5 chiến hạm hùng mạnh nhất mọi thời đại
Thiết giáp hạm lớp Yamato là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Nhật Bản. Yamato được hạ thủy vào ngày 8/8/1940. Yamato có chiều dài 256 m, rộng 36,9 m và nặng nhất 68.200 tấn.
Được coi là pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh, USS Missouri là một trong 5 thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Thiết giáp hạm Bismarck vào năm 1940.
Bismarck là thiết giáp hạm của Hải quân Đức. Nó được coi là chiến hạm tối tân nhất từng tham gia trận đánh tại khu vực Đại Tây Dương trong Thế chiến II. Bismarck được hạ thủy vào tháng 2/1939. Nó là chiến hạm lớn nhất của Đức và có trọng tải lớn hơn mọi tàu chiến châu Âu, ngoại trừ HMS Vanguard. Dàn hỏa lực của Bismarck gồm 8 khẩu pháo 380 cỡ nòng 380 mm, 12 khẩu 150 mm cùng 16 pháo phòng không SK-C/33
Trong quá trình phục vụ vỏn vẹn 8 tháng và dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Ernst Lindemann, Bismarck tham gia một chiến dịch duy nhất với tên mã Rheinbung vào tháng 5/1941. Nó cùng tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen đánh chặn và hạ gục tàu chiến HMS Hood – niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia Anh và buộc thiết giáp hạm Prince of Wales phải rút lui. Bản thân Bismarck bị bắn trúng 3 lần và rò rỉ nhiên liệu từ một thùng chứa bị vỡ. Sáng 27/5/1941, Bismarck đã bị tổng lực gồm máy bay ném ngư lôi, thiết giáp Anh tấn công và chìm sau 3 giờ chống trả.
Thiết giáp hạm lớp Yamato.
Thiết giáp hạm lớp Yamato là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Nhật Bản. Yamato được hạ thủy vào ngày 8/8/1940. Thiết kế của Yamato nghiêng về sức mạnh tấn công và phòng thủ tốc độ cao. Yamato cùng Musashi là những thiết giáp hạm lớn nhất với chiều dài 256 m, rộng 36,9 m và nặng nhất (68.200 tấn) từng được chế tạo. Lượng rẽ nước của nó lên đến 72.800 tấn khi đầy tải và được trang bị dàn pháo chính gồm 9 khẩu với cỡ nòng lên đến 460 mm. Nó có thể di chuyển ở tốc độ 50 km/h.
Vào giai đoạn Thế chiến II, từ ngày 22 – 25/10/1944, Yamato gia nhập lực lượng trung tâm của Đô đốc Taken Kurita trong trận vịnh Leyte, cuộc hải chiến lớn nhất trong lịch sử. Trong trận chiến biển Sibuyan, Yamato trúng 3 quả bom xuyên thép từ máy bay của tàu sân bay Essex của Hải quân Mỹ.
Ngày 7/4/1945, trong trận chiến ngoài khơi Okinawa mang tên Cuộc hành quân Ten-go, Yamato hứng chịu cuộc tấn công của 280 máy bay của lực lượng Đặc nhiệm TF 58 Mỹ. Nó trúng hai quả bom và một quả ngư lôi. Hai trong số các tàu khu trục hộ tống cho Yamato bị đánh chìm. Không lâu sau đó, một đợt tấn công thứ hai với sự tham gia của 100 máy bay nhắm vào Yamato và những chiếc tàu hộ tống còn lại. Sau khi trúng 10 ngư lôi và 7 bom, hầm đạn phía trước của Yamato phát nổ. Đám khói bốc lên từ vụ nổ cao đến 6,4 km. Thiết giáp hạm lớn nhất thế giới đã bị đánh chìm.
USS Missouri.
