5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West
Hội chứng West, còn được gọi là co thắt ở trẻ sơ sinh, là một loại rối loạn động kinh xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các cơn động kinh thường bắt đầu từ 3 đến 12 tháng tuổi, với đỉnh điểm khởi phát vào khoảng 6 tháng tuổi.
Hội chứng West đặc trưng bởi các cơn co giật hoặc giật đột ngột, ngắn. Những cơn co giật này có thể liên quan đến đầu, cánh tay, chân hoặc thân và có thể xảy ra theo từng đợt. Nguyên nhân gây ra hội chứng West có thể khác nhau, bao gồm các yếu tố di truyền, chấn thương não hoặc nhiễm trùng.
1. Đông y có chữa được hội chứng West không?
Hiện tại không có bằng chứng khoa học chứng minh Đông y có thể chữa khỏi hội chứng West. Điều trị bằng y học hiện đại vẫn là phương pháp chính và quan trọng nhất. Đông y có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ để cải thiện một số triệu chứng đi kèm nhưng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Một số triệu chứng đi kèm của hội chứng West như khó ngủ, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa có thể được tiếp cận và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp của Đông y như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, các bài thuốc thảo dược.
Đông y có thể tập trung vào việc điều chỉnh sự cân bằng âm dương, khí huyết, tăng cường chức năng các tạng phủ để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ.
2. Hội chứng West có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm và tiên lượng của hội chứng West phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hội chứng West là một bệnh lý rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, được coi là một dạng bệnh não động kinh (epileptic encephalopathy). Điều này có nghĩa là các cơn co giật và hoạt động điện não bất thường có thể trực tiếp góp phần gây ra suy giảm nhận thức và phát triển ở trẻ.
Mức độ nguy hiểm và tiên lượng của hội chứng West phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Nguyên nhân gây bệnh, thời điểm khởi phát, mức độ đáp ứng với điều trị, loại cơn co giật và điện não đồ.
Những nguy hiểm và biến chứng tiềm ẩn của hội chứng West bao gồm:
Chậm phát triển tâm thần và vận động: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của hội chứng West. Nhiều trẻ mắc hội chứng này sẽ bị chậm phát triển ở các mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, giao tiếp và vận động.
Các vấn đề về thị lực, thính giác, ngôn ngữ: Hội chứng West có thể gây ra các vấn đề về giác quan và khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Khó khăn trong học tập và tương tác xã hội: Suy giảm nhận thức có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình học tập và hòa nhập xã hội của trẻ khi lớn lên.
Tiến triển thành các dạng động kinh khác: Ở một số trẻ, hội chứng West có thể tiến triển thành các dạng động kinh khác khó điều trị hơn, chẳng hạn như hội chứng Lennox-Gastaut.
Tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển khác: Trẻ mắc hội chứng West có nguy cơ cao hơn mắc các rối loạn phát triển khác như tự kỷ.
Tử vong sớm: Trong một số trường hợp nặng, đặc biệt là khi có các bệnh lý nền nghiêm trọng, trẻ mắc hội chứng West có thể tử vong sớm, thường là trước 10 tuổi.
3. Hội chứng West có chữa khỏi không?
Mặc dù không có phương pháp điều trị nào đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn hội chứng West cho tất cả trẻ em nhưng bệnh có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn hơn, thường là trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, các cơn co giật thường có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị hiện có, tiên lượng phát triển của trẻ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và đáp ứng với điều trị sớm. Việc theo dõi, can thiệp phát triển sớm là rất quan trọng để giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa của mình.
4. Cách chăm sóc trẻ mắc hội chứng West tại nhà
Cần tuân thủ nghiêm ngặt tỷ lệ các chất dinh dưỡng (chất béo, protein, carbohydrate) để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Chăm sóc trẻ mắc hội chứng West tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn, tận tâm và phối hợp chặt chẽ với y bác sĩ:
Video đang HOT
Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ: Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để kiểm soát cơn co giật. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc. Lưu ý các dấu hiệu bất thường sau khi trẻ uống thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ, cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Tạo môi trường an toàn: Trẻ có thể bị mất ý thức hoặc co giật bất ngờ, vì vậy cần đảm bảo môi trường sống an toàn như lắp đặt thanh chắn ở cầu thang, sử dụng thảm chống trượt, kê đồ đạc gọn gàng, tránh các vật sắc nhọn hoặc nguy hiểm.
Bảo vệ trẻ trong khi co giật bằng cách giữ trẻ nằm nghiêng để tránh hít phải chất nôn hoặc nước bọt, tránh đầu trẻ va đập, nới lỏng quần áo… Theo dõi thời gian cơn co giật, nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc xảy ra liên tục, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Hỗ trợ phát triển: Can thiệp phát triển sớm trẻ mắc hội chứng West. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động kích thích thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác một cách nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, khuyến khích trẻ vận động như vận động thô (lẫy, bò, ngồi, đi) và vận động tinh (cầm nắm, vẽ) theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
Khuyến khích trẻ tương tác với người thân và bạn bè, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc các phương pháp giao tiếp thay thế nếu trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ nói. Quá trình phát triển của trẻ có thể chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Hãy kiên nhẫn, tạo động lực và ăn mừng những tiến bộ nhỏ của trẻ.
Chăm sóc dinh dưỡng: Tuân thủ chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu trẻ được chỉ định chế độ ăn ketogenic, cần tuân thủ nghiêm ngặt tỷ lệ các chất dinh dưỡng (chất béo, protein, carbohydrate) để đảm bảo hiệu quả điều trị. Theo dõi lượng nước uống hàng ngày của trẻ để tránh tình trạng mất nước, đặc biệt khi trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy. Cung cấp các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi của trẻ, theo dõi cân nặng, chiều cao cho bác sĩ nếu có bất thường.
Chăm sóc tinh thần và cảