5 chi tiết “vô lí đùng đùng” ở Bắc Kim Thang: Thiện Tâm tắm không thèm đóng cửa, để vú nuôi nhìn trộm?
“ Bắc Kim Thang” sau khi kết thúc, để lại 5 dấu hỏi chấm to đùng lơ lửng mà chẳng có câu trả lời.
Bắc Kim Thang là phim điện ảnh vừa mới ra rạp, dựa trên lời câu dẫn của một bài đồng dao quen thuộc với phần lớn khán giả. Thế nhưng, vẫn có những chi tiết khá hóc búa hoặc khó hiểu còn sót lại sau khi phim kết thúc mà chẳng có ai trả lời cho chúng ta cả.
(Bài viết tiết lộ nội dung phim, mong khán giả cân nhắc trước khi xem)
Phim điện ảnh Bắc Kim Thang kể về câu chuyện trở về nhà của Thiện Tâm ( Trịnh Tài) từ bệnh viện sau khi anh chàng này bị tai nạn. Khi về đến nhà, Thiện Tâm ngỡ ngàng nhận ra cô em họ – Hai Lầm ( Minh Hy) thân thiết của mình đã mất tích. Không chấp nhận câu chuyện “em bỏ nhà ra đi” của người lớn kể, Thiện Tâm quyết tâm đi tìm em và từ đó sự thật khủng khiếp xoay quanh những bí mật đen tối của gia đình, bắt đầu được hé lộ.
1. Cảnh tắm của Thiện Tâm: Ngồi bên cạnh cái bồn nhưng không thèm nhảy vào tắm, cũng không thèm đóng cửa để bà giúp việc… nhìn trộm?
Một trong những chi tiết khó hiểu đầu tiên của Bắc Kim Thang đó la cảnh Thiện Tâm ngồi tắm. Ngay bên cạnh cậu chàng là một cái bồn tắm to đùng, sang chảnh. Ấy thế mà Tâm không mảy may chú ý tẹo nào. Cậu chỉ lau người bằng một cái… chậu bé xíu một lần duy nhất trong cả phim? Có phải Thiện Tâm… sợ nước không?
Phòng tắm nhà Thiện Tâm rõ ràng có hệ thống tắm bồn.
Thực ra chi tiết này, khán giả có thể thông cảm và tự châm chước với nhau rằng Thiện Tâm vừa ốm dậy nên tránh tắm nước nhiều, kẻo bị cảm. Nhưng câu hỏi thực sự to lớn đặt ra ở đây là tại sao Tâm tắm mà không thèm… đóng cửa. Con trai lớn tồng ngồng mà ngồi tắm cứ thản nhiên như đang tắm suối nước nóng lộ thiên. Hậu quả là Tâm bị bà giúp việc… nhìn trộm trong khi tắm. May là trên người Tâm lúc ấy có cái quần đùi, nhưng nếu chẳng may anh chàng không mặc đồ hoàn toàn thì sao?
Thiện Tâm ngồi lau người trên sàn nhà mà không thèm đóng cửa, để bị bà giúp việc… rình trộm.
Riêng bà giúp việc thích nhìn trộm, mặc dù biết là bà vú Năm lo lắng cho Thiện Tâm, muốn nhìn vào kiểm tra nhưng động thái nhìn trộm khi tắm có hơi… kì cục. Dù sao Tâm cũng lớn rồi mà.
2. Hình ảnh của một loài cây có gai, ra hoa trong “Bắc Kim Thang” có dụng ý gì?
Trong phim, xung quanh nhà của Thiện Tâm có trồng một loại cây thân gai, ra hoa màu đỏ – vàng. Hình ảnh chiếu cận của loài cây này được sử dụng rất thường xuyên trong phim. Đôi lúc thì cành hoa chảy ra một dòng nhựa trắng toát, hay khi sáng sớm những hạt sương đọng trên cánh hoa cũng được đạo diễn sử dụng làm hình ảnh chuyển cảnh. Loài cây này có ý nghĩa gì trong cốt truyện không? Chúng được ưu ái sử dụng nhiều là vì có hàm ý gì đó hay chỉ đơn giản là đoàn phim bị… thiếu cảnh nên quay đắp vào cho đầy?
Loài cây được đánh dấu trong ảnh được miêu tả rất nhiều trong phim.
3. Các chi tiết gợi nhớ về Hai Lầm: Bù nhìn rơm, cánh đồng cỏ, những tấm gương vỡ v.v…. nói lên điều gì?
Mặc dù cuối phim, ý nghĩa của ba hình ảnh ẩn dụ trên đều được đạo diễn lý giải, nhưng câu hỏi đặt ra là chúng khá… thiếu liên quan tới nhau. Tức là liên kết cả ba hình ảnh bù nhìn, cánh đồng cỏ, gương vỡ lại với nhau, chúng ta không hình dung ra gì về cô “ma” Hai Lầm cả.
