“5 có – 5 không” đánh bật cây thuốc phiện ở vùng cao Thuận Châu
Nhiều năm trước, cụm xã vùng cao huyện Thuận Châu ( tỉnh Sơn La) là địa bàn phát triển rất mạnh cây thuốc phiện với những phận đời tăm tối bởi đói nghèo, lạc hậu và du canh du cư… Nhưng hôm nay, cũng chính trên mảnh đất này, sắc màu cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn…
Quá khứ đắng cay
Cụm xã vùng cao huyện Thuận Châu bao gồm 5 xã: Co Mạ, Long Hẹ, Mường Bám, É Tòng, Co Tòng. Bí thư Đảng ủy xã Co Mạ – ông Sùng Chờ Nó tâm sự: Cụm xã vùng cao này xưa nay “nổi tiếng” bởi xa xôi cách trở, đói nghèo, lạc hậu và du canh du cư. Người vùng cao Co Mạ đã từng “vác nhà trên lưng ngựa” du cư đến nhiều miền trong nước. Nguyên nhân sâu xa của sự đói nghèo lạc hậu ấy có một phần không nhỏ bởi tệ nạn trồng cây thuốc phiện và sử dụng nhựa thuốc phiện.
Trên chính vùng đất từng trồng cây thuốc phiện ở Long Hẹ năm xưa, nay được nông dân hình thành những trang trại cây ăn quả, rừng sản xuất với thu nhập lớn… Ảnh: V.C
“Giờ ở bất cứ xã nào, bản nào cũng có những gương nông dân làm ăn giỏi; những nương, những vườn cây trái hay trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Lạc hậu được đẩy lui, đói nghèo được xóa bỏ nên đời sống con người cũng khá lên rất nhiều”.
Ông Sùng Chờ Nó
“Khi tôi còn nhỏ thì thuốc phiện là thứ cây mà hầu như gia đình nào ở đây cũng trồng, bởi với người Mông khi ấy, thuốc phiện không chỉ là thứ để đổi lấy gạo, ngô, quần áo… mà còn là một phần văn hóa của người vùng cao” – ông Nó nói.
Đi sâu tìm hiểu về cây thuốc phiện ở mảnh đất “Chuồng Ngựa” (tiếng Thái, Co Mạ nghĩa là chuồng ngựa”), chúng tôi được những người già nơi đây giải thích rằng: Trong cụm 5 xã vùng cao này thì Co Mạ là trung tâm. Từ Co Mạ, người ta đi lên Điện Biên, đi về Sông Mã hoặc sang nước bạn Lào; đi về huyện lỵ Thuận Châu… “Hành trình ấy ngày trước được thực hiện bởi cách duy nhất là trên lưng ngựa. Trong hành trình xa xôi ấy, Co Mạ trở thành nơi nghỉ chân và cái tên “Chuồng Ngựa” có lẽ ra đời từ đấy” – ông Vừ Súa Ly – một già bản ở Co Mạ bảo vậy.
Video đang HOT
Cũng theo ông Ly thì với người dân vùng cao ngày xưa, việc trồng thuốc phiện phổ biến hơn cả người vùng xuôi trồng rau ăn hàng ngày, bởi người vùng cao chỉ dựa vào rau rừng tự kiếm được. “Trồng cây thuốc phiện nhiều nhưng không phải ai cũng trồng để lấy nhựa hút. Thuốc phiện ở vùng cao ngày trước là một trong những lễ vật cần có khi hỏi, cưới, ma chay, lễ lạt… Tất cả những sự kiện lớn với đời sống con người vùng cao thì hầu như không thể thiếu thuốc phiện. Bên cạnh đó, người vùng cao ngày xưa còn dùng thuốc phiện như một kháng sinh đặc trị nhiều loại bệnh cho cả con người và gia súc” – ông Ly tâm sự vậy.
