trong Thế chiến II
Nỗi ám ảnh Trân Châu Cảng khiến Mỹ cảnh giác cao độ trước mối đe dọa từ Nhật và quyết tâm thực hiện chiến dịch ngụy trang quy mô lớn.
Năm 1941, giữa lúc Thế chiến II đang sôi sục, nước Mỹ vẫn tương đối yên bình, cho đến khi phát xít Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng thuộc bang Hawaii. Cuộc tập kích ngày 7/12/1941 ở ngoài khơi bờ biển phía tây Mỹ khiến hơn 2.000 binh sĩ nước này thiệt mạng, buộc Washington tuyên chiến với Tokyo.
Tháng 2/1942, hải quân Mỹ phát hiện một tàu ngầm Nhật ẩn nấp ở vùng ngoại ô San Francisco, bang California. Vài đêm sau đó, một tàu ngầm Nhật khác lại nổi lên gần bờ biển thành phố Santa Barbara, nhắm vào một kho chứa dầu và bắn vài quả đạn pháo. Một số tàu buôn của Mỹ cũng bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển phía tây.
Những mối nguy hiểm rình rập từ quân Nhật thúc đẩy Mỹ bắt tay vào thực hiện một kế hoạch kỳ công. Trung tướng John De Witt, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng thủ Bờ Tây, nhận lệnh tiến hành "những biện pháp phòng thủ bị động" tại tất cả cơ sở quan trọng nằm dọc bờ biển Thái Bình Dương.
Người chịu trách nhiệm thi hành mệnh lệnh là đại tá John Ohmer, khi đó đồn trú tại căn cứ March Field, cách trung tâm thành phố Los Angeles hơn 95 km. Ohmer là một ảo thuật gia nghiệp dư yêu thích nhiếp ảnh, quan tâm đến cả nghệ thuật và khoa học ngụy trang. Năm 1938, ông thành lập Tiểu đoàn Công binh số 604, đóng vai trò là đơn vị ngụy trang thuộc Quân đoàn 4.
Bãi đỗ máy bay được giấu bên dưới một lưới ngụy trang của Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Exclusivepix Media.
Cuối năm 1940, Ohmer từng chứng kiến thành công của Không quân Hoàng gia Anh nhờ kỹ thuật ngụy trang, khiến Đức lãng phí hàng nghìn quả bom vào những cánh đồng hoang thay vì mục tiêu chính. Ông đã thúc giục không quân Mỹ làm theo, nhưng ý tưởng này khi đó bị chế giễu, bởi hầu hết từng nghĩ rằng chiến tranh không thể chạm tới Mỹ từ trên không, ngân sách của họ cũng eo hẹp.
Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng khiến giới chức quân đội Mỹ nhanh chóng "tỉnh ngộ", thúc đẩy tướng De Witt ra lệnh cho Ohmer phát triển kế hoạch ngụy trang cho Bờ Tây. Nhờ nguồn ngân sách dồi dào, Ohmer đã hiện thực hóa kế hoạch tỉ mỉ "xóa mọi dấu vết" của ngành công nghiệp chế tạo máy bay tại California, nơi chiếm 44% năng suất sản xuất khung máy bay của Mỹ vào năm 1940. Các nhà hoạch định quân sự và công nghiệp Mỹ tại thời điểm đó hiểu rằng phát triển không lực là ưu tiên cao nhất.
Ohmer bắt đầu dự án với căn cứ March Field, nơi ông đang đóng quân, sử dụng địa điểm này để thử nghiệm những kỹ thuật cụ thể. Quan hệ gần gũi với Hollywood giúp Ohmer có được lực lượng nhân sự đầy tài năng, bao gồm những người dựng bối cảnh phim, họa sĩ phong cảnh, thợ mộc, chuyên gia ánh sáng. Tất cả hãng phim lớn cũng sẵn lòng cung cấp dịch vụ vì cuộc chiến.
"Đầu năm 1942, March Field trở nên sống động nhờ tài năng sáng tạo. Một số nhà quan sát quân đội nhận xét rằng nơi đây trông như một phim trường Hollywood", tiến sĩ Dennis Casey thuộc Cơ quan Tình báo, Giám sát và Trinh sát Không quân Mỹ, cho hay.