USS Missouri thuộc lớp lowa của Hải quân Mỹ. Nó phục vụ chủ yếu trong nhiều trận đánh tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Missouri là chiến hạm cuối cùng do Mỹ chế tạo. Nó cũng là nơi Đế quốc Nhật Bản ký kết văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Chủ lực hạm Missouri được coi là một pháo đài trên biển, với hệ thống hỏa lực cực mạnh. Dàn pháo chính của chiến hạm Missouri gồm 9 pháo hạng nặng cỡ nòng 406 mm, 20 pháo hạm 127 mm, 80 khẩu pháo phòng không 40 mm, 49 pháo phòng không 20 mm. USS Missouri là thiết giáp hạm chủ lực của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Nó tham gia các trận đánh Iwo Jima và Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và cuộc chiến vùng Vịnh. USS Missouri ngừng hoạt động vào ngày 31/3/1992.
Video đang HOT
Thiết giáp hạm Mikasa được trưng bày tại bảo tàng ở thành phố Yokosuka.
Mikasa là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo tại Anh vào đầu thế kỷ 20. Nó từng tham gia các trận chiến Hoàng Hải ngày 10/8/1904 và trận Tsushima ngày 27/5/1905 trong chiến tranh Nga – Nhật. Tên của nó được đặt theo núi Mikasa tại Nara, Nhật Bản. Mikasa có trọng tải 15,140 tấn, chiều dài 131,67 m, rộng 23,23 m, mớn nước 8,28 m. Đây được cho là chiến hạm nổi tốt nhất trong những thập niên cuối của thế kỷ 19. Các khẩu pháo chính được bố trí thành nhóm tháp pháo bọc thép ở vị trí trung tâm, cho phép phần còn lại của con tàu được bảo vệ đồng đều bằng những tấm thép giáp Krupp hạng nặng. Nhờ thiết kế này, Mikasa đã chịu đựng được một số lượng lớn phát bắn trúng trực tiếp. Mikasa đang được trưng bày tại bảo tàng ở thành phố Yokosuka.
Chiến hạm lừng lẫy một thời HMS Victory.
HMS Victory là tàu chiến được trang bị 104 khẩu pháo của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó được hạ thuỷ trong năm 1765. HMS Victory nổi tiếng trong trong trận đại chiến chống hạm đội Pháp – Tây Ban Nha ở ngoài khơi Trafalgar năm 1805 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Nelson. Nó từng chinh chiến trong 3 thập kỷ và trải qua nhiều cuộc chiến như cách mạng Pháp, các trận đánh của Napoleon. Năm 1922, Hải quân Hoàng gia Anh chuyển HMS Victory tới một bến tàu ở Portsmouth, Anh. Đây là tàu hải quân cổ nhất thế giới còn tồn tại cho tới nay.
Theo Zing
Nhật Bản có bảo vệ Đài Loan nếu Đài Bắc bị Trung Quốc tấn công?
Một vấn đề khác được dư luận đặt câu hỏi là với Hiến pháp sửa đổi mới thì nước Nhật sẽ áp dụng những sửa đổi này tại đâu, với ai.
Theo truyền thông của Nhật Bản Nội các nước này ngày 1/7/2014 đã chính thức thông qua thay đổi lớn trong chính sách an ninh của nước này, cụ thể là diễn giải lại hay nói chính xác là sửa đổi Điều 9, Hiến pháp, mở đường cho việc quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài.
Theo hiến pháp của Nhật, Tokyo bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột, trừ trường hợp phòng vệ. Nhưng việc diễn giải lại luật sẽ cho phép "phòng vệ tập thể" tức là cho phép quân đội của Tokyo dùng vũ lực để bảo vệ các đồng minh bị tấn công.
Các nhà lập pháp của liên minh cầm quyền thông qua thay đổi trên vào sáng 1/7/2014 và Nội các Nhật sau đó cũng có bước đi tương tự trong cùng ngày. Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy mạnh mẽ cho thay đổi này, ông lập luận rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Hải quân Nhật Bản
Mỹ - một trong những cường quốc mà Nhật Bản có quan hệ đồng minh về an ninh từ hàng chục năm qua cũng đã bày tỏ thái độ hoan nghênh bước đi này, tuy nhiên, Trung Quốc, nước vốn đang có quan hệ căng thẳng với Tokyo lại tỏ ra rất tức giận.
