5 có 3 không là những điều mà mọi phụ nữ cần biết trước khi kết hôn
Không hiếm chị em phụ nữ đã từng kết hôn tâm sự rằng, ngày họ lấy chồng cứ như có số phận đưa đẩy.
Họ tuân theo bản năng là chính mà ít khi có sự chủ động cho việc hệ trọng nhất cuộc đời này. Và đó chính là lý do mà nhiều phải đã phải “vỡ mộng”, nhận thấy mình đã “lầm” trong việc kết hôn.
Theo các chuyên gia, một đám cưới không phải đích đến cuối cùng của tình yêu mà là khởi đầu cho hành trình chung sống giữa hai cá tính khác biệt. Cuộc sống hôn nhân có thể sẽ “vỡ mộng” nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.
5 “có” bạn cần nhớ:
1. Biết mình sẽ sống với ai
Yêu nhau không có nghĩa là có thể sống hạnh phúc cùng nhau. Hôn nhân không chỉ là chuyện hai người góp gạo thổi cơm chung dưới một mái nhà mà nó đòi hỏi mỗi người có trách nhiệm thúc đẩy bánh xe hôn nhân luôn chuyển động, đảm bảo sẽ không trục trặc nào xảy ra suốt hành trình cuộc đời. Thêm một ngày chung sống là thêm một ngày cần thấu hiểu đối phương, điều chỉnh lối sống của bản thân phù hợp với người bạn đời, và ứng phó với vô số mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh.
2. Biết làm dâu, rể ra sao
Những câu chuyện nàng dâu con rể luôn là bộ phim dài tập mà ai cũng là nhân vật, trong khi lại chẳng có ai nói cho bạn biết rằng phải cư xử, ăn nói thế nào cho được lòng nhà chồng, nhà vợ. Làm sao để đằng nội, bên ngoại đều được tiếng thơm thảo, tạo không khí gần gũi và tránh mọi bất hòa là chuỗi bài học cần sự trải nghiệm, tích lũy và thấu hiểu.
3. Biết kế hoạch nuôi dạy con cái
Nuôi dạy con cái là thách thức của hôn nhân nhưng đừng biến đó thành áp lực và gánh nặng. Cả hai cần thành thật chia sẻ quan điểm về việc có con cũng như nuôi dạy con cái. Nếu được, hãy lên kế hoạch một cách cẩn thận.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
4. Cùng thảo luận về kế hoạch tương lai và mục tiêu cuộc sống
Bạn có ước mơ và bạn muốn chinh phục ước mơ đó? Hãy cùng chia sẻ để nhận được sự đồng ý từ phía người chồng. Nếu hai bạn có thể trò chuyện thoải mái về vấn đề này, thì chuyện kết hôn sẽ không bao giờ là trở ngại cho bất cứ ai.
Hôn nhân là tình yêu nhưng cũng gắn liền với cơm áo gạo tiền. Tài chính ổn định sẽ tạo điều kiện cho cuộc sống hôn nhân bền chặt. Kinh tế thoải mái cũng góp phần làm giảm mâu thuẫn trong cuộc sống. Đây còn là sự chuẩn bị chu đáo trước những khó khăn có thể xảy đến bất ngờ. Cho nên khi lấy nhau rồi, đừng bắt nhau đọc thơ, chỉ có thể cùng nhau bàn mưu tính kế cho cuộc sống có thể dễ chịu nhất.
5. Quan tâm đến sức khỏe của mình
Phụ nữ không nên quá bận rộn chăm sóc chồng con mà quên chăm sóc bản thân mình. Mỗi phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong mỗi mái ấm, do đó trước hết phải khỏe đẹp, để tự tin làm tốt công việc của mình, sau đó chăm sóc, lan truyền năng lượng tích cực cho những người khác.
3 “không” bạn cần khắc cốt ghi tâm:
1. Bạn không phải là một nhà máy sản xuất em bé
Trước khi kết hôn, phụ nữ nên thảo luận với chồng tương lai về kế hoạch hóa gia đình. Đàn ông lấy vợ chỉ để duy trì nòi giống là đàn ông sai, phụ nữ chấp nhận làm mỗi cái máy đẻ lại càng thiển cận. Chính những định kiến về việc sinh con khiến cho phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, áp lực.
Phụ nữ có thể quá bị cuốn theo hạnh phúc kết hôn mà họ đồng ý ngay lập tức sinh con. Điều quan trọng cần lưu ý là mang thai không phải là một kỳ công việc dễ dàng. Phụ nữ nên chuẩn bị tốt cho toàn bộ trải nghiệm đó.
