5 chi tiết xuyên tạc trong Tam Quốc Diễn Nghĩa khiến Chu Du bị hậu thế “dìm hàng” không thương tiếc
Hầu hết đều tập trung vào mối quan hệ giữa ông và Khổng Minh Gia Cát.
Tác giả của Tam Quốc Chí – Trần Thọ từng hết lời ca ngợi vị danh tướng hoàn mỹ của Đông Ngô như sau: “Trong chính trị thì có tầm nhìn xa trông rộng, trung thành, tận tâm, trong quân sự lại đảm lược hơn người, trí dũng song toàn, nhân cách tốt đẹp”. Rõ ràng, nếu xếp hạng các nhân vật nổi trội nhất của thời kỳ này, Chu Du xứng đáng được xếp vào hàng nhất đại anh hùng. Thế nhưng vì sao trong con mắt hậu thế, hình tượng của ông lại bị bóp méo tới mức khó tin như vậy?
Sự xuyên tạc của La Quán Trung hầu hết đều nhằm về mối quan hệ giữa Chu Du và Gia Cát Lượng
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung là một tuyệt tác về cuộc giao tranh giữa Ngụy – Thục – Ngô. Nó mô tả “gần như” đúng hết các chiến dịch quan trọng và những thời khắc lịch sử. Thế nhưng, chính vì cái “gần như” này mà khiến cho rất nhiều độc giả đời sau có nhận định sai lầm về không ít nhân vật nổi tiếng. Trong số đó, các đoạn mô tả về Chu Du chính là nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất.
Chu Du bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần, hộc máu rồi chết?
Chi tiết mà Chu Du phải thốt lên rằng: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng” là yếu tố xuyên tạc mà La Quán Trung đã tạo dựng nên. Theo nhiều sử sách, Lưu Bị (với con mắt nhìn người rất tốt) đánh giá Chu Du là người độ lượng quảng đại. Những người như thế đâu có dễ gì bị trêu tức đến chết?
Chu Du vốn là người độ lượng quảng đại, sao có thể bị chọc tức mà chết?
Nhiều sử gia cũng chỉ ra rằng, từ sau chiến thắng ở Xích Bích cho đến lúc qua đời, Chu Du vốn không hề gặp qua Khổng Minh. Bởi lúc ấy, quân Thục vẫn đang gấp rút chuẩn bị sau khi tam phân thiên hạ, Gia Cát Lượng còn tất bật ở Linh Lăng làm công tác hậu cần. Mãi sau này, khi Chu Du qua đời, Bàng Thống mới là người đến viếng chứ không phải Khổng Minh.
Kế sách “thuyền cỏ mượn tên”
Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù nhử quân Tào Tháo bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng “thuyền cỏ mượn tên” là do chính Tôn Quyền thực hiện. Cuốn Tam Quốc Chí Bình Thoại còn khẳng định kế sách này là do Chu Du hiến.
Kế này thực chất là do Chu Du hiến
Cuộc hôn nhân giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương
Video đang HOT
Trong lịch sử, Tôn Quyền đúng là đã gả em gái mình cho Lưu Bị với tính chất hôn nhân chính trị. Và có thể khẳng định, đây không phải mưu kế của Chu Du. Ghi chép về Tôn Thượng Hương không nhiều nhưng có những dòng mô tả khá chắc chắn: “Thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào phòng đều thấy lạnh cả người”. Vì thế, quan hệ giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương cũng chẳng được mặn nồng tình ái như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đâu.
Quan hệ giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương không hề mặn nồng tình ái
Đại kế “mượn gió đông”
Hỏa thiêu Xích Bích là trận đánh cực kỳ nổi tiếng. Nó không chỉ được khắc họa trong sử sách mà còn trên phim ảnh, truyện tranh và cả game online nữa. Thế nhưng, thực chất thì đây lại là “địa điểm” tiếp theo dành cho hư cấu của La Quán Trung. Có thể khẳng định rằng không có tình tiết Gia Cát Lượng lập đàn cầu gió Đông như Tam Quốc Diễn Nghĩa đã viết.
Cũng chẳng có việc Khổng Minh lập đàn cầu gió Đông
Chiếm Kinh Châu
Khi còn sống, Chu Du quả thực từng giữ Giang Lăng, Di Lăng làm đường nhập Xuyên. Thế nhưng không có chuyện Đông Ngô đánh Tây Thục hay Lưu Bị “mượn” đường. Chỉ sau khi ông qua đời, Lỗ Túc mới là người đem Nam Quận cho Lưu Bị “mượn”. Từ đó về sau, Đông Ngô phái Tôn Du phạt Thục rồi bị Lưu Bị cản đường. Rất có khả năng, Tam Quốc Diễn Nghĩa cố tình đảo lộn hai nhân vật Tôn Du và Chu Du.
