5 chiêu lấy lòng giúp Hollywood ‘moi tiền’ thị trường Trung Quốc
Đất nước tỷ dân là một trong những thị trường ‘béo bở’ nhất đối với Hollywood, nên các nhà làm phim tìm mọi cách dụ dỗ khán giả nước này đến rạp.
1. Mời diễn viên Trung Quốc đóng vai phụ
Đây là cách “dễ” nhất cho một bộ phim Âu Mỹ tiếp cận khán giả Trung Quốc. Những ngôi sao đình đám của showbiz Hoa ngữ thường được mời vào các vai phụ xuất hiện chớp nhoáng hoặc có vai trò mờ nhạt. Có thể kể đến hàng loạt trường hợp như Cảnh Điềm trong Kong: Skull Island, Angelababy trong Ngày độc lập 2, Ngô Diệc Phàm trong xXx: The Return of Xander Cage, Phạm Băng Băng trong X-men: Day of Future Past,…
Cảnh Điềm trong Kong: Skull Island
Khán giả Trung Quốc đã quá quen với việc các ngôi sao trong nước chỉ được làm cameo “vô thưởng vô phạt” hoặc diễn xuất nhạt nhòa trên màn ảnh Hollywood. Tuy vậy sự xuất hiện ít ỏi của các tên tuổi này vẫn đủ khiến công chúng thỏa mãn, bằng chứng là nhiều bom tấn đã được “cứu” khỏi sự thua lỗ chỉ vì có diễn viên Trung Quốc.
Ngô Diệc Phàm trong xXx: The Return of Xander Cage.
Angelababy trong Ngày độc lập 2
2. Lấy bối cảnh tại Trung Quốc
Nếu đã mời diễn viên Trung Quốc thì không có lý do gì mà các nhà làm phim không “mượn” luôn bối cảnh. Và cũng như Kong: Skull Island ở Việt Nam, các bộ phim quay tại Trung Quốc luôn được người dân đón nhận nhiệt tình và quảng bá rầm rộ, nhờ đó mà doanh thu tăng hơn dự kiến.
Cảnh Thượng Hải trong Looper.
Phim hành động giả tưởng Looper chuyển bối cảnh từ Paris sang Thượng Hải, nhân vật nam chính còn có mối tình khắc cốt ghi tâm với người vợ Trung Quốc. Không ngạc nhiên khi doanh thu tại đất nước tỷ dân của Looper chiếm 25% doanh thu toàn cầu.
Tom Cruise quay phim tại Tây Đường.
Video đang HOT
Mission Impossible 3 của Tom Cruise chọn Thượng Hải và Tây Đường làm bối cảnh chính. Poster phim sau đó được quảng bá khắp nơi tại Tây Đường nhằm phục vụ du lịch.
3. Chiếu sớm tại Trung Quốc
Warcraft.
Trung Quốc vốn là quốc gia nổi tiếng với các vòng kiểm duyệt nghiêm ngặt, chủ yếu ưu tiên cho phim nội địa. Việc đề cao văn hóa Trung Hoa cùng sự góp mặt của sao Hoa ngữ khiến các bom tấn Hollywood dễ dàng “qua cửa kiểm duyệt” hơn. Đổi lại, nhà sản xuất phương Tây cũng cho chiếu sớm bộ phim tại các cụm rạp lớn của Trung Quốc. Warcraft là một ví dụ, bộ phim có sự tham gia của Ngô Ngạn Tổ trong vai phản diện Gul’dan. Tuy bị xem là bom xịt ở Bắc Mỹ, Warcraft vẫn thu về 8,4 triệu USD ngay trong đêm mở màn ở Trung Quốc.
4. Tôn vinh các yếu tố Trung Quốc
“Chiêu thức” này đặc biệt hay được sử dụng trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi một sự kiện nghiêm trọng xảy ra cần có sự chung tay của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như trước đây, Mỹ là nạn nhân và cũng là anh hùng của mọi sự kiện diễn ra với quy mô toàn cầu trên phim thì nay vai trò ấy đã được chia cho nhiều quốc gia khác mà Trung Quốc là lựa chọn quen thuộc.