Ông Sùng Chờ Nó cũng bảo: Cũng chính bởi vai trò của cây thuốc phiện với vùng cao ngày trước, lớn như thế nên hầu như mọi nhà đều trồng cây thuốc phiện. Để có đất trồng thuốc phiện thì phải phá những cánh rừng tốt nhất và cũng chỉ trồng được mấy vụ là đất bạc màu. Nếu không muốn phá rừng thì lại phải du canh, du cư. Còn đói nghèo thì sinh ra buồn, chán và hút xách. Cái vòng đời luẩn quẩn quanh cây thuốc phiện đã làm khốn khó bao người vùng cao như thế…
“5 có – 5 không” đẩy lùi thuốc phiện
Bước vào thập kỷ 90 vừa qua, khi tỉnh Sơn La quyết tâm chuyển đổi sản xuất – xóa bỏ cây thuốc phiện thì cuộc sống ở những vùng đất chuyên canh cây thuốc phiện mới bắt đầu thay đổi. Ông Sùng Chớ Nó bảo, tỉnh Sơn La triệt phá cây thuốc phiện rất bài bản. Đi cùng với những chiến dịch tuyên truyền, triệt phá là sự đầu tư một cách có hệ thống về tri thức làm ăn mới được khuyến nông đưa về, hỗ trợ cây – con giống mới, xây dựng hệ thống ý tế cơ sở, bố trí cán bộ y tế bản, cán bộ văn hóa bản… Những nỗ lực ấy từng bước làm thay đổi nhận thức người dân, chỉ rõ sự bất lợi của cây thuốc phiện cũng như những lợi ích trước mắt và lâu dài của chuyển đổi sản xuất gắn với thị trường hàng hóa trong nông nghiệp.
“Không chỉ có những chiến dịch tổ chức tố giác, phát giác và triệt phá với địa bàn trồng, với người sử dụng, buôn bán nhựa cây thuốc phiện; tỉnh Sơn La đã đưa đến cho nông dân chúng tôi những giải pháp triệt để, giúp người dân từ bỏ cây thuốc phiện dễ hơn và hiệu quả hơn. Ai nghiện hút thì được đưa đi cai nghiện với tính chất là một “người bệnh”. Ai lén lút trồng thì được tuyên truyền, giải thích; mọi người được “cầm tay – chỉ việc” với những cách làm mới: Trồng ngô lai, lúa lai, trồng cây ăn quả, nuôi gà công nghiệp, nuôi cá, nuôi lợn… các bản làng đều xây dựng qui ước, hương ước và ký cam kết thực hiện “5 có – 5 không”; trong đó thực hiện việc không tái trồng, buôn bán, sử dụng thuốc phiện là một nội dung quan trọng” – già bản Vừ Súa Ly nhớ lại.
“Chính nhờ sự vào cuộc quyết liệt ấy, cụm xã vùng cao Thuận Châu hôm nay mới có sự đổi khác lớn như thế này” – Bí thư Sùng Chờ Nó vui vẻ.
Theo Danviet
Phá cây thuốc phiện Tây Bắc: Tìm đến con chữ để đổi thay cuộc sống
Những ngày ăn rừng, ngủ rừng để thâm nhập vùng giáp ranh trồng cây anh túc, có một điều tôi thấy rõ ở đồng bào một số bản vùng cao nơi đây: Họ đã và đang thay đổi quan niệm cũ "chỉ có cây anh túc mới giúp họ thay đổi cuộc sống"... Thay vào đó là quyết tâm đổi đời bằng việc cho con em mình xuống núi học chữ. Hành trình học chữ của con em họ cũng là bước đột phá như việc họ dứt bỏ được cây thuốc phiện mà bao thế hệ người vùng cao trước đó chưa làm được...
"Đúng là đổi thay rồi"!
Đúng hôm vừa đặt chân đến bản Làng Sáng của xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La), bắt gặp khoảng 20 cháu nhỏ vừa đi vừa cười nói vui vẻ ở lưng chừng dốc. Hỏi ra được biết các cháu là học sinh cắm bản, vừa tan học về. Tôi thắc mắc sao đi học không có sách vở thì được biết khí hậu ở đây quanh năm ẩm ướt, đường đi lại gian nan nên sách, vở các em để ở lớp học. Chỉ một năm nữa thôi, những em nhỏ này sẽ lại có một hành trình xuống núi để học tiếp. Bởi ở bản chỉ dạy đến lớp 3, muốn học tiếp phải đi bộ chừng 5 tiếng đồng hồ để xuống trung tâm xã học.
