5 công an dùng nhục hình: Chỉ mong tòa xử đúng người đúng tội!
“Các bị cáo khai chỉ đánh 2-3 cái vào đùi thì vết thương ở bụng, mông, đầu em tôi là ai đánh? Chúng tôi không đồng tình việc không khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Lê Hải Phú; các mức án treo cũng quá nhẹ. Tôi chỉ mong tòa xử đúng người đúng tội”.
Cha nạn nhân Kiều hàng ngày cầm di ảnh con trai đến tòa
Luật sư Nguyễn Văn Thắng, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, tại ngày xét xử thứ 4, phiên tòa xử 5 công an dùng nhục hình dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều, diễn ra sáng nay 29/3, cho rằng, việc thay đổi cáo trạng của VKSND TP Tuy Hòa trong vụ án công an dùng nhục hình là bất thường. Bởi theo quy định, Viện trưởng VKSND không được phép hủy cáo trạng do Phó Viện trưởng đã ký nếu cáo trạng đó đúng pháp luật và có căn cứ. Ở đây, cáo trạng không sai thì Viện trưởng không thể hủy để thay cáo trạng khác.
“Trong hoạt động điều tra phải có biên bản điều tra thể hiện lời tường trình của bị can, các biên bản hỏi cung. Nếu không đáp ứng được theo quy định pháp luật về hoạt động điều tra thì đó là hoạt động vô tổ chức”, LS Thắng nói.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 29/3
Nêu quan điểm về vấn đề trên, LS Lê Ngọc Hoàng, người bảo vệ quyền lợi thứ 2 cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, chia sẻ: “Để tránh hiện tượng bức cung, ở các nước tiên tiến bao giờ người ta cũng có quyền luật sư được tham gia ngay từ đầu. Ở Việt Nam cũng có cái quyền đó nhưng trong thực tế thì vô cùng khó khăn, nhất là trong quá trình điều tra”.
Trong khi đó, đại diện gia đình người bị hại vẫn bức xúc với lời khai của các bị cáo tại tòa cũng như cách xét xử của VKS.
Chị Trần Thị Tuyết (chị ruột nạn nhân Ngô Thanh Kiều) cho biết: “Phiên tòa hôm nay tôi không đồng ý các lời khai của các bị cáo, nhất là các bị cáo Quyền, Mẫn quanh co chối tội. 2 người đó tham gia điều tra em tôi nhiều nhất. Họ khai chỉ đánh 2 – 3 cái vào đùi thì vết thương ở bụng, mông, đầu là ai đánh? Thứ 2, không khởi tố ông Lê Đức Hoàn và Lê Hải Phú là gia đình tôi không đồng tình. Riêng mức án mà VKS đề nghị xử 24 tháng tù treo đối với bị cáo Mẫn, Quyền là quá nhẹ. Tôi chỉ mong tòa xử đúng người đúng tội”.
Luật sư Đôn (áo trắng) chia sẻ mất mát với gia đình người bị hai
Ngày thứ 4 phiên tòa diễn ra mà người dân vẫn đến rất đông để nghe tòa tuyên án
Trong khi đó, đại diện phía gia đình bị hại, LS Võ An Đôn, tiếp tục đề nghị với VKS khởi tố ngay ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa. Luật pháp Việt Nam không có quy định nào mang nội dung người có chức vụ, có thành tích công tác thì được miễn trách nhiệm hình sự, như cơ quan điều tra đang dành cho ông Hoàn.
Tuy nhiên, đại diện VKS, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh bác lại yêu cầu của LS Đôn. Bà Minh cho rằng, ông Lê Đức Hoàn có sai phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ông Hoàn không đồng phạm việc dùng nhục hình; cũng đã bị kỷ luật cảnh cáo.
Video đang HOT
Kết thúc buổi xét xử sáng nay, phiên tòa vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng. Theo kế hoạch, phiên tòa sẽ tiếp tục vào sáng ngày 3/4 tới.
Doãn Công
Theo Dantri
Bài 13: Biết chênh tài sản kê biên, Viện Kiểm sát Phú Thọ vẫn "gật đầu" thi hành án
Đã được cấp dưới báo cáo việc tài sản kê biên chênh lệch với tài sản thực tế nhưng Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ vẫn "gật đầu" cho cơ quan thi hành án cưỡng chế vì cho rằng cần linh hoạt trong từng trường hợp do diện tích sai lệch chỉ có 19m2 đất.