Theo Casey, Ohmer cùng nhóm của ông đã ngụy trang 34 căn cứ không quân ở bang California, Washington, Oregon, cùng sân bay Mills Field, sau này trở thành sân bay quốc tế San Francisco. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất có lẽ là quá trình biến các nhà máy sản xuất máy bay phía nam California, bao gồm Lockheed ở thành phố Burbank, North American Aviation ở Inglewood, Northrop ở Hawthorne và Consolidated Vultee ở Downey, thành những khu ngoại ô bình thường.
Cây và nhà giả được bố trí bên trên lưới ngụy trang nhà máy ở phía tây nước Mỹ trong Thế chiến II. Ảnh: Exclusivepix Media.
"Sân bay và bãi đỗ được sơn màu xanh lá cây, bố trí thêm cây cối để khiến chúng trông như những cánh đồng cỏ đinh lăng. Nhà máy chính được che phủ bằng các tấm lưới và bạt vẽ phong cảnh sao cho hòa quyện với đồng cỏ xung quanh. Cây giả được dựng lên với lá làm từ lông gà, một số sơn màu xanh để thể hiện là cây mới phát triển, trong khi nhiều cây sơn nâu cho giống những cụm héo úa", theo tài liệu của hãng Lockheed.
Hàng chục ngôi nhà giả, cùng các trường học và tòa nhà công cộng, được làm bằng vải. Ống khói và lỗ thông hơi trên mái các nhà máy được để lộ bên trên tấm lưới, sau đó sơn màu trông giống trụ nước cứu hỏa.
Tại Burbank, những ô tô bằng cao su kích thước như thật được bố trí trên "đường phố giả" bao phủ nhà máy của Lockheed. Các công nhân thường xuyên di chuyển vị trí của chúng. Trong một số trường hợp, họ còn phơi và rút quần áo trên những dây phơi mắc phía sau những ngôi nhà giả.
Những bụi cây và nhà cửa được dựng lên không quá cao, trong khi hầu hết tòa nhà cao không quá 2 m, bởi việc ngụy trang chỉ được thiết kế để phi công Nhật nhìn từ trên cao. Trên thực tế, phi công điều khiển máy bay ném bom chỉ có chưa đầy hai phút để quan sát mục tiêu và thường sẽ nhìn thẳng xuống. Trong một bài giảng trước các binh sĩ vào tháng 9/1943, Ohmer mô tả kỹ thuật của ông là "đánh lừa thị giác".
Người dân sinh sống bên dưới những lưới ngụy trang. Ảnh: Exclusivepix Media.
Sau khi hoàn thành những "phim trường" trong chiến dịch ngụy trang, Ohmer quyết định thử nghiệm thành quả bằng cách đưa một viên tướng lên chuyến bay do thám ở độ cao hơn 1.500 m. "Ohmer đề nghị viên tướng xác định vị trí nhà máy, nhưng người này cho biết chỉ có thể nhìn thấy khung cảnh đồng quê", theo hãng Lockheed.
Những địa phương khác ở Mỹ ngay lập tức bị thu hút và tới tấp yêu cầu được ngụy trang tương tự, như Seattle. Thành phố này đề nghị ngụy trang cho khu phức hợp rộng hơn 105.000 m2 của nhà máy Boeing. Toàn bộ khu vực, bao gồm trường học, công viên, nhà dân và các tòa nhà, cuối cùng đã được che phủ.
Tuy nhiên, mối đe dọa từ Nhật Bản trong cuộc chiến giảm dần, đặc biệt sau khi hải quân Mỹ giáng đòn chí mạng vào lực lượng tàu sân bay của Nhật tại khu vực đảo Midway, nên các lớp lưới ngụy trang không có cơ hội được kiểm nghiệm thực tế. Tới cuối năm 1946, những dấu vết cuối cùng của chiến dịch ngụy trang Bờ Tây đã được xóa bỏ.
Lính dù Mỹ từng chiến đấu cho Liên Xô Ngày 6/6/1944, Joseph Beyrle cùng 24.000 binh sĩ khác nhảy dù xuống Normandy, nhưng anh vô tình rơi trúng nóc nhà thờ tại ngôi làng do Đức kiểm soát. Beyrle, lính dù sinh năm 1923 tới từ Muskegon, bang Michigan, Mỹ, từng từ chối học bổng của Đại học Notre Dame để nhập ngũ. Anh phục vụ trong Trung đoàn Bộ binh dù...