Arrival.
Trong Arrival, văn hóa Trung Quốc được tôn vinh khi tướng quân người Trung dùng mạt chược để giải mã ngôn ngữ người ngoài hành tinh. Quyết định hòa hay chiến của phía Trung Quốc cũng là chìa khóa quan trọng để giải quyết mọi cao trào của bộ phim.
The Martian.
Trong The Martian, cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc đã có đóng góp mang tính quyết định trong công cuộc giải cứu nam chính. Trong Gravity, trạm vũ trụ Trung Quốc được xây dựng như biểu tượng hy vọng.
2012.
Bom tấn về thảm họa đại hồng thủy 2012 cũng chứa đựng nhiều yếu tố Trung Hoa như hình ảnh những ngôi chùa trên núi, các vị thiền sư, 4 con tàu cứu cả nhân loại cũng do người Trung Quốc sản xuất.
Alice ở Xứ sở trong gương.
Alice ở Xứ sở trong gương dù thua lỗ thảm hại trên toàn cầu vẫn kiếm được không ít từ thị trường Trung Quốc nhờ cốt truyện “lấy lòng” khán giả tại đây. Alice được đưa đến Trung Hoa cổ đại để buôn bán, cô nàng còn mặc một bộ váy lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống Trung Quốc.
5. Hợp tác sản xuất
Kung Fu Panda 3.
Việc để một hãng phim Trung Quốc tham gia vào công tác sản xuất giúp bộ phim qua cửa kiểm duyệt dễ dàng và đảm bảo tới 50% doanh thu. Các hãng phim lớn như Legendary Pictures, Paramount, Dreamworks, 21st Century Fox , Disney đều có xưởng sản xuất riêng đặt tại Trung Quốc. Kung Fu Panda 3 do chi nhánh Trung Quốc của DreamWorks là Dream Works Phương Đông chịu trách nhiệm. Các hãng sản xuất nội địa như China Films, Le Vision Picture, Huayi Brothers góp mặt không ít trong các bom tấn Hollywood.
Theo VNE
8 bom tấn lỗ nặng năm 2016
Mặc dù có diễn viên nổi tiếng, được đầu tư 'đến nơi đến chốn', những bộ phim này vẫn thua lỗ vì nhiều lý do khác nhau.
Đối với các bom tấn điện ảnh, việc thu hồi vốn hoặc chỉ có doanh thu nhỉnh hơn một chút so với kinh phí đầu tư đã được gọi là thất bại. Thế nhưng 8 bộ phim này còn khiến hãng sản xuất thua lỗ nặng. Mỗi tác phẩm lại có một lý do riêng dẫn đến tình trạng ế ẩm phòng vé.
1. Snowden - Thua lỗ 8 triệu USD
Điều bất ngờ là chất lượng của Snowden không hề tệ. Thậm chí bộ phim còn nhận được nhiều lời khen ngợi của các chuyên gia, nhà bình luận điện ảnh. Sai lầm của bộ phim là đề cập đến vấn đề nhạy cảm, lại ra mắt vào đúng thời điểm phức tạp là vận động bầu cử Mỹ. Vụ việc dựa trên sự kiện có thật của nhân vật chính Snowden cũng cần có hiểu biết nhất định mới có thể hiểu nên phim có đối tượng khán giả thu hẹp.
2. Pride and Prejudice and Zombies - Thua lỗ 8 triệu USD
Diễn viên đẹp, hóa trang tốt, đề tài đan xen tình cảm lẫn hành động, Pride and Prejudice and Zombies tưởng như nắm nhiều lợi thế ở phòng vé. Tuy nhiên bộ phim thất bại vì nội dung khá nhàm chán, thiếu điểm nhấn đáng nhớ. Diễn viên tuy sáng sân khấu nhưng lại chưa có tiếng tăm lớn.
