5 chiếc máy bay chiến đấu mang tính đột phá trong lịch sử
Tất cả chúng đều là những chiếc máy bay “hoàng kim” một thời.
SPAD S.XIII
SPAD S.XIII là một loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh của Pháp trong Chiến tranh thế giới I, do hãng Société Pour L’Aviation et ses Dérivés (SPAD) phát triển từ loại SPAD S.VII.
Nó là một trong những máy bay chiến đấu có khả năng nhất trong những lần tham gia không chiến thời kỳ đầu. Đây cũng là chiếc máy bay được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn với khoảng 8.472 chiếc và hơn 10.000 đơn đặt hàng phải hủy bỏ do chiến tranh kết thúc.
Những chiếc SPAD S.XII đời thấp hơn đã làm mưa làm gió trên bầu trời vào khoảng thời gian 1916. Sau đó, nó đã bị Đức vượt mặt bởi loại máy bay chiến đấu tối tân hơn. Cuối cùng đội ngũ thiết kế của Pháp đã cho ra đời phiên bản SPAD S.XIII.
Ngoài việc nâng cấp động cơ công suất lớn và tốt hơn phiên bản cũ, SPAD S.XIII còn được trang bị một khẩu pháo 37 mm bắn qua trục cánh quạt. Giúp chiếc chiến đấu cơ trở nên linh hoạt và thành kẻ địch đáng sợ của các loại máy bay thời điểm đó.
F-6F Hellcat
Tên đầy đủ của chiếc máy bay này là Grumman F6F Hellcat (Mụ Phù Thủy) là một kiểu máy bay tiêm kích hậu duệ của F4F Wildcat, nhưng là một thiết kế hoàn toàn mới, chỉ có vài đặc điểm tương tự của dòng Wildcat. Hellcat cùng với chiếc Vought F4U Corsair được coi là máy bay tiêm kích chủ lực trang bị cho tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ vào nửa sau của Thế Chiến Thứ II.
Video đang HOT
Hellcat là kiểu máy bay thành công nhất trong lịch sử hải quân, tiêu diệt 5.171 máy bay địch (5.163 chiếc tại Thái Bình Dương và 8 chiếc trong chiến dịch miền Nam nước Pháp), cộng thêm 52 chiến tích nữa của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, Hellcat nhanh chóng được rút khỏi tiền tuyến và chính thức nghỉ hưu khỏi vai trò tiêm kích bay đêm trong các phi đội hỗn hợp vào năm 1954.
Me 262 hay Messerschmitt Me 262 Schwalbe (tiếng Đức, nghĩa là Chim nhạn) được xem như máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, do Đức chế tạo. Nó được sản xuất trong chiến tranh thế giới II và được biên chế trong các đơn vị vào năm 1944 với vai trò là máy bay ném bom/trinh sát và máy bay tiêm kích/đánh chặn.
Phi công Đức đặt tên cho nó là Turbo, trong khi quân Đồng minh lại gọi nó là Chim báo bão. Khi chưa kết thúc chiến tranh Me 262 không có một vai trò hay hoạt động đáng kể nào (xấp xỉ 150 máy bay đồng minh bị tiêu diệt cho 100 chiếc Me 262 bị tiêu diệt), nhưng thiết kế của nó lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển máy bay chiến đấu về sau.
Me 262 rõ ràng đã báo hiệu sự kết thúc của máy bay động cơ pít-tông. Trong một chuyến bay, Me 262 tăng tốc quá 800 km/h (500 mph), nhanh hơn 150 km/h (93 mph) so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của quân đồng minh hoạt động trên bầu trời Châu Âu thời ấy.
Mig-21 Bis
Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan tại Liên bang Xô Viết. Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này và hiện nay MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm khi nó bay lần đầu tiên.
Đây cũng là chiếc máy bay đạt rất nhiều kỷ lục về hang không như:
- Máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không.
- Máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II.
- Máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này thậm chí còn vượt qua tốc độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Đã có khoảng 10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo.