Việc thi hành án tại công ty Việt Hưng của Chi cục Thi hành án (THA) dân sự TP Việt Trì đã được TAND tỉnh Phú Thọ khẳng định là "một vụ thi hành án trái pháp luật chưa từng có trong tiền lệ ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ" đồng thời ra Quyết định Kháng nghị giám đốc thẩm hủy Quyết định vi phạm tố tụng và yêu cầu dừng thi hành án. Vậy với vai trò là một cơ quan giám sát việc thực thi pháp luật, trách nhiệm của VKSND tỉnh Phú Thọ trong vụ án này được thể hiện như thế nào?
Để làm rõ hơn vấn đề này, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Đoàn Minh Hương - Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ.
Ông Đoàn Minh Hương - Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ khẳng định được cấp dưới báo cáo việc tài sản kê biên chênh lệch so với tài sản thực tế.
Thưa ông Đoàn Minh Hương, khi tiến hành kê biên tài sản, kiểm sát viên của VKSND TP Việt Trì phát hiện có sai lệch về số liệu nên đã yêu cầu dừng việc THA, việc này đã được báo cáo lên VKSND tỉnh Phú Thọ hay chưa? Nếu đã báo cáo VKSND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo như thế nào trong sự việc này?
Ông Đoàn Minh Hương: Trong vụ công ty Việt Hưng, VKSND tỉnh là cơ quan cấp trên giám sát hoạt động của cấp dưới, không đứng ngoài cuộc. Có việc kiểm sát viên gọi điện báo cáo cho tôi việc tài sản kê biên chênh lệch với tài sản thực tế trong vụ việc này.
Sau khi Dân trí đã đăng tải các thông tin về vụ cưỡng chế tại công ty Việt Hưng, đồng chí Chủ tịch và đồng chí Bí thư tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ đã giao cho Viện trưởng VKSND tỉnh báo cáo quan điểm của VKSND tỉnh về hoạt động cưỡng chế THA tại công ty Việt Hưng về việc giao nhà. Chúng tôi đã có công văn số 92 tóm tắt lại toàn bộ hoạt động, từ khi thụ lý vụ án, quá trình thu thập chứng cứ, kê biên, đấu giá, tổ chức THA và cưỡng chế THA giao tài sản. Văn bản này chúng tôi đã gửi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, gửi văn phòng tổng hợp VKSND tối cao, Cục 6 Cục điều tra, Vụ 7 Vụ kiếu tố, Vụ 10 Vụ chỉ đạo nghiệp vụ THA.
Theo như những tài liệu có được và theo như phản ánh của công ty Việt Hưng thì VKSND tỉnh đã đề nghị các bên liên quan đến làm việc để hòa giải, sự việc này là có thật hay không? Và theo ông thì việc này có đúng với thẩm quyền và đúng với quy định của pháp luật không?
Ông Đoàn Minh Hương: Việc bảo VKSND tỉnh mời các bên đến hòa giải là không phải. Có việc là trước khi xảy ra việc cưỡng chế, chỗ anh Sơn là Giám đốc công ty Việt Hưng có điện cho tôi nhờ đề nghị tác động đến cơ quan THA làm sao đó để anh Sơn lui lại vài tháng để kiếm tiền trả. Tôi có điện thoại cho Chi cục THA dân sự TP Việt Trì hỏi xem có cho người ta lui lại vài tháng không, bên Chi cục THA nói cũng được thôi nhưng ngại bên người được THA không đồng ý.
Tôi có điện thoại cho bên ngân hàng trao đổi cho người ta thêm 01 tháng. Sau đó có thống nhất với ông Đặng Xuân Quang - Chi cục phó Chi cụcTHA dân sự TP Việt Trì là lên công ty Việt Hưng lập một biên bản làm việc,thống nhất lùi lại 1 tháng, hết 1 tháng không được khiếu kiện gì cả mà sẽ chấp hành. Sau đó lại có ý kiến muốn cho công ty Việt Hưng và Ngân hàng gặp nhau thêm một lần nữa để xin lui lại 6 tháng. Tôi nhất trí và hẹn ngày 06/12/2013 để 2 bên gặp nhau tại trụ sở VKSND tỉnh.
Trong quy định của pháp luật tố tụng không liên quan gì đến THA, tức là cứ vi phạm pháp luật thì kháng nghị. Tuy nhiên trong Luật thi hành án dân sự,nếu như nhìn vào hình thức bên ngoài sẽ bảo nó xung đột, mâu thuẫn nhưng thực tế không có xung đột mâu thuẫn chút nào. Có những cái quy định trong điều luật không thể liệt kê hết mọi tình huống khi xử lý thao tác nghiệp vụ THA ở địa phương.