Thầy trò điểm trường Làng Sáng trong giờ học tiếng Việt. Ảnh: Q.T
Không để con em khổ như thế hệ mình như thế hệ mình
Ông Hờ A Mang - Phó Chủ tịch UBND xã Háng Đồng - khẳng định: Việc tuyên truyền, vận động đồng bào các bản vùng cao từ bỏ được cây thuốc phiện là một nỗ lực đầy gian nan. Sau khi từ bỏ được cây thuốc phiện, xã đã vận động được các bản vùng cao khai hoang được gần 200ha ruộng nước. "Nước chảy đá mòn", người dân đã hiểu và đồng lòng từ bỏ cây thuốc phiện, họ đã cho con em mình xuống núi học chữ với khát vọng "mong chúng không lạc hậu, mụ mị, lệ thuộc vào cây thuốc phiện và khổ như thế hệ cha, ông chúng".
"Đúng là thay đổi rồi, thế mới thoát được nghèo đói, lạc hậu chứ, thảo nào diện tích tái trồng thuốc phiện ở bản đã không còn", anh bạn đồng nghiệp đi cùng buột miệng thốt lên khi chứng kiến cảnh đó. Sự ngạc nghiên đó của anh bạn đồng nghiệp không có gì lạ, bởi những năm 90 của thế kỷ trước, thậm chí là đầu những năm 2000 khi tới Làng Sáng và một số bản vùng cao nơi đây khói thuốc phiện nồng nồng các gian nhà, cây thuốc phiện được người dân trồng quanh bản. Cũng bởi ngày đó Làng Sáng nhiều thuốc phiện nên số người nghiện chiếm khá nhiều, thậm chí có cả phụ nữ cũng hút thuốc phiện. Không nói đâu xa, đã từng có hai giáo viên nam dưới xuôi khi Làng Sáng làm nhiệm vụ gieo chữ đã bị thứ khói thuốc phiện mê hoặc, để rồi phải từ bỏ nghiệp giáo viên nơi vùng cao sương trắng.
Cũng bởi các ông bố mải mê với cây thuốc phiện hay tụ tập nhau để hút thuốc phiện, trong khi phụ nữ thì tối mặt trên nương, dẫn tới nhiều trẻ em trong bản không được đi học, chỉ lủi thủi ở nhà chơi với nhau hay lếch thếch cùng lên nương với mẹ đến khi gà lên chuồng mới về. Sau này lớn lên chỉ biết học theo bố mẹ trồng thuốc phiện và phá rừng làm nương Bởi cái lẽ đó, số trẻ được ăn học tại trung tâm xã đếm không hết hai bàn tay.
Lần này trở lại Háng Đồng, trẻ em các bản đều được đi học. Học xong lớp 3, không kể hộ nghèo hay trên nghèo, các em đều được bố mẹ cho xuống núi đến học tại trung tâm xã. Như tại bản Làng Sáng, trong năm học này, có 3 thầy giáo tiểu học và 2 cô giáo mầm non dưới huyện lên nằm vùng đã vận động được hơn 100 học sinh trong độ tuổi đến lớp, trong đó có 40% học sinh nữ. Kết quả đó là một phần người dân đã hiểu được ý nghĩa và sự quan trọng của việc đi học chữ. Và cũng nhờ đi học, những học sinh chúng tôi gặp đều biết nói tiếng phổ thông, không như mấy thế hệ trước, chỉ những ai hay tiếp xúc với bên ngoài thì biết nói tiếng phổ thông. Còn lại khi gặp người dưới xuôi, chỉ biết nói 2 từ "chi bâu" - (không biết).
"Ngày xưa cũng do "con ma" thuốc phiện khiến đàn ông bỏ nhà lên rừng trồng thuốc phiện hay nằm co ro trong góc nhà ôm bàn đèn. Hết thuốc phiện, lên cơn thèm lại đánh, chửi vợ, con... Bây giờ, bản chúng tôi đã không tái trồng thuốc phiện rồi. Quan trọng nhất là trẻ em đã được đi học chữ, chỉ có đi học mới đuổi được hẳn cây thuốc phiện ra khỏi bản" - ông Mùa A Dạng, một trong những người có uy tín của bản Làng Sáng nói với chúng tôi như vậy.
Tìm con chữ để thoát nghèo
Một bữa ăn của học sinh bán trú Háng Đồng. Ảnh: Q.T
Những năm gần đây, nhờ tuyên tuyền vận động được đồng bào một số bản vùng cao từ bỏ cây thuốc phiện, xã Háng Đồng đã huy động được trên 98% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Không còn việc trẻ em nữ phải ở nhà do những quan niệm lạc hậu như trước. Đây là điều từ trước tới nay chưa có được nơi vùng cao Háng Đồng.