Cánh đồng cỏ và con bù nhìn rơm có liên quan gì tới nhau và cô bé Hai Lầm?
Cá tính của Hai Lầm thế nào? Tai sao cánh đồng cỏ cao gần bằng đầu người có ý nghĩa gì trong tuổi thơ của hai nhân vật chính? Biết rằng Thiện Tâm từng làm búp bê bằng rơm cho Hai Lầm, nhưng đó lại là một món quà khá kinh dị. Con búp bê rơm trông giống như để… ếm bùa hơn là làm quà tặng. Thiện Tâm tặng món quà như vậy cho em họ với dụng ý đe dọa hay bày tỏ tình cảm?
4. Gia đình của Thiện Tâm biệt lập tới mức nào?
Trong phim, không thấy bóng dáng của một đứa trẻ cùng trang lứa nào với hai anh em Thiện Tâm – Minh Hy. Thường thì ở làng quê nào chẳng có bầy trẻ con ríu rít gọi nhau đi chơi. Nhưng trong Bắc Kim Thang, hai nhân vật chính tuyệt nhiên không có lấy người bạn nào. Từ đây có thể hình dung là hai anh em sống khá xa khu dân cư nên cả tuổi thơ chẳng có ai bầu bạn ngoài việc cùi cũi bên nhau.
Hai Lầm không có lấy một người bạn ngoài anh họ.
Nhưng các tình tiết trong phim lại thể hiện điều ngược lại. Cha của Hai Lầm vẫn có bạn nhậu đâu đó gần nhà. Bằng chứng là tối nào ông cũng say bí tỉ. Mẹ của Thiện Tâm vẫn đắm chìm trong các hội bạn thân mê bài bạc. Cha của Thiện Tâm thì tò tí te với bồ nhí. Nghĩa là ngoài người lớn được giao du với làng xóm ra, chỉ có hai đứa trẻ là sống tách biệt? Thiện Tâm học đến cấp III nhưng không có mống bạn bè nào?
Biết rằng để cho hai đứa bé cô đơn, lầm lũi bên nhau mới tạo nên được tâm lý của nhân vật. Nhưng một sự biệt lập nửa vời chỉ áp dụng cho Thiện Tâm – Hai Lầm, trong khi dàn người lớn vẫn thỏa thích đàn đúm thì hơi khó hiểu. Lí do cả hai đứa bé bị tách xa khỏi trẻ em cùng trang lứa là gì? Trong khi Thiện Tâm vẫn ngày ngày đi học ở trường công thì tính ra anh chàng đâu có bị gia đình cô lập?
Thiện Tâm đã học đến cấp 2 – 3 gì đó rồi mà bạn bè chẳng thấy đâu, suốt ngày lủi thủi một mình.
5. Tên của Hai Lầm đồng âm với “Sai lầm” hoặc “Hai lần”. Có dụng ý nào trong chi tiết này?
Suốt thời gian ngồi xem phim, hẳn khán giả sẽ vài lần “cấn” với tên của cô bé Hai Lầm. Tên riêng này đồng âm với từ “Sai lầm” hoặc “Hai lần”. Nếu thích tự ngồi suy diễn, chúng ta có thể tự lừa mình rằng có lẽ, đạo diễn đặt tên Hai Lầm để khán giả liên tưởng đến từ “Sai lầm”. Tức sinh cô bé này ra là “Sai Lầm” của cha mẹ hay gì đó v.v…
Tên của nam chính có ý nghĩa khá hiển nhiên, còn của cô bé này thì không.
Nhưng trong phim lại chẳng có chi tiết nào giải thích, hay gợi ý về tên gọi của em. Trong khi nhân vật chính, Thiện Tâm – tên nghe là biết liền anh chàng này là người tốt bụng. Nếu tên nhân vật đều mang hàm ý nào đó thì “Hai Lầm” nói lên điều gì?
Nhìn chung, Bắc Kim Thang thuộc thể loại phim ẩn chứa nhiều tình tiết để suy nghĩ, sau đó để bàn tán. Đây là một yếu tố làm nên sự thu hút của phim, nên một vài chi tiết vô lý bơ vơ không lời giải, nhiều khi lại là một manh mối nào đó đạo diễn gài sẵn. Để giúp cho những khán giả có tư duy “thám tử” hứng thú hơn trong quá trình xem phim. Vì vậy, nếu bạn thích vừa xem phim vừa suy đoán, đừng quên chú ý những tiểu tiết nhé.