Lãnh đạo TAND tỉnh Phú Thọ đã khẳng định vụ cưỡng chế THA tại Công ty Việt Hưng là vi phạm pháp luật chưa từng có trong tiền lệ ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ.
Việc tạo điều kiện như ông nói trên có thuộc thẩm quyền của VKSND không? Và theo pháp luật thì có đúng không?
Ông Đoàn Minh Hương: Nếu nói về luật pháp thì không phải, nhưng do anh em chơi với nhau nên ông ấy nhờ thì làm, vừa là cá nhân vừa là theo quy định pháp luật. Theo pháp luật cũng không sai, vì đó là tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Trong quá trình THA, Viện kiểm sát thấy số liệu sai nên đã yêu cầu dừng việc THA và đã báo cáo lên VKS cấp trên. Vậy theo Điểm đ Khoản 1 Điều 44, Khoản 2 Điều 285, Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong trường hợp này VKSND tỉnh sẽ phải ban hành một Quyết định Kháng nghị giám đốc thẩm?
Ông Đoàn Minh Hương: Quá trình THA, quan trọng nhất người được THA là ngân hàng có đồng ý không, đối với việc số liệu thực tế bị sai lệch.Trong trường hợp này, khi được hỏi thì ngân hàng đã đồng ý. Sau này phần 19m2 đất dôi ra đã báo cáo với chính quyền địa phương để giải quyết. Người cho thuê đất là UBND tỉnh và đến giờ phút này ông Nguyễn Đình Cúc - Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ đã đồng ý trong văn bản số 4780 ngày 15/11/2013.
Nói như ông thì UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý cho cưỡng chế THA mặc dù diện tích thực tế sai khác hoàn toàn so với diện tích trên giấy tờ(chênh nhau 19m2)?
Ông Đoàn Minh Hương: Theo tôi không sao cả, không vấn đề gì cả. Quan trọng nhất là người được THA không có ý kiến gì thì không sao. Quan điểm của tôi chỉ đạo thì số 19m2 này dư ra thì quan trọng không ảnh hưởng đến quyền lợi người được thi hành án nên người ta chấp nhận, sau này báo cáo với địa phương, địa phương đồng ý cho người ta hợp thức chỗ này, còn nếu không đồng ý thì thôi.
Như thế có nghĩa là việc có đồng ý cho cưỡng chế THA hay không là căn cứ trên từng trường hợp cụ thể chứ không căn cứ theo một quy định chung của pháp luật? Vậy ngoài quy chuẩn pháp luật, với mỗitrường hợp cụ thể lại phải xét riêng? Vậy từ nửa m2 đến 1000m2 rất khác nhau thì sẽ lấy cái mốc nào để quyết định: ở cái sai phạm nào thì cho THA, ở cái sai phạm nào không cho THA?
Ông Đoàn Minh Hương: Tất cả phải căn cứ vào quy định của pháp luật.Ở đây nếu cái 19m2 này mà động chạm đến tất cả các hộ xung quanh thì vấn đề mới đặt ra, chứ còn xung quanh không có vấn đề gì cả chỉ có thừa ra 19m2 so với hồ sơ thôi. Tôi nghĩ quan trọng nhất là người được thi hành án đồng ý chấp nhận. Vấn đề đặt ra là phải linh hoạt trong từng trường hợp, nó phù hợp với thực tế và không xung đột tới lợi ích của ai cả thì đồng ý.
Thưa ông, nhận thấy có dấu hiệu về một quyết định trái pháp luật, TAND tỉnh Phú Thọ đã ban hành ngay Quyết định Kháng nghị giám đốc thẩm và sau đó đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xử hủy quyết định số 16/2012 của TAND TP Việt Trì. Quan điểm của ông như thế nào nếu như bên Tòa nói là vụ việc này trái pháp luật, vụ việc này vi phạm pháp luật chưa từng có trong tiền lệ tư pháp tỉnh Phú Thọ, trong khi quan điểm của VKSND thì việc THA này là phù hợp với thực tế?
VKSND tỉnh Phú Thọ "thiết kế" buổi làm việc giữa nhiều bên liên quan để giải quyết sự việc.
Ông Đoàn Minh Hương: Quan điểm của tôi là việc THA là đúng quy định của pháp luật, còn việc kháng nghị của bên Tòa án là cũng đúng quy trình tố tụng, trong Báo cáo tôi gửi cho Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Viện kiểm sát tối cao thể hiện rõ thái độ quan điểm của tôi như vậy. Toà án kháng nghị thủ tục tố tụng là đúng, còn kháng nghị về nội dung của vụ việc thi hành án thì quanđiểm của tôi là đúng.
