5 chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Nga
Máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh Tu-160 hay tiêm kích đa năng MiG-29 là hai trong 5 phi cơ uy lực và vượt trội của Nga theo đánh giá của một tạp chí quân sự Mỹ.
Tiêm kích huyền thoại Su-27 của Nga. Ảnh: Wikipedia
Theo National Interest, Su-27 (NATO gọi là Flanker) là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với F-15 và F-16 của Mỹ. Su-27 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối năm 1970 và phục vụ Không quân Xô viết từ năm 1985.
Tiêm kích Su-27 ra đời nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không với bán kính chiến đấu 750 km. Với tốc độ 2.525 km/h, nó bay nhanh hơn so với F-16 và F/A-18 của Mỹ (tốc độ F-16 là 2.200 km/h và F/A-18 là 1.900 km/h).
Su-27 mang theo hàng loạt vũ khí như 27R1, tên lửa tầm trung đa năng với đầu đạn tự dẫn đường bằng radar bán tự động. Khung phi cơ được nâng cấp nhiều lần để đảm nhận vai trò mới.
MiG-29
MiG-29 của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Video đang HOT
MiG-29 (NATO gọi là Fulcrum) là một trong những chiến đấu cơ tiên tiến nhất do Liên Xô sản xuất. Giống Su-27, nó ra đời để cạnh tranh với F-15 và F-16 của Mỹ. Trong khi MiG-29 nhỏ hơn Su-27 và không thể cạnh tranh về phạm vi, tốc độ, song nó lại vượt trội về khả năng cơ động.
Tiêm kích của hãng sản xuất máy bay Mikoyan tại Nga là chiến đấu cơ đa năng, mang theo các tên lửa không đối không như AA-8 và tên lửa không đối đất AS-12. Từ năm 1983, MiG-29 đảm nhận nhiều nhiệm vụ chuyên biệt hơn do khả năng cơ động.
Hiện MiG-29 vẫn phục vụ quân đội Nga và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Do được xuất khẩu rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh, nó xuất hiện trên nhiều chiến trường – như Balkan – những năm 90. Chính phủ Syria vẫn sử dụng MiG-29, trong khi Nga dự định cung cấp loạt mới phiên bản mới của tiêm kích nhằm củng cố sức mạnh cho đồng minh của họ ở Trung Đông.
Sukhoi Su-35
Su-25. Ảnh: Sputnik
Su-35 (tên của NATO: Flanker-E ) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, thế hệ 4 do công ty sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế. Nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa 2.390 km/h, chậm hơn so với Su-27, song bán kính chiến đấu đạt 1.600 km.
Hệ thống vũ khí trên Su-35 cũng được nâng cấp. Ban đầu, tiêm kích có 12 giá treo vũ khí với tải trọng là 8.000 kg. Các tên lửa không đối không trên tiêm kích khá đa dạng, gồm K-77ME, một phiên bản của tên lửa không đối không K-77, và Kh-59 – tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Ngoài ra, khung Su-35 có khả năng hấp thụ sóng radar.
Sukhoi T-50/PAK FA
Sukhoi T-50 PAK FA của Không quân Nga. Ảnh: Sputnik
Sukhoi T-50/PAK FA là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5. Với tốc độ tối đa 2.600 km/h, nó vượt trội hơn những phiên bản trước. Là một tiêm kích đa năng, T-50 sở hữu cả hai hệ thống không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R77 và hai quả bom chống hạm.
Không quân Nga dự tính trang bị hai pháo Gsh-30-1, loại pháo có thể bắn 1.800 phát/phút, cho tiêm kích.
Tupolev Tu-160
Tupolev Tu-160 có tốc độ vượt trội so với máy bay ném bom Mỹ. Ảnh: Sputnik
Tupolev Tu-160 (NATO gọi: Blackjack) là một máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với đôi cánh có thể thay đổi hình dạng. Sở hữu tốc độ tối đa đạt 2.220 km/h, Tu-60 vượt trội hơn so với các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ như Lancer B1-B (1.448 km/h) và B-52 (1.000 km/h).
Bán kính chiến đấu của Tu-160 khá ấn tượng (7.300 km). Tu-160 có thể mang vũ khí hạt nhân và thông thường. Tên lửa Kh-55MS với động cơ phản lực đẩy là một trong những vũ khí của Tu-160. Kh-55MS mang theo một đầu đạn hạt nhân có tầm bắn 3.000 km.
Tính đến năm 2015, Nga là nước duy nhất sử dụng Tu-160. Theo kế hoạch, Nga sẽ chế tạo thêm 50 Tu-160 và đặt tên là Tu-160M2. Quá trình sản xuất sẽ bắt đầu sau năm 2023. Bên cạnh đó, Moscow đồng thời sản xuất máy bay ném bom tàng hình PAK DA, một sản phẩm khác của hãng Tupolev.
Theo NTD
Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ vượt trội Trung Quốc về "quyền lực mềm"
Want China Times nhận định bên cạnh Không quân và Hải quân Mỹ, quân đội Bắc Kinh cũng cần chú ý tới Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ (ANG), đơn vị đang sở hữu 585 máy bay chiến đấu, 185 chiếc tiếp nhiên liệu và 207 máy bay vận tải.
Hai chiếc F-22 Raptor thuộc phi đội 180 Fighter Wing ở căn cứ Hawaii. (Ảnh: USAF)
Theo báo Đài Loan Want China Times, vai trò của ANG được đánh giá rất quan trọng vì nó là nguồn cung cấp phi công tác chiến.
Trong 7 thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, phi công Mỹ mất nhiều thời gian huấn luyện hơn mới có thể vận hành được các phương tiện bay quân sự tối tân, chính điều này làm cho vấn đề nhân lực trở nên cấp bách hơn nhiều so với thời kỳ Thế chiến II.
Gần đây, phi công Trung Quốc thuộc các đơn vị tiền phương có nhiều giờ bay hơn các đồng nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ lại sở hữu lượng phi công dân sự của hơn 50 bang, ở cả 2 quần đảo Guam và Virgin. Lực lượng phi công dân sự của Mỹ vượt trội hơn so với Trung Quốc về số giờ bay.
Thêm vào đó, các phi công của ANG đều có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay chiến đấu tân tiến nhất. ANG được trang bị tới 20 chiếc máy bay tàng hình F-22 thế hệ thứ 5. Họ cũng cung cấp một trong những phi đội vận tải và tiếp nhiên liệu lớn nhất thế giới.
Cùng với phi đội máy bay vận tải của của Không quân Mỹ, ANG giúp Washington có thể tiến hành các chiến dịch quân sự trên khắp thế giới. Đồng thời, lực lượng này cũng cung cấp các chương trình cứu hộ cho các quốc gia bị thảm họa thiên tai. Chỉ riêng năng lực này đã đảm bảo cho Mỹ vượt trội Trung Quốc trong các vấn đề cần thể hiện quyền lực mềm.
Trần Khánh
Theo WCT
Trung Quốc có máy bay điện đầu tiên trên thế giới Tờ Sputnik (Nga) đưa tin, Trung Quốc vừa sản xuất được chiếc máy bay chở khách chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới.Máy bay này chỉ cần nạp điện trong vòng hai giờ và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 160 km/h. Trung Quốc đã sản xuất được chiếc máy bay chở khách chạy bằng đầu tiên trên thế...