5 công dụng thiết thực của Bluetooth
Bluetooth hiện nay đã trở thành chuẩn kết nối được tích hợp trên hầu hết các thiết bị di động và cả laptop.
Hiện nay, các thiết bị có tính di động như laptop, smartphone hay tablet đa phần đều được trang bị chuẩn kết nối Bluetooth, thường là 3.0 hoặc 4.0. Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Bluetooth có thể hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục.Bluetooth có 3 class với tầm kết nối lần lượt là 5m, 10m và 100m. Các thiết bị cầm tay chủ yếu sử dụng Bluetooth Class 2 với tầm kết nối 10m vì lý do sóng điện từ phát ra từ các bộ thu phát Bluetooth Class 1 có thể gây hại đến sức khỏe con người.
Yêu cầu khi sử dụng Bluetooth là chúng ta cần phải có 2 thiết bị được ghép đôi với nhau. Ví dụ, bạn có thể kết nối chuột Bluetooth với máy tính xách tay, tai nghe Bluetooth với điện thoại, hoặc smartphone với laptop. Tất cả đều được thực hiện nhanh chóng chỉ sau một vài giây dò tìm thiết bị. Vậy công nghệ Bluetooth đang đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp 5 công dụng chính mà Bluetooth mang lại.
1. Truyền tải dữ liệu không dây giữa thiết bị di động và máy tính
Bạn có thể ghép nối dễ dàng smartphone/tablet với một chiếc laptop thông qua Bluetooth nhằm mục đích gửi các tập tin qua lại. Mặc dù có thể nó không thực sự thích hợp để gửi những file nhạc dung lượng lên đến hàng trăm MB hoặc hơn nữa, nhưng Bluetooth vẫn là phương pháp thuận tiện hơn cả nếu bạn muốn gửi một vài tấm ảnh chụp cho bạn bè.
Để kết nối không dây Bluetooth, 2 thiết bị đều phải được kích hoạt tùy chọn Bluetooth và đặt không quá xa nhau. Sau khi đã ghép nối thành công, bạn có thể bắt đầu chọn những dữ liệu mình muốn gửi cho đối phương (ảnh, bài hát, video ngắn…), sau đó chờ đối phương chấp nhận là xong, thực sự công việc này rất đơn giản. Hiện nay, không chỉ Windows mà các hệ điều hành khác như Mac OS X và Linux cũng hỗ trợ Bluetooth.
2. Truyền tải tập tin giữa các máy tính
Hai máy tính được kích hoạt kết nối Bluetooth cũng có thể truyền tải dữ liệu cho nhau giống như giữa máy tính và điện thoại. Với những tập tin có kích thước vừa phải, bạn sẽ không cần phải sử dụng đến các đoạn cáp kết nối nữa. Thậm chí dù 2 mẫu máy tính của người dùng có khác hệ điều hành hoặc đang sử dụng mạng kết nối riêng biệt thì cũng không ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu qua Bluetooth.
3. Chia sẻ kết nối mạng qua Bluetooth
Một tính năng thú vị của Bluetooth là cho phép người dùng chia sẻ kết nối mạng internet của thiết bị này với một thiết bị khác. Thông thường, “Tethering” qua Bluetooth được sử dụng để vào mạng trên laptop thông qua kết nối internet của smartphone. Trường hợp này điện thoại có vai trò khá giống với modem. Cách thức chia sẻ kết nối mạng bằng Bluetooth sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với Wi-Fi, vì vậy nó có thể là lựa chọn lý tưởng trong một số tình huống cụ thể.
4. Kết nối các thiết bị ngoại vi
Video đang HOT
Ngày nay, Bluetooth thường được sử dụng rất nhiều để kết nối các thiết bị ngoại vi cho smartphone, tablet hoặc laptop. Dưới đây là một số thiết bị ngoại vi mà bạn có thể kết nối không dây qua Bluetooth.