Chỉ sau khi Chu Du chết, Lỗ Túc mới là người chủ trương cho “mượn” Kinh Châu
Dễ thấy, ảnh hưởng của chính sử luôn thua xa so với các tiểu thuyết văn học. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nhờ có lượng độc giả đông đảo mà đã làm sai đi hình tượng về danh tướng Chu Du.
Mãi cho đến sau này, khi ngành game ngày càng phát triển, nhiều game thủ “fan cuồng” nhà Ngô thường tái hiện lại cuộc so tài giữa Khổng Minh và Chu Du theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như việc sắp xếp để 2 vị tướng này “solo” đọ công lực chẳng hạn. Trong Tam Quốc Quần Anh Truyện 3.0, khi nghe tin Gia Cát Lượng sắp xuất hiện, nhiều người chơi còn chia sẻ rằng họ đã sẵn sàng đưa Chu Du đối đầu với vị quân sư nổi tiếng nhà Thục để đọ tài xem ai hơn.
Nhiều người chơi còn sẵn sàng sắp xếp cuộc chiến “solo” đọ công lực giữa Chu Du và Khổng Minh để chiêm ngưỡng
Gia Cát Lượng chuẩn bị xuất hiện trong Tam Quốc Quần Anh Truyện 3.0
Không biết đến bao giờ thì nỗi oan “trời không thấu, đất không hay” của Chu Du được giải. Dù sao thì, vẫn có một điều đúng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là Chu Du toàn diện hơn hẳn Gia Cát Lượng về phương diện đối nội. Tiếc là ông mất quá sớm, không thì những lần chạm trán tiếp theo giữa 2 vị quân sư đại tài này có lẽ sẽ còn mang đến nhiều bất ngờ hơn nữa.
Theo GameK
Phải chăng đây là nhân vật bị La Quán Trung hư cấu nhiều nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa?
Vị cao nhân từng nhiều lần trêu tức Tào Tháo liệu có phải là sản phẩm từ trí tưởng tượng...
Xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa hồi 68 và 69, Tả Từ đã nhanh chóng để lại ấn tượng mạnh cho độc giả. Ông được mô tả như một đạo sư Đạo giáo có sức mạnh pháp thuật vô biên, với nhiệm vụ lôi kéo Tào Tháo theo con đường này. Tương truyền, vào thời trẻ, Tả Từ từng tu luyện trên đỉnh Nga Mi, vô tình tìm thấy được Độn Giáp Thiên Thư - thứ đã giúp ông "tung mây cưỡi gió, chèo thuyền trên trời, băng qua những ngọn núi và xuyên qua những lớp đá, làm ánh sáng lơ lửng như hơi, ngao du bốn bể, tàng hình theo ý muốn hoặc biến hóa đổi dạng, ném gươm quăng dao lấy đầu người dễ như bỡn".
Dù chỉ xuất hiện chóng vánh nhưng Tả Từ vẫn gây ấn tượng mạnh cho độc giả
Tả Từ hứa sẽ tặng Tào Tháo toàn bộ bí kíp thần thông nếu ông ta gia nhập Đạo gia nhưng Tào Tháo lại đáp: "Ta cũng muốn từ quan về nhà, nhưng ngặt nỗi vì triều đình chưa có ai thay ta được". Khi Tả Từ đang cân nhắc sẽ chuyển đối tượng sang Lưu Bị, ông lại bị Tào Tháo buộc tội là quân do thám được phái đến. Mặc dù bị bắt, Tả Từ vẫn ngồi cười lớn, quân lính ra sức đánh đập nhưng vị đạo sư chỉ thiếp đi và đang ngáy khò khò, không biết đau đớn là gì. Tào Tháo giận lắm, cho quân lính giam ông vào cũi sắt, không cho ăn uống gì và bỏ mặc đó mấy ngày. Thế nhưng Tả Từ sắc mặt vẫn hồng hào, căng tràn sức khỏe.
Ông từng nhiều lần trêu tức nhất đại kiêu hùng Tào Tháo
Có lần Tả Từ từng mời Tào Tháo chén rượu bất tử nhưng Tào Tháo bảo Tả Từ phải uống trước. Tả Từ dùng cây trâm trên mũ chia cốc rượu ra làm hai, mình uống một nửa, vẫn nhường lại cho Tào Tháo một nửa. Tào Tháo không uống mà còn hất đi. Cái chén bỗng hóa thành chim cưu trắng lượn lờ quanh cung điện rồi biến mất. Quá sợ hãi trước các phép thần thông của Tả Từ, Tào Tháo bèn ra lệnh trừ khử tránh hậu họa, sai Hứa Chử dẫn ba trăm quân đuổi giết.
Ra đến cửa thành, trông thấy Tả Từ đi guốc đang lững thững ngay trước mặt, Hứa Chử thúc ngựa đuổi gấp, nhưng không tài nào theo kịp. Khi đuổi mãi đến một gò núi, có một đứa trẻ đang chăn một đàn cừu đi ăn. Tả Từ chạy vào giữa đàn cừu, Hứa Chử lấy tên bắn theo thì Tả Từ biến mất. Nghĩ rằng Tả Từ đã biến thành cừu, Hứa Chử giết hết cả đàn cừu rồi trở về. Lúc sau, vị đạo sư lại xuất hiện và bảo với đứa trẻ gắn đầu đám cừu và cổ thì chúng sẽ sống lại.
