5 công thức chế biến mì Ý healthy và ít calo, nàng ăn thoải mái không sợ ‘ú nu’
Bạn muốn ăn mì Ý mà không béo? Hãy học ngay các công thức làm mì Ý dưới đây.
1. Spaghetti cà chua và tôm
Nguyên liệu:
Spaghetti, muối biển, muối tiêu, tôm, cà chua, phô mai, húng quế và tiêu đen
Cách làm:
Bước 1: Đun sôi một nồi nước, cho ít muối biển vào nước luộc spaghetti. Sau đó cho spaghetti vào nấu trong 9-12 phút (khuyến khích làm theo hướng dẫn trên bao bì).
Bước 2: Vớt spaghetti đã luộc chín ra, để ráo nước.
Bước 3: Làm nóng chảo, cho tôm vào chiên đến khi cháy cạnh, nêm chút muối tiêu rồi vớt ra.
Bước 4: Đổ spaghetti và nước sốt thịt cà chua vào nồi và trộn đều.
Bước 5: Bày ra đĩa, thêm phô mai, húng quế cắt nhỏ và tiêu đen là xong.
Nguyên liệu:
Mì ống, muối, tỏi, thịt xông khói, dầu ô liu, bột năng, sữa đậu nành hoặc sữa ít béo, gia vị
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: Đun nước nóng, thêm muối và khuấy đều, sau đó cho mì ống vào nấu trong 10 phút, vớt ra.
Bước 2: Thái nhỏ tỏi và cắt thịt xông khói thành dải nhỏ.
Bước 3: Cho dầu ô liu vào chảo đun nóng, cho tỏi cắt lát vào phi vàng rồi cho thịt xông khói vào chiên đến khi ngả màu nâu.
Bước 4: Cho 1 thìa bột năng vào nồi, khuấy đều, thêm sữa đậu nành hoặc sữa ít béo, nấu đến khi nổi bọt thì cho mì ống đã nấu chín vào.
Bước 5: Đợi nước sốt phủ đều mì ống, xào một lúc rồi bắc ra khỏi chảo.
Bước 6: Rắc gia vị yêu thích (tiêu đen hay bột gia vị Ý).
Nguyên liệu:
Spaghetti, quả bơ, nước cốt chanh, muối, lá húng quế, tỏi, muối biển, tiêu đen, dầu ô liu, ớt chuông, hạt ngô
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch bơ, gọt vỏ, bỏ lõi, cắt làm 3 phần để dùng dần, phần còn lại cắt thành từng miếng.
Bước 2: Đun sôi nước nóng. Sau khi nước sôi cho chút muối, thả spaghetti vào. Luộc xong vớt spaghetti ra để ráo nước.
Bước 3: Cắt bơ thành từng miếng, cho vào nồi nấu cùng với lá húng quế, tỏi và nước cốt chanh. Thêm muối biển và tiêu đen vào khuấy đều, cho dầu ô liu vào.
Bước 4: Lấy một đĩa lớn, cho spaghetti đã nấu chín và nước sốt bơ lên trên, rắc ớt chuông và hạt ngô rồi xếp những lát bơ để trang trí.
4. Spaghetti bò bít tết, sốt nấm
Nguyên liệu:
Spaghetti, nấm đông cô, nước, sữa, dầu ô liu, tương cà, tiêu đen, muối, ngò, bít tết.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm nấm đông cô khô cho mềm. Cho nước và sữa ngâm nấm đông cô vào, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Bước 2: Cho một ít dầu ô liu vào chảo nóng, cho nấm vào xào mềm, thêm một chút tương cà. Sau đó đổ phần nấm đã xay nhuyễn vào, thêm tiêu đen và muối. Nấu trong 10 phút, rắc một ít ngò, cho spaghetti đã nấu chín khuấy đều.
Bước 3: Cho bít tết vào chảo nóng với dầu lạnh, chiên đến độ chín bạn yêu thích, cắt miếng vừa ăn và đặt lên spaghetti.
5. Spaghetti sốt cà chua trứng
Nguyên liệu:
Spaghetti, muối, dầu ăn, hành tây, cà chua, 1 quả trứng, muối, tiêu đen, xì dầu
Cách làm:
Bước 1: Nấu spaghetti trong nước sôi và muối trong 10 phút.