- Tai nghe: Tai nghe Bluetooth là sản phẩm đặc thù được sử dụng cực kỳ phổ biến đặc biệt khi đi kèm với smartphone. Ghép nối tai nghe với điện thoại giúp bạn có thể sử dụng để đàm thoại trong khi lái xe và không thấy vướng víu như các mẫu tai nghe có dây trước đây. Các nút bấm tích hợp sẵn trên tai nghe cũng có chức năng trả lời/gác máy, do đó bạn gần như không cần thao tác trên điện thoại nữa.
- Smartwatch: Đồng hồ thông minh hiện nay đa phần cũng đều sử dụng Bluetooth hoặc NFC để kết nối với smartphone. Từ đó, smartwatch có thể nhận được những thông báo về tin nhắn, cuộc gọi đến, mạng xã hội từ điện thoại một cách nhanh chóng
- Chuột: Chuột Bluetooth có thể hoạt động với các model laptop, tablet và thậm chí cả smartphone. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chuột Bluetooth thường dùng pin và một số loại có độ trễ khá cao so với chuột có dây.
- Bàn phím: bàn phím cũng có thể kết nối qua Bluetooth, trong đó đặc biệt hữu ích khi sử dụng cùng máy tính bảng. Khi dùng kết nối USB thông thường, thiết bị thường bị giới hạn số cổng nhất định, nhưng với Bluetooth bạn có thể kết nối đồng thời chuột và bàn phím không dây cực kỳ thuận tiện mà không lo thiếu cổng cắm.
- Gamepad: Tay cầm chơi game là một loại thiết bị đầu vào sử dụng kết nối Bluetooth. Wiimote của Nintendo hay tay cầm của PlayStation 3 cũng đều giao tiếp với máy console thông qua Bluetooth.
- Máy in: Máy in hỗ trợ Bluetooth cho phép bạn in tài liệu mà không cần tới kết nối mạng Wi-Fihoặc kết nối qua dây.
5. Trang bị kết nối Bluetooth cho máy tính để bàn
Nếu bạn sở hữu một chiếc máy tính nhưng không được tích hợp phần cứng hỗ trợ Bluetooth, bạn có thể sử dụng một số thiết bị Bluetooth gắn ngoài với giá thành khá rẻ. Hầu hết các model laptop mới đều tích hợp sẵn Bluetooth, nhưng máy tính để bàn thường thì không. Giải pháp trong tình huống này là bạn có thể mua thiết bị thu/phát Bluetooth dongle có giá bán chỉ vào khoảng 1,50 USD trên Amazon. Cắm dongle vào cổng USB của máy tính bàn, nó sẽ hoạt động như một bộ thu/phát tín hiệu Bluetooth và cho phép máy tính của bạn có thể giao tiếp với các thiết bị khác thông qua công nghệ kết nối không dây này.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý Bluetooth tiêu tốn khá nhiều năng lượng của thiết bị. Do đó, kích hoạt Bluetooth cả ngày mà không sử dụng tới chắc chắn là một ý tưởng tồi, đặc biệt đối với các smartphone.
Theo GenK
6 công cụ giúp phục hồi dữ liệu trên máy ảnh số
Bạn lỡ tay xóa nhầm một bức ảnh đẹp trên camera, đó là lúc bạn sẽ cần tới những công cụ này. Ngày nay, máy ảnh kỹ thuật số đang được sử dụng cực kỳ phổ biến bởi sự đơn giản, thân thiện và dễ dùng hơn hẳn so với các dòng máy phim trước đây. Đối với người dùng nghiệp dư hoặc bán chuyên thì chỉ cần một chiếc DSLR đã là quá đủ với nhu cầu. Bên cạnh đó, một số mẫu smart camera hiện nay còn được tích hợp khá nhiều tính năng như sắp xếp và chia sẻ ảnh qua mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn lỡ tay ấn nút xóa một bức ảnh đẹp trên máy kỹ thuật số hoặc thẻ nhớ gặp trục trặc thì sao? Câu trả lời là hãy yên tâm vì chúng ta sẽ vẫn còn cách cứu vãn. Bởi về cơ bản, sau khi chụp ảnh, camera thường sẽ lưu ảnh vào thẻ nhớ (chẳng hạn như thẻ MMC, CF, SD hay Memory Stick...). Khi bạn xóa ảnh, bạn sẽ thấy dung lượng lưu trữ khả dụng trong thẻ đã tăng lên. Nhưng thực chất ảnh bị xóa vẫn còn được lưu lại và chỉ mất hoàn toàn khi bạn chụp ảnh mới và chúng ghi đè lên ảnh cũ. Do đó, nếu phát hiện mình xóa nhầm một bức hình quan trọng, bạn hãy ngừng ngay việc chụp thêm ảnh, đồng thời kết nối thẻ nhớ với máy tính để thực hiện thao tác phục hồi.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số phần mềm có thể phục hồi lại ảnh hay video mà bạn đã trót xóa từ máy ảnh kỹ thuật số.