2. Bạn không phải là người giúp việc
Bất kỳ công việc nào cũng có thể giúp tiết kiệm tài chính và nó sẽ đặc biệt hữu ích trong các tình huống khó khăn. Nếu chồng bạn có thu nhập ổn định mỗi tháng và anh ấy muốn bạn ở nhà làm nội trợ, không cho bạn đi làm thì bạn nên cân nhắc điều đó.
Nếu người chồng gặp khó khăn về tài chính vào giữa tháng, ít nhất thu nhập của người vợ có thể giúp giảm bớt gánh nặng. Vợ chồng nên cùng nhau quản lý tài chính gia đình.
3. Thế giới của bạn không hoàn toàn xoay quanh chồng
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà một số phụ nữ mắc phải là sau khi kết hôn, họ nghĩ rằng họ phải tuân theo 100% mong muốn của chồng, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tự đặt mình vào nhiều rắc rối, thậm chí là bị lạm dụng thể chất và tinh thần. Kể cả khi đã lập gia đình, phụ nữ cũng cần có cuộc sống của riêng mình, không nên phụ thuộc cảm xúc vào đàn ông.
Diễn giả Phạm Ngọc Anh cho rằng, hôn nhân có đem đến cho bạn hạnh phúc viên mãn, một người bạn đời như trong mơ hay không phụ thuộc vào cách bạn chuẩn bị hành trang cho mình và học cách sống trọn vẹn mỗi ngày.
Ngân Khánh
Tân hôn, chồng rốc thùng tiền cưới tuyên bố: "Phong bì ai người ấy giữ", ngờ đâu gặp cô vợ "cứng" phản pháo "cực ngầu" khiến anh nín lặng
"Thất vọng tột độ về chồng, em tỏ thái độ luôn: 'Vậy anh tự kiểm đi, phong bì nào của anh thì anh giữ, còn lại cứ để đó cho tôi. Tối anh ngủ phòng này, tôi sang phòng bên nằm'", cô vợ kể.
Các cụ vẫn có câu "Của chồng công vợ", sau cưới tài chính kinh tế gia đình sẽ để 1 người giữ và phụ nữ thường là tay hòm chìa khóa. Vậy nhưng chú rể trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây do tính toán chắc nịch quá, sau kết hôn lại muốn tiền nong song phẳng với vợ khiến cô dâu sốc và có màn "phản pháo" cực quyết liệt.
Cô dâu mới tâm sự: "Lúc yêu, em tôn trọng quan điểm: ' Tài chính phân minh, ái tình song phẳng'. Nhưng đó là chuyện khi yêu, còn một khi đã là gia đình rồi, tiền nong phải dồn 1 mối. Chồng hay vợ quản không quan trọng, ai giữ tiền tốt hơn người ấy cầm kinh tế. Vậy mà ngay đêm tân hôn, chồng đã giội cho em gáo nước lạnh tới tim.
Nói chung ngay lúc yêu em đã biết lão có tính rạch ròi. Được thời gian đầu theo đuổi thì đi ăn đi chơi lão ấy bỏ tiền. Sau khi hai đứa chính thức yêu thì đi ăn bữa nào cưa đôi tiền bữa đó, hoặc nay anh trả, mai em trả.
Ban đầu em cũng hơi sốc với cách hành xử này, khi lão nói em hơi ngớ người song lão giải thích: 'Anh muốn tiền nong cứ rạch ròi cho thoải mái. Như thế mình không mang tiếng lợi dụng nhau'.
Cũng chẳng biết có phải vì yêu quá nên em mù quáng mà thấy lão nói thế cũng có lý. Song nghĩ hẹn hò thì thế, chứ cưới về rồi phải khác.
Ai ngờ hôm cưới, khách khứa về hết, dọn dẹp xong xuôi em mệt nhoài lê bước về phòng, tính tắm giặt rồi ngủ sớm. Thế mà vừa đẩy cửa vào, lão đã bảo: 'Em bật điện lên cho sáng để mình kiểm phong bì cưới'.
Mệt quá, em xua tay: 'Thôi để mai đi anh, nay em không đủ sức ngồi đếm tiền đâu'.
Thế mà lão bảo: 'Mệt cũng phải cố chứ. Chuyện tiền nong không chần chừ được. Anh muốn rõ ràng, rành mạch ngay từ đầu. Phong bì của đứa nào đứa ấy giữ. Sau này bạn ai người ấy đi trả nợ. Trước anh cũng nói rồi đó, tiền tài phải phân minh'.