Trailer Bắc Kim Thang
Bắc Kim Thang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 24/10.
Theo helino
Nhân vật "chú bán dầu - chú bán ếch" ở Bắc Kim Thang có đủ, bạn có nhận ra?
Bài đồng "Bắc Kim Thang" có vẻ như chỉ là một lời dẫn mào đầu trong tác phẩm điện ảnh cùng tên, nhưng khi áp dụng truyền thuyết của bài ca và từng lời hát sẽ thấy nhiều sự trùng hợp đến lạ.
Bài viết có tiết lộ nội dung phim, xin độc giả cân nhắc!
Nếu xem Bắc Kim Thang một cách không kỹ, chúng ta dễ dàng cho rằng bài đồng dao quen thuộc chỉ là một câu dẫn cho khán giả ra rạp. Nhưng nếu để ý cụ thể hơn đến những tình tiết trong phim, kết hợp với câu chuyện đầy đủ về anh bán dầu và anh bán ếch thì lại có khá nhiều sự trùng hợp giữa lời bài hát, nội dung câu chuyện và phim điện ảnh Bắc Kim Thang.
Tác phẩm điện ảnh kể về sự mất tích của Hai Lầm (Minh Hy). Trong khi đó, khi trở về nhà từ chuyến đi chữa bệnh xa, anh họ của Hai Lầm - Thiện Tâm (Trịnh Tài) bỡ ngỡ nhận ra cô em gái yêu quý đã mất tích. Nhưng rồi Thiện Tâm dần phát hiện ra, số phận của Hai Lầm không đơn giản chỉ là "mất tích".
Trailer Bắc Kim Thang
Dẫn dắt nội dung phim là lời hát của bài đồng dao Bắc Kim Thang quen thuộc với chúng ta. Đồng thời là câu chuyện quen thuộc, khá hấp dẫn ẩn sau lời bài hát. Chuyện kể rằng: " Có hai người bạn cùng làm nghề buôn bán. Người bán ếch, anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn. Hai người ở chung trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm. Muốn vào chợ phải ngang qua một cây cầu khỉ khó đi. Từng có lần anh bán dầu bỏ tiền ra giúp đỡ cho anh bán ếch, nên anh chàng bán ếch này rất quý trọng tình bạn với anh bán dầu.
Anh bán dầu bị ngã xuống sông mà chết.
Một đêm, trong lúc ra ngoài làm việc, anh bắt ếch tìm thấy hai con chim: Le le và bìm bịp kẹt trong bẫy. Anh đã giải thoát cho chúng, và được hai con chim hứa rằng sẽ báo đáp. Vài ngày sau, cặp chim quay trở lại gặp anh bắt ếch, báo cho anh biết rằng có hai con ma da ở sông sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch. Nếu cả hai chết và thế mạng, chúng sẽ được đầu thai. Ma da sẽ rình bắt hai anh khi trời rạng sáng, khi anh bán dầu ra chợ và cũng là lúc anh bắt ếch về nhà. Đây là thời điểm thích hợp nhất để hai anh gặp nhau bên sông.
Anh bắt ếch kể cho anh bán dầu nghe, nhưng người bạn thân không tin. Không muốn bạn mình chết oan, anh bắt ếch bày trò nhậu nhét khiến anh không ra chợ bán được nữa. Nhưng rồi anh bán dầu cũng phải gánh hàng ra chợ buôn bán kiếm sống. Do bước vội qua cầu khỉ, anh bị trượt chân ngã xuống nước chết đuối thật.
Anh bán ếch rất đau lòng, vớt xác bạn lên mà ma chay. Thấy ân nhân đau khổ, le le và bìm bịp cũng bay đến cất tiếng kêu như tiếng kèn trống đám ma tiễn biệt một người đã chết". Nguyên văn bài Bắc Kim Thang như sau:
Bắc Kim Thang, cà, lang, bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thôi tò tí te tò te
Biết câu chuyện này, chúng ta bắt đầu phân tích nội dung phim:
1. Hai anh em Thiện Tâm - Hai Lầm chính là "Chú bán ếch và chú bán dầu"
Đầu tiên, phải thấy rõ ràng rằng tình cảm của hai anh em cực kỳ thân thiết. Phải vậy thì sự mất tích của Hai lầm mới ám ảnh Thiện Tâm vào trong cả tâm trí. Tình trạng này của hai người vừa vặn giống hệt hoàn cảnh của chú bán ếch và bán dầu trong bài đồng dao. Thiện Tâm chính là chú bán dầu, người có điều kiện sống tốt hơn. Vì Tâm là con trai, lại là con đích tôn nên cực kỳ được người trong gia đình cưng chiều.