Về sự kiện này của Tokyo, giới chuyên gia phân tích cho rằng mặc dù không nói ra nhưng ai cũng ngầm hiểu một điều là Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản được sửa đổi là một phần của kế hoạch chuẩn bị cho tương lai có khả năng bị Trung Quốc dùng vũ lực "thu hồi" trong tương lai.
Các chuyên gia cho rằng mục đích của việc diễn giải, sửa đổi Điều 9 trong hiến pháp của Nhật là cung cấp cho lực lượng vũ trang của nước này thứ quyền cố hữu đối với hoạt động tự vệ tập thể, nội dung được đánh dấu, quy định khá nổi bật trong Điều 51, Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản đem lại cho quân đội nước này nhiều giới hạn hơn giới hạn trước đó trong các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo an ninh cho nước Nhật.
Nhật Bản, Mỹ diễn tập trung trên biển (ảnh minh họa)
Dư luận vẫn đang có một câu hỏi "tò mò lớn" về việc vì sao TQ vẫn tiếp tục phát hành các bản đồ đứt đoạn đối với tuyên bố (phi pháp-PV) của Bắc Kinh trên BĐ.
Không giống hoàn toàn như Điều 51 trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc, điều quy định cho phép tất cả các quốc gia có quyền cố hữu tham gia vào các hoạt động trợ giúp đồng minh, thậm chí trong cả trường hợp bản thân những nước (cung cấp hỗ trợ cho đồng minh) không bị đe dọa một cách trực tiếp từ các thế lực thù địch, Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản chỉ cho phéo Tokyo tiến hành các hoạt động bản vệ đồng minh nếu những nước đồng minh này có mối quan hệ, có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh của Nhật.
Ông Kazuo Kitagawa - Phó chủ tịch đảng Tân Komeito - đối tác liên minh với đảng LDP cầm quyền tại Nhật Bản cũng đã giải thích rằng: "Tự vệ tập thể theo luật pháp quốc tế có nghĩa là bảo vệ các quốc gia mà không cần cân nhắc điều đó có vi phạm an ninh của chính nước (có hành động bảo vệ) hay không. Tuy nhiên, với Nhật Bản thì chúng tôi coi đây là một phần của chiến lược tự vệ".
Một vấn đề khác được dư luận đặt câu hỏi là với Hiến pháp sửa đổi mới thì nước Nhật sẽ áp dụng những sửa đổi này tại đâu, với ai.
1 loại tên lửa tấn công của Không quân Đài Loan
Bài báo của TQ dường như quên mất lịch sử, không biết rằng một khi đã xảy ra chiến sự thì vũ khí thôi không quyết định được chiến thắng.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, Nhật Bản sẽ áp dụng những sửa đổi mới này trong mối quan hệ đồng minh với Mỹ, trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên (rất có thể là hoạt động phối hợp bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng trong trường hợp Bắc Triều Tiên phát động tấn công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ).
Còn một đối tượng nữa mặc dù không được nhắc đến nhưng ai cũng ngầm hiểu đó là vấn đề Đài Loan, một trong những đồng minh của Tokyo. Không ai có thể phủ nhận rằng Đài Loan là quốc gia thân thiện, đối tác tin cậy nhất của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á.
Điều 9 trong hiến pháp của Nhật Bản đã được sửa đổi và thông qua, như vậy Tokyo hoàn toàn có khả năng can thiệp, bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công, khống chế đảo này bằng vũ lực.
Cũng có nhiều chuyên gia không cho rằng Nhật Bản sẽ dùng quân đội tấn công chống lại các thế lực muốn thu hồi Đài Loan (nói thẳng là Trung Quốc) nhưng ông Zachary Keck - Biên tập viên quản lý của tạp chí Học giả ngoại giao danh tiếng có trụ sở tại Tokyo cho rằng khả năng Nhật Bản bảo vệ Đài Loan là hoàn toàn có thể.