3. Max Steel - Thua lỗ 14 triệu USD
Đầu tư hơn 20 triệu USD nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 6,3 triệu USD trên toàn cầu, Max Steel chắc chắn là một trong những "hố đen phòng vé" kinh khủng nhất 2016. Nguyên nhân thất bại của bộ phim đã được dự đoán từ trước vì chất lượng tệ hại, bị giới chuyên môn "ném đá" không thương tiếc. Ekip sản xuất đã phải trả giá cho sự cẩu thả, hời hợt của mình với con số doanh thu này.
4. Jane Got a Gun - Thua lỗ 22 triệu USD
Jane Got a Gun hẳn là dự án phim đen đủi nhất năm. Nữ minh tinh xinh đẹp Natalie Portman cũng không thể cứu vãn sự thua lỗ khủng khiếp của phim. Trong quá trình sản xuất, Jane Got a Gun liên tục gặp mâu thuẫn ekip khiến lịch quay bị hoãn, công tác hậu kỳ bị gián đoạn, đạo diễn bỏ phim trường ngay ngày đầu tiên khai máy,... Lục đục nội bộ khiến con đường ra rạp của phim trở nên vô cùng chật vật, hãng sản xuất thậm chí còn không buồn quảng bá đúng mực. Dễ hiểu vì sao Jane Got a Gun chỉ thu được 3 triệu USD toàn cầu.
5. Bad Santa 2 - Thua lỗ 4 triệu USD
Phần 1 của bộ phim ra mắt năm 2003 từng tạo nên cơn sốt và nhanh chóng "cá kiếm" 60 triệu USD doanh thu. Tuy nhiên phần 2 này đã hoàn toàn thất bại khi yếu tố hài hước và câu chuyện hấp dẫn của phần 1 không được tiếp nối thành công. Kịch bản yếu kém nên ekip sản xuất Bad Santa 2 cũng không thể trách ai khi phim thua lỗ.
6. Ben-Hur - Thua lỗ 6 triệu USD
Ben-Hur là một thất bại vô cùng "chua xót" của MGM vì gần như không có bom tấn 100 triệu USD nào lại có thể lỗ vốn. Nguyên nhân chính dẫn đến kết cục "bi thảm" này là bởi phiên bản 2016 không thể so sánh với bản cũ kinh điển từng phá kỷ lục Oscar. Con số kinh phí quá lớn 100 triệu USD cũng là lý do khiến bộ phim khó lòng hồi vốn.
7. Deepwater Horizon - Thua lỗ 4 triệu USD
Có lẽ khán giả đã quá chán những bộ phim thảm họa với nhân vật chính là anh hùng kiểu Mỹ "một tay cứu cả vũ trụ". Nhà làm phim Deepwater Horizon lại không nhìn ra được sự thật này. Bằng chứng là bộ phim đã bị lạnh nhạt tại các phòng chiếu và không bán đủ vé để hòa vốn.
8. Free State of Jones - Thua lỗ 24 triệu USD
Bộ phim lấy đề tại nội chiến này là một trường hợp khá đặc biệt. Free State of Jones đạt nhiều kỳ vọng khi được các chuyên trang điện ảnh khen ngợi, xuất hiện trong các lễ trao giải uy tín. Tuy nhiên bộ phim hoàn toàn không thể chinh phục khán giả vì đề tài khô khan, cách kể chuyện dài dòng, nhiều chi tiết vô nghĩa gây nhàm chán.
Theo VNE
Những phim bom tấn đạt doanh thu khủng tại Trung Quốc Nhà sản xuất "Warcraft" chắc cũng bất ngờ khi Trung Quốc llà đất nước đóng góp đến hơn nửa doanh thu cho tác phẩm trên toàn thế giới. Warcraft: Doanh thu tại Mỹ: 24,3 triệu USD. Doanh thu tại Trung Quốc: 156 triệu USD. Bộ phim gây sốt tại Trung Quốc là điều không quá bất ngờ khi có đến gần 3 triệu...