Tâm được cả nhà rất mực cưng chiều.
Ngược lại, chú bán ếch lại là Hai Lầm. Chú bán ếch khá cực khổ, phải đi làm khuya về sớm để bắt từng con ếch kiếm sống. Đối với cô bé Hai Lầm cũng vậy, là phận con gái, chuyện gì trong nhà sai đều là lỗi của em và chẳng bao giờ em được người thân của mình thương hại. Nhưng trong Bắc Kim Thang - bản điện ảnh thì Hai Lầm, người đại diện cho chú bán ếch lại biến mất? Chứ không phải chú bán dầu? Dĩ nhiên là phần này, kịch bản đã được cải biên để sao cho không quá rập khuôn với bản gốc để tạo sự mới lạ, hấp dẫn.
Hai Lầm tội nghiệp từ bé đã bị gia đình phân biệt đối xử như một nô lệ.
2. Hai người giúp việc trong nhà là: Le le và bìm bịp
Trong phim, chim le le và bìm bịp được khắc họa qua hình ảnh của ông Tư quản gia và bà Năm. Hai người này từng chịu ơn bố mẹ của Thiện Tâm nên luôn tận tụy phục vụ gia đình. Có thể thấy, "ơn nghĩa" chính là động cơ hoạt động chính của hai nhân vật này, từ đó cũng có thể suy ra rằng họ sẽ là những nhân tố chính trong việc khai phá bí ẩn của phim.
Bà Năm là người giúp việc cực kỳ tận tụy trong nhà.
Đồng thời, chim le le và bìm bịp là biểu tượng cho thiên nhiên. Xuất hiện trong phim, có thể trở thành hình dáng hai người giúp việc tận tụy. Nhưng cũng có thể, le le và bìm bịp là "nhân quả - báo ứng", thứ có lẽ sẽ giáng xuống đòi lại công bằng cho cô bé gái tội nghiệp bị cả gia đình mình xem thường.
Ông Tư lái đò đưa hai mẹ con Thiện Tâm về nhà.
3. Kim Thang là gì?
Từ "kim thang" ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM (), tức là hình tam giác cân. Tới đây lại phải giải thích rằng, để tạo ra cái thang hình chữ Kim, người xưa ghép hai cái que lại thành hình tam giác cân, cắm xuống đất rồi trồng những loại rau củ thân leo vào đất. Trong bài hát thể hiện qua ba loại: Cà, khoai lang và bí rợ. Những loại cây leo này sẽ phát triển dựa vào Kim thang vào giúp thắt chặt tính cân bằng của hai cái que lại. Kim thang là một mô hình trồng trọt có cấu tạo vô cùng bên chặt.
Có thể thấy, hai cái que tạo nên Kim Thang trong phim chính là anh em Thiện Tâm - Hai Lầm. Biên kịch, đạo diễn của phim đặt ra vấn đề là nếu một trong hai cái que biến mất, vậy mối quan hệ thăng bằng cũng không còn. Cái que trơ trọi còn lại sẽ bám trụ được bao lâu?
Kim Thang là hai thanh gỗ nhỏ tạo thành hình tam giác cân.
Đồng thời, bài đồng dao cũng có thể mang hàm ý rằng, hai người bạn thân thiết bên nhau tạo thành một thế gọi là bắc (trong "bắc cầu") dàn " kim thang". Khi mối quan hệ giữa cả hai quá thân thiết, bền chặt thì một trong hai người có chuyện, hẳn người còn lại sẽ chẳng trụ vững được lâu.
Bi kịch xảy ra với một trong hai, thì người còn lại có trụ vững?
Vấn đề là trong bản điện ảnh, bi kịch của Bắc Kim Thang có lặp lại với hai anh em Thiện Tâm - Hai Lầm hay không? Khi một người chịu sự đay nghiến của cả gia đình, người còn lại được nuông chiều đến tận mây xanh?
Nhiêu đây diễn giải đã đủ thuyết phục bạn rằng Bắc Kim Thang được cài cắm trong phim rất tài tình chưa? Nếu vẫn chưa thì hãy ra rạp để tự kiểm nghiệm nhé! Bắc Kim Thang hiện đang được công chiếu toàn quốc từ ngày 24/10.
Theo helino
Bắc kim thang - bức tranh đầy bi kịch về một gia đình miền Tây 'Bắc kim thang' không chỉ có những khoảnh khắc hồi hộp, mà còn mang lại một câu chuyện đau lòng mà có lẽ phần lớn khán giả đều có thể cảm thông. Với một cốt truyện không quá phức tạp, cách đặt tình huống của 'Bắc kim thang' đã tạo nên được sự tò mò trong mỗi phân đoạn của phim. Người xem...