Điều kiện để Nhật Bản ra tay
Đài Loan, Senkaku và khoảng cách với Trung Quốc, Nhật Bản
Chuyên gia Zachary Keck có biết tờ Thời báo Nhật Bản mới đây có một báo cáo cho hay, dưới những sửa đổi của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật, có điều kiện để Nhật Bản tiến hành hành động trợ giúp các đồng minh của mình, trong đó bao gồm:
Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép).
- Hành động tấn công vào quốc gia (đồng minh của Nhật Bản - PV) tạo ra sự nguy hiểm với sự tồn vong của Nhật Bản hoặc làm nguy hại, ảnh hưởng cơ bản đến quyền được số, mưu cầu tự do, hạnh phúc của công dân Nhật Bản.
- Không còn các nào khác trong việc đẩy lui tấn công, bảo vệ nước Nhật và công dân nước Nhật.
- Sử dụng lực lượng (vũ trang) có giới hạn để đạt được sự cần thiết tối thiểu.
Trước khi, sửa đổi Điều 9 hiến pháp được chính thức thông qua hôm 1/7/2014, Thời báo Nhật Bản cũng đã nói rằng nội dung dự thảo sửa đổi hiến pháp của Nội các Nhật Bản đề cập rằng Nhật Bản có thể can thiệp quân sự "khi nước đồng minh bị tấn công có quan hệ mật thiết với Nhật Bản, tạo ra mối nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của nước Nhật cũng như làm nguy hại đến những quyền cơ bản (bao gồm quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc) của công dân Nhật".
Chuyên gia Zachary Keck tin chắc rằng Tokyo sẽ hành động vì Đài Loàn bởi: Thứ nhất, ở khu vực Đông Bắc Á, Đài Loan là đối tác, đồng minh thân thiện nhất đối với Nhật Bản. Thứ hai, nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công, tái kiểm soát hòn đảo này chắc chắn sẽ tạo ra mối nguy hại sống còn đối với nước Nhật, chính vì vậy tấn công vào Đài Loan cũng là tấn công vào Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku (hiện Nhật Bản đang kiểm soát) nằm cách xa Trung Quốc hơn đảo Đài Loan nửa khoảng cách. Chính điều này tạo lợi thế cho Bắc Kinh trong việc sử dụng lực lượng quân sự vốn đông đảo của mình trong một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào Đài Loan.
Quân đội Đài Loan
Vị trí của Đài Loan cũng sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hoạt động tấn công tiềm tàng từ 2 hướng. Hơn nữa vị trí chiến lược của hòn đảo này một khi rơi vào tay Trung Quốc sẽ cho Bắc Kinh thêm quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải đến và đi từ Nhật Bản.
Chính vì vậy mà một cuộc tấn công khống chế bằng vũ lực của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan sẽ được cho là mối đe dọa khủng khiếp đối với sự toàn vẹ lãnh thổ cũng như ảnh hưởng đến quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc của công dân Nhật.
Điều còn chưa bàn đến đó là đảo Đài Loan còn liên quan trực tiếp đến chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Washington. Việc quân đội Mỹ phải ra tay hỗ trợ Đài Loan là điều chắc chắn, hơn nữa Mỹ và Nhật Bản là hai đồng minh rất quan trọng trong trục quan hệ Mỹ- Nhật - Đài ở châu Á, chắc chắn Tokyo sẽ can thiệp quân sự để ủng hộ Đài Loan.
Hiện nay Tokyo chưa công khai khả năng can thiệp giúp đảo Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công là bởi một số lý do liên quan đến dư luận, đặc biệt là tuân thủ chiến thuật và chiến lược ngoại giao sâu sắc, chắc chắn của Nhật Bản.
Theo Giáo Dục
Philippines ủng hộ Nhật Bản mở rộng vai trò của quân đội Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), hôm 24/6, trong chuyến thăm tới Tokyo, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc Nhật Bản nới lỏng các hạn chế đối với quân đội. WSJ dẫn lời ông Aquino cho hay, ông tin rằng việc vai trò của quân đội Nhật Bản được mở rộng sẽ góp phần...