Được biết, trong năm học này, bản Làng Sáng có khoảng 60 trẻ em sau khi học hết lớp 3 ở tại bản đã được gia đình tạo điều kiện để tiếp tục xuống trung tâm xã theo học từ lớp 4 đến lớp 9. Mấy năm trước, các em được bố mẹ dựng một ngôi nhà gỗ, chu cấp lương thực, thực phẩm để ăn nghỉ, học tập. Khi nào hết tháng bố mẹ lại gùi gạo hay các em lại tranh thủ về mang gạo xuống. Mỗi lần đi như vậy, các em chỉ gùi được khoảng 7kg. Đi lại khó khăn là vậy, gia đình lo ăn từng bữa là vậy nhưng các em vẫn được đi học, vẫn được chu cấp đủ gạo ăn hàng ngày. Do vậy, thời điểm đó, tại trung tâm xã Háng Đồng, hình ảnh 3 đến 4 em nhỏ ở chung một lán gỗ cùng nấu cơm, kiếm củi để học chữ khá phổ biến. Ở tuổi các em nếu ở thành phố hay thị trấn sẽ không phải làm gì ngoài việc học. Ngược lại ở đây, cảnh sống xa nhà các em phải lo hết mọi thứ, trừ gạo ăn do bố mẹ lo.
Giờ đây, đến với Háng Đồng nói riêng, các xã vùng cao ở Sơn La nói chung, học sinh tại các bản vùng cao về trung tâm xã theo học đã được quan tâm đầu tư nhà bán trú, được chu cấp gạo ăn hàng tháng. Và bữa ăn hàng ngày trước đây các em phải tự lo thì nay đã có nhân viên nấu ăn ở các trường học đảm nhiệm. Các em chỉ có mỗi nhiệm vụ là học tập.
Hôm lên bản Làng Sáng, tình cờ gặp lại em Sồng A Lầu, giờ em đang làm công tác Đoàn thanh niên ở bản. Nhìn Lầu giờ đã rất chững chạc, ra dáng một cán bộ của bản. Đây là một trong những học sinh tôi gặp cách đây hơn 7 năm. Khi đó, Lầu học lớp 5A, Trường THCS Háng Đồng. Gia đình em có 6 anh chị em. Cũng do nhà đông anh em, thuộc diện hộ nghèo, em đi học muộn lại bỏ học mất mấy năm, nên 17 tuổi em mới học lớp 5. Tôi hỏi "sao bỏ học rồi còn đi học lại?". Lầu trả lời rành rọt: "Vì bản em ai cũng đều đi học cả, bố mẹ em bảo đi học chữ sau này biết cách làm kinh tế để đỡ nghèo".
Để thay đổi được cái nghĩ, cách làm cho một số bản vùng cao ở Háng Đồng như ngày hôm nay từ bỏ cây thuốc phiện là cả một quá trình đầy gian nan, vất vả. Bởi ngày trước, đồng bào nơi đây thường quan niệm học không làm ra tiền, chẳng để làm gì, trẻ em ở nhà còn giúp được bố mẹ khối việc. Nhưng các thầy giáo cùng cán bộ xã đã phối hợp với già bản, trưởng bản phân tích, giải thích cặn kẽ, dễ hiểu cho từng gia đình. Thậm chí, còn đưa cả những ví dụ cụ thể về sự thành đạt là nhờ đi học của những cán bộ người Mông ở tỉnh, huyện và xã...
Ngược núi xuống huyện, chia tay đồng bào vùng cao Háng Đồng khi những làn sương trắng bạc vẫn giăng kín nơi lưng chừng núi. Bất giác hình ảnh các em học sinh tại ở bản Làng Sáng cùng ca vang lời bài hát "Đi học xa" ùa về trong tôi "Chim cư cứ trên rừng gọi đàn; các bạn ơi mau nhanh chân xuống núi, xuống núi; đi học chữ, đường về trường còn xa lắm đấy; nhanh nhanh chân; các bạn ơi ! Thầy cô đang mong chờ... Hôm nay đi học xa, đường tương lai đường gần...".
Theo Danviet
Sơn La: Tạm dừng hoạt động cơ sở sơ chế cà phê gây ô nhiễm Sau khi Báo Điện tử Dân Việt đăng bài phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm của cơ sở sơ chế cà phê ở bản Hưng Nhân (xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), UBND huyện Thuận Châu đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra và yêu cầu tạm dựng hoạt động đối với cơ sở sơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025