F-15
F-15 Eagle (Đại bàng) của hãng McDonnell Douglas (đã sáp nhập vào Boeing) là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.
Nó được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ và bay lần đầu tiên vào ngày 27/7/1972. Phiên bản cải tiến F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) là kiểu máy bay tiêm kích kết hợp cường kích hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được đưa vào hoạt động từ năm 1989. F-15 dự định sẽ được phục vụ trong Không Quân Hoa Kỳ đến năm 2025.
Tính tới năm 2005, F-15 thuộc mọi lực lượng không quân đã có thành tích tiêu diệt 104 mục tiêu trên không trong các trận không chiến (theo nguồn cung cấp từ các bên sử dụng nó, ngoại trừ trường hợp một chiếc F-15J của Nhật Bản bắn rơi một chiếc F-15J khác năm 1995 vì một tên lửa AIM-9 Sidewinder hoạt động không chuẩn xác trong một cuộc huấn luyện không chiến sử dụng đạn thật).
Theo Báo đất Việt
Sau tên lửa, Nga cấp siêu tiêm kích cho Syria
Nga vừa đưa ra lời hứa sẽ cung cấp loại máy bay tiêm kích MiG-29 cho Syria theo hợp đồng, Interfax đưa tin hôm nay 31/5.
Tổng giám đốc tập đoàn MIG - ông Sergei Korotkov, đã chia sẻ thông tin trên với Interfax.
Ông Korotkov cho biết để bàn thảo chi tiết hợp đồng về mua bán loại tiêm kích này, một phái đoàn Syria đã đến Nga.
"Tôi nghĩ các chiếc MIG-29 sẽ được bán cho Syria", ông Korotkov nói và cho biết thêm đó sẽ là 10 chiếc MiG-29M2 (loại hai chỗ ngồi) và MiG-29M (loại một chỗ ngồi).
Tiêm kích MiG-29
Tuy nhiên tổng giám đốc tập đoàn MIG không cho biết cụ thể về thời gian thực hiện hợp đồng.
Vào năm 2007, Syria đã đặt hàng của Nga 24 chiếc tiêm kích MiG-29, nhưng đến nay nước này vẫn chưa nhận được chiếc máy bay nào. Nguyên nhân là do cộng đồng quốc tế cấm vận vũ khí đối với chế độ của ông Bashar al-Assad.
Trước tình cảnh này Nga đã chuyển hướng, bán một số MiG-29 cho Serbia.
Vào mùa hè năm 2012 có thông tin rằng, Nga sẽ dừng việc cung cấp cho Syria 20 chiếc trực thăng chiến đấu Mi-25 cho đến khi "tình hình trở lại bình thường" tại đất nước này.
Nguồn tin của Interfax khi đó cho biết, Moscow cảm thấy không an tâm khi lực lượng đối lập được vũ trang, và trong điều kiện như thế chính quyền Syria "có thể sẽ không đảm bảo an toàn khi tiếp nhận máy bay trực thăng".
Cuộc nội chiến tại Syria nổ ra từ tháng 3/2011, đến nay đã làm khoảng 80 nghìn người thiệt mạng.
Trong tình thế này, Nga vẫn ủng hộ chế độ của ông Bashar al-Assad và toan tính hỗ trợ ông ta cả về mặt tinh thần lẫn vũ khí, khí tài. Điều này làm các nước phương Tây, vốn ủng hộ lực lượng đối lập Syria, không hài lòng.
Theo vietbao
Tiết lộ nơi Trung Quốc bố trí 200 cường kích JH-7 JH-7 là cường kích tiên tiến, mạnh mẽ của Trung Quốc được nước này bố trí trang bị cho cả Không quân và Không quân Hải quân. Theo Tạp chí Khán Hòa, những bức ảnh vệ tinh được công bố hồi tháng 5/2013 cho thấy Công ty máy bay Tây An (XAC), Trung Quốc đã sản xuất thêm 9 máy bay cường kích...