Bước 2: Cho một ít dầu ăn vào chảo nóng và phi hành tây cho thơm.
Bước 3: Cho cà chua thái hạt lựu vào xào, đập 1 quả trứng vào giữa và nấu chín. Cuối cùng nêm muối, tiêu đen và chút xì dầu cho vừa ăn.
Bước 4: Xếp spaghetti ra đĩa và đổ sốt cà chua cùng quả trứng luộc.
5 món ăn đưa ẩm thực Ý chinh phục cả thế giới
Ẩm thực Ý dần vượt ra khỏi biên giới, đặc biệt trong giai đoạn phát hiện ra Tân Thế Giới với sự di cư của nhiều người Italia sang đất Mỹ.
Tuy vậy, chính sự đa dạng trong các vùng miền và phong phú của sự khác biệt trong hương vị đã khiến văn hóa ẩm thực Ý lan xa và làm xiêu lòng người yêu ẩm thực khắp thế giới.
Spaghetti
Spaghetti có từ thế kỷ IX nhưng có hương vị như ngày nay nhờ sự du nhập của cà chua đến Châu Âu. Spaghetti thường được ăn với sốt cà chua, các loại xốt này có thể có nhiều loại rau gia vị như oregano, húng, dầu ô liu, thịt và nhiều loại phô mai xay như Pecorino Romano, Parmesan, Asiago. Spaghetti là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người Ý.
Pizza
Món ăn được chính nữ hoàng "ban phước", chẳng trách Pizza trở thành món ăn toàn cầu với hàng nghìn biến thể phong phú không kể hết. Từ một loại bánh mì được bán dạo trên đường phố Ý, pizza được nữ hoàng Margherita chuyển thành món ăn dành cho hoàng gia, bằng cách cho thêm vào bánh cà chua, pho mát Mozzarella, lá húng quế, ô liu, tạo ra ba màu chủ đạo là trắng, xanh và đỏ.
Cơm viên chiên Arancini
Những viên cơm Arancini có lớp vỏ bọc bên ngoài nấu bằng lớp gạo Ý trộn với bột nghệ, nước nấu cơm phải là nước hầm rau củ. Lớp nhân bên trong thường là thịt hầm ragu, phô mai Mozzarella, thịt hung khói và đậu hạt. Thực khách sẽ được trải nghiệm sự hòa quyện từ lớp vỏ giòn tan bên ngoài, đến lớp cơm dẻo thơm vàng ruộm hấp dẫn bên trong, cuối cùng là đến phần nhân béo ngậy mùi phô mai.
Panzerotti
Món ăn giống như món "bánh gối" của Việt Nam, vỏ bột mì hình bán nguyệt với phần nhân truyền thống gồm cà chua và pho mát mozzarella nóng chảy. Panzerotti có rất nhiều biến thể nhân từ rau, nấm và các loại thịt. Ăn sau khi chiên còn nóng để cảm nhận lớp vỏ giòn và phô mai tan chảy trong miệng.
Gelato
Gelato theo tiếng Ý có nghĩa là kem. Gelato dường như có yếu tố "gây nghiện dây chuyền" bởi nếu nhìn thấy người lạ trên phố đang thưởng thức kem với mùi thơm trái cây tươi tỏa ra, khó ai có thể cưỡng lại việc tìm một cửa hàng gần nhất để gọi cho mình một cây kem. Kem Ý có đặc điểm đậm mùi vị trái cây và các loại hạt và có vị ngọt dễ chịu nhờ nguyên liệu là đường mía, đường nho.
Cách nấu mì ý sốt thịt viên bằng nồi áp suất siêu ngon Những sợi mỳ dai dai hòa quyện với nước sốt cà chua đậm đà, lẫn với thịt băm thơm ngon là những gì bạn cảm nhận được khi thưởng thức món mì Ý spaghetti. Nếu bạn là một tín đồ của những món mì thì không nên bỏ qua cách nấu mì Ý sốt thịt viên spaghetti siêu hấp dẫn. Bạn có thể...