1. Asoftech Photo Recovery
Asoftech Photo Recovery là một chương trình dễ sử dụng với giao diện người dùng đơn giản. Bạn chỉ cần khởi động chương trình, chọn một ổ đĩa thích hợp, chỉ định đường dẫn lưu, bấm vào nút "Start", và xem trước các tập tin phục hồi. Với một cú nhấp chuột, bạn có thể phục hồi tất cả các tập tin. Thậm chí cả những file ảnh bị hỏng, các file ảnh đã bị định dạng lại mà thẻ nhớ không nhận cũng sẽ được chương trình "giải quyết" một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Asoftech Photo Recovery hỗ trợ tất cả các loại thẻ nhớ như Memory Stick, SDHC, CF, MMC và các loại tập tin khác nhau. Tuy nhiên, chương trình này có giá thành tương đối cao là 29,95 USD. Bạn có thể sử dụng bản demo không tính phí với tính năng phục hồi video và ảnh từ mọi loại thẻ nhớ nhưng lại không thể lưu được vì bản demo chỉ tương thích với định dạng BMP, PNG, JPEG và GIF.
2. PhotoRec
PhotoRec nằm trong bộ TestDisk dùng khôi phục hơn 390 loại file bị xóa, đặc biệt là các file video, ảnh trên thẻ nhớ, ổ usb hay cả ổ cứng. Tuy nhiên, giao diện của PhotoRec có dạng cửa sổ DOS và bạn sẽ phải thao tác với dòng lệnh, do đó nó thực sự khá phức tạp. Bên cạnh đó, để cài đặt được PhotoRec bạn sẽ phải cài cả bộ TestDisk. Tốc độ phục hồi ảnh của PhotoRec tương đối chậm và khó có thể so sánh với Asoftech Photo Recovery. Bù lại phần mềm này có thể hoạt động trên khá nhiều nền tảng như Windows, Mac và Linux.
3. Recuva
Recuva được phát hành bởi Piriform (cha đẻ của công cụ CCleaner nổi tiếng). Recuva có khả năng khôi phục dữ liệu rất hiệu quả và giao diện đơn giản. Bạn có thể khôi phục dữ liệu trên ổ cứng hay thẻ nhớ một cách dễ dàng chỉ với vài cú nhấn chuột. Thậm chí bạn có thể dùng chương trình với bộ quét rất mạnh này để khôi phục cả dữ liệu trên những thẻ nhớ bị hỏng.
Recuva không chỉ tương thích với định dạng JPEG, PNG, GIF mà còn có thể làm việc với định dạng Nikon và Canon RAW. Một ưu điểm lớn của Recuva là nó hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ cả phiên bản di động.
4. CardRecovery
CardRecovery (CR) là phần mềm khôi phục ảnh hàng đầu cho thẻ nhớ sử dụng bởi máy ảnh số. Nó có thể khôi phục hiệu quả các ảnh bị mất, bị xóa, bị hỏng hay bị format và các file video từ nhiều thẻ nhớ. CR hỗ trợ hầu hết tất cả mọi loại thẻ nhớ bao gồm SmartMedia, Compact Flash CF, Secure Digital Card SD, Memory Stick, MicroDrive, xD Picture Card, Multimedia Card MMC...