Dù cho có làm đủ mọi thứ nhưng Tào Tháo vẫn không thể tổn hại gì tới vị đạo sĩ này
Tào Tháo sai phác họa lại chân dung, đưa các nơi để truy bắt Tả Từ. Được vài hôm, trong thành ngoài thành, bắt được ba bốn trăm người giống hệt vị đạo sĩ, gây náo động khắp nơi. Tào Tháo dẫn năm trăm quân vây bọc chung quanh, chém tuốt cả bấy nhiêu người. Bất ngờ là, người nào bị chém chết, trong họng cũng có một vệt khí xanh, bay vụt lên trời. Chúng tụ lại một chỗ, biến thành Tả Từ chân chính. Tả Từ ngẩng mặt lên trên không, vẫy một con hạc trắng xuống, rồi vỗ tay cười ầm lên nói rằng: "Chuột đất theo hổ vàng, gian hùng sắp chết đến nơi!".
Tào Tháo sai lấy cung tên bắn, bỗng nhiên nổi trận cuồng phong, sỏi cát bay mù mịt. Những thân xác bị chém chết nhảy choàng dậy, tay xách đầu, chạy loạn diễn võ đánh Tào Tháo. Các quan văn võ ai nấy cùng hồn bay phách lạc, ngã lăn xuống đất, không ai cứu giúp được ai nữa.
Tả Từ từng được thiết kế mạnh hơn cả Lữ Bố trong Dinasty Warriors 5
Rất nhiều người đọc cho rằng, Tả Từ chỉ là nhân vật hư cấu do La Quán Trung tưởng tượng ra để báo hiệu cho cái chết của Tào Tháo. Thế nhưng không, đích thực là trong sử sách, có rất nhiều ghi chép về vị đạo sĩ này. Những tác phẩm nổi tiếng như "Hậu hán thư. Tả Từ truyện", "Sưu thần ký", "Phương dư thắng lãm", "Thiên hạ danh thắng chí", "Giang nam thông chí" hay "Lư giang huyền chí" cũng đều có ghi lại.
Thậm chí còn có nhiều ý kiến cho rằng Tả Từ đã sống từ trước cả khi nhà Hán sụp đổ và mãi 300 năm sau mới mất.
Hoặc gần đây, Tả Từ cũng sắp sửa xuất hiện trong lần update mới nhất của Tam Quốc Quần Anh Truyện
Khi đến với thế giới game, sức mạnh của Tả Từ cũng rất khó khắc họa vì về cơ bản, nhân vật này đã được thần thánh hóa quá nhiều. Một lão già có đủ những phép thần thông như Tề Thiên Đại Thánh thì ngay cả Lữ Bố, Quan Vũ, Triệu Vân... cũng đâu có cửa so bì lại được?
Trong Dinasty Warriors 5, Tả Từ từng được thiết kế mạnh ngang ngửa, thậm chí là còn nhỉnh hơn cả Lữ Bố. Mặc dù cách chơi có phần hơi khó do sát thương nhỏ nhưng vị tướng này mà vào tay cao thủ thì khó có ai địch lại được.
Hoặc gần đây, Tả Từ đang chuẩn bị có màn debut trong Tam Quốc Quần Anh Truyện () dưới vị trí là một tướng công phép cực mạnh. Rất nhiều người chơi đang chờ đợi sự ra mắt của Tả Từ vì khả năng tập trung sát thương hàng sau quá khủng, thậm chí còn hơn cả Chu Du hay Tào Tháo.
Vị tướng này có khả năng dồn sát thương phép cực khủng, hơn cả Tào Tháo hoặc Chu Du
Từng có người bình luận về Tả Từ như một vị ảo thuật gia đầu tiên của Trung Quốc khi hết lần này tới lần khác qua mặt được Tào Tháo. Thế nhưng, dù sao thì đối với dân gian Trung Hoa, đây cũng là một nhân vật được xếp vào hàng huyền thoại. Mặc dù không được nhắc đến qua nhiều giai thoại khác nhưng Tả Từ cũng là nhân vật đã góp phần truyền bá văn hóa Đạo giáo cho dân chúng sau này.
Theo GameK
Đúng là game Tam Quốc của người Việt sản xuất, chỉ riêng cốt truyện cũng đã rất "khác bọt" rồi Nếu như có vô số sản phẩm thẻ tướng Tam Quốc nhập ngoại chỉ bám sát theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Hoàng Đao Kim Giáp lại được vẽ thêm những tình tiết mà chưa ai nghĩ tới. Ngay từ đầu, cái tên Hoàng Đao Kim Giáp đã khiến nhiều game thủ thắc mắc về ý nghĩa thực sự...