Ôi, nghe chồng nói mà em choáng hẳn. Tưởng lúc yêu mới thế, cưới rồi lão vẫn muốn tiền ai người ấy cầm, không lai dính dáng liên quan ai. Thế thì còn gì là vợ chồng. Hóa ra hôn nhân trong mắt lão chỉ là góp gạo thổi cơm chung.
Thất vọng tột độ về chồng, em tỏ thái độ luôn: 'Vậy anh tự kiểm đi, phong bì nào của anh thì anh giữ, còn lại cứ để đó cho tôi. Tối anh ngủ phòng này, tôi sang phòng bên nằm'.
Lão nghe em nói, trợn mắt: 'Ý em là sao? Đêm tân hôn lại sang phòng khác ngủ?'.
Em cười nhạt: 'Tân hôn tân hiếc gì, chẳng phải anh coi cuộc hôn nhân này chẳng qua chỉ là góp gạo thổi cơm chung đó thôi. Mà nếu đã như thế thì cứ rạch ròi hết, không chỉ tiền. Chuyện sinh hoạt ăn ở cũng phân chia rõ ràng. Ngày mai tôi với anh sẽ ngồi lại với nhau 1 ngày để lập ra từng khoản quy định. Nếu muốn ăn cơm chung thì tiền gạo tiền thức ăn chia rõ mỗi đứa bao nhiêu. Đóng theo bữa hay theo ngày. Thậm chí chuyện chăn gối vợ chồng chúng ta cũng nên xem xét xem có nên rạch ròi, trả phí cho nhau không'.
Lão ngồi trên giường nghe mà tái mặt. Em thì vẫn ba máu sáu cơn, cảm giác không còn chút mùi mẫn, rung rinh gì về tân hôn. Nói xong, em vào lấy gối ôm chăn sang phòng bên. Lão kéo tay vợ lại mà em một mạch vác chăn đi.
Khoảng hơn tiếng sau, chắc lão không ngủ được mới mò sang phòng em. Định kéo chăn nằm cùng mà em đẩy xuống đất. Biết em thái độ thật rồi, lão mới ghì vợ vào lòng thủ thỉ: 'Anh biết anh sai rồi, em đừng để bụng nhé. Đã là vợ chồng, có gì không hay không phải thì cứ thẳng thắn bảo nhau để mình cũng hoàn thiện lại bản thân cho cuộc hôn nhân của mình được hạnh phúc.
Anh yêu mới lấy em, muốn cùng em vun đắp tương lai, chứ tuyệt đối không có tính toán là góp gạo thổi cơm chung như em nghĩ. Cũng tại trước giờ anh quen sống kiểu sòng phẳng như thế nhưng nó sẽ là trước kia. Còn giờ, anh có vợ làm hậu phương, kinh tế chúng mình thu về một mối. Vợ sẽ làm tay hòm chìa khóa của anh".
Lão năn nỉ các kiểu em mới cho qua rồi hai đứa kể chuyện tới 3 giờ sáng mới đưa nhau về phòng tân hôn khi mà mọi chuyện đã thông suốt".
Theo dõi hết câu chuyện của cặp đôi này, hầu mết chị em đều thích cách hành xử của cô vợ trẻ. Đúng thật, hôn nhân giống như 1 hợp đồng qua lại giữa 2 con người hoàn toàn khác biệt. Bản hợp đồng ấy muốn duy trì, tồn tại được lâu thì mọi điều khoản phải rõ ràng, rành mạch. Nhưng sự rõ ràng ấy phải dựa trên nền tảng tình cảm gia đình chứ không phải sòng phẳng kiểu phận ai người ấy lo, tiền ai người ấy quản như anh chồng trên.
Thế nên khi bước chân vào cuộc sống gia đình, vợ chồng phải thẳng thắn đưa ra quan điểm về cuộc sống gia đình của mình để mà đi tới 1 hướng chung cho cả hai cùng bước. Có như thế hôn nhân với bền chặt mãi mãi.
Theo Nhịp Sống Việt
Thấy người khác ly hôn đừng vội cười, vì chúng ta cũng không thể biết hôn nhân của mình ngày mai sẽ ra sao Ly hôn rồi người phụ nữ nào sống trong bất lực khi bản thân họ không thể níu giữ được hạnh phúc. Bao năm vun vén, bao năm hi sinh nay đổ sông đổ bể. Cuộc sống này vốn chẳng ai có thể biết trước được điều gì, có những thứ hôm nay ở cạnh mình nhưng ngày mai lại rời bỏ mình....