Xin cảm ơn ông!
Cũng như buổi làm việc trước đây với lãnh đạo VKSND TP Việt Trì, buổi làm việc với lãnh đạo VKSND tỉnh Phú Thọ đều cho thấy xuyên suốt và thống nhất một quan điểm: VKSND các cấp tại tỉnh Phú Thọ đều luôn khẳng định rằng mình hoàn toàn không sai trong vụ c ưỡng chế THA chấn động này .
Để làm rõ hơn trách nhiệm của VKSND tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật trong vụ án này, chúng tôi đã có buổi làm việc với luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng VPLS Đồng Đội thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn I, nguyên trưởng cơ quan THA huyện Hoa Lư (Ninh Bình).
Thưa luật sư Trần Xuân Tiền, xin luật sư cho biết pháp luật quy định như thế nào về vai trò, nhiệm vụ của VKSND cấp tỉnh trong vấn đề kiểm sát hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp?
Luật sư Trần Xuân Tiền: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì: "Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
5. Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đ ình chỉ vi ệc thi hành án, sửa đổi hoặc b ãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm th ì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự"
Nhiệm vụ và quyền hạn này lại một lần nữa được khẳng định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Tố tụng dân sự. Và theo Khoản 2 Điều 285 thì:"Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện"
Trong vụ án này, khi phát hiện thấy có sự sai lệch lớn về số liệu như vậy, VKSND TP Việt Trì đã có văn bản báo cáo với VKSND tỉnh Phú Thọ. Vậy theo các quy định của pháp luật đã nêu trên, VKSND tỉnh Phú Thọ phải ban hành Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm. Tuy nhiên VKSND tỉnh Phú Thọ đã khoanh tay đứng nhìn, dẫn đến việc chấp hành viên Đặng Xuân Quang cố tình cưỡng chế trái pháp luật, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Việt Hưng, như vậy VKSND tỉnh Phú Thọ cũng không khỏi tránhđược trách nhiệm liên đới trong vụ việc này.
Thưa luật sư, xin ông cho biết ý kiến về việc ông Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ đã tạo "cơ chế" để các bên đương sự đàm phán, hòa giải với nhau ngay tại trụ sở VKSND tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn THA?
Luật sư Trần Xuân Tiền: Chức năng, nhiệm vụ của VKSND là giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp, tức là chỉ giám sát về mặt hình thức chứ không can thiệp về mặt nội dung. Ngoài ra, nếu thấy nội dung có sự sai phạm thì sẽ ban hành Kháng nghị Giám đốc thẩm để TAND tiến hành xét xử lại vụ án theo trình tự Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo như hồ sơ đương sự cung cấp cũng như theo lời ông Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ đã trả lời phỏng vấn, tôi thấy VKSND tỉnh Phú Thọ đã làm hoàn toàn không đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình.
VKSND tỉnh Phú Thọ đã biết rõ Quyết định số 16/2012 vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cũng như có nhiều sai phạm về mặt tố tụng cũng như nội dung, thuộc trường hợp Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ phải ban hành kháng nghị theo quy định của pháp luật. Và giả sử có việc đương sự (là công ty Việt Hưng) có ý định "nhờ" VKSND tỉnh đứng ra "hòa giải" thì cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của VKS, bởi đây đâu phải là các việc thuộc về chấp hành, tuân theo pháp luật tố tụng, mà đã thuộc về vấn đề nội dung của vụ án rồi.
Việc đứng ra làm trung gian "hòa giải" trong vụ án này, theo như văn bản đã nêu cũng như theo trả lời phỏng vấn của ông Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ cho thấy có sự vi phạm nghiêm trọng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong vụ án này. Không phải bỗng nhiên pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cơ quan, do vậy những gì thuộc về nội dung vụ án tại giai đoạn THA đương nhiên không thuộc thẩm quyền của VKSND. Việc làm này không những thể hiện sự "lấn sân" mà còn thể hiện sự tùy tiện, vô căn cứ pháp lý.
Xin cảm ơn luật sư!
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Vụ 5 công an đánh chết người: Bốn người thừa nhận dùng dùi cui đánh người! Sáng nay, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bắt đầu đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án 5 công an đánh chết người băng cach dùng nhục hình xảy ra ở Công an TP Tuy Hòa. 7 giờ 30 phút: Gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa - Phú Yên, đã...