Được lập trình bởi công nghệ SmartScan nên sử dụng CR rất an toàn và không có rủi ro. Phần mềm sẽ thực hiện thao tác "Read Only" trên thẻ nhớ của bạn. Nó không di chuyển, xóa, và chỉnh sửa dữ liệu trên thẻ để tránh sự hư hỏng sau này hay ghi đè (điều mà một số phần mềm khôi phục khác không thể làm được). CR khôi phục ảnh, video từ thẻ nhớ và lưu chúng vào vị trí đích mà bạn chọn.
Theo các nhà phát triển, nếu bạn đang sử dụng thẻ SDHC 8 GB, quá trình phục hồi sẽ mất khoảng 14 phút. Khi chương trình chạy xong, bạn sẽ thấy các tập tin phục hồi liệt kê theo dạng thumbnail nhưng trên mỗi trang chỉ cho phép hiển thị 6 bức ảnh và bạn sẽ gặp chút khó khăn nếu phải chọn lựa giữa hàng trăm tấm hình khác nhau.
CardRecovery được phát triển cho cả hệ điều hành Windows và Mac OS X. Bạn có thể dùng thử phiên bản miễn phí hoặc mua chính thức với giá 39 USD.
5. SoftAmbulance Photo Undelete
SoftAmbulance Photo Undelete là công cụ được nhiều nhiếp ảnh gia tin dùng, nó cũng sẽ giúp bạn khôi phục hình ảnh và video bị hỏng trên ổ cứng, thẻ nhớ, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa Blu-ray và bộ nhớ của hầu hết máy ảnh kỹ thuật số.
SoftAmbulance Photo Undelete có thể khôi phục cả những tập tin phức tạp và dùng các thuật toán tự động sửa hình ảnh để đạt được kết quả như ý muốn. Bên cạnh đó, công cụ này hỗ trợ tất cả những định dạng hình ảnh phổ biến, kể cả tập tin RAW được tạo bởi hầu hết các máy ảnh DSLR.
Giao diện của SoftAmbulance Photo Undelete rất đơn giản vè nhẹ. Phần mềm này còn có tính năng quét sâu để phục hồi dữ liệu trên những chiếc thẻ nhớ hỏng. SoftAmbulance Photo Undelete cung cấp cả phiên bản miễn phí và bản trả phí với giá bán 44,9 USD.
6. EaseUS Card Recovery Wizard
Easeus Data Recovery Wizard là một phần mềm khôi phục tập tin toàn diện có thể phục hồi các file bị xóa hoặc thư mục ngay cả khi chúng đã được làm rỗng từ thùng rác, phục hồi dữ liệu do format, phân vùng bị mất, bị treo hệ thống, virus tấn công... Easeus Data Recovery Wizard hỗ trợ phục hồi dữ liệu từ ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, ổ đĩa flash USB, hoặc thẻ SD trong Windows 2000, XP, 2003, Vista, 2008, Windows 7.
Chương trình này có hai chế độ: Deep Scan và Deleted File Recovery. Bạn có thể sử dụng chế độ Deleted File Recovery để phục hồi ảnh, phim và các tập tin âm thanh, còn chế độ đầu tiên có tính năng quét sâu để phục hồi hình ảnh từ một thiết bị hỏng. EaseUS Card Recovery Wizard có độ tin cậy cao và rất dễ sử dụng. Sản phẩm có giá bán là 39,95 USD.
Theo GenK
Máy in 3D tạo ra pin siêu nhỏ nhưng có mật độ năng lượng dày đặc Pin tạo ra từ máy in 3D có kích thước 0,1 mm nhưng ẩn chứa nguồn năng lượng tương đương pin trên smartphone. Mới đây, các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Harvard và Đại học Illinois cho biết họ đã tìm thấy một giải pháp năng lượng "mạnh mẽ" nhờ pin sản xuất bằng máy in 3D: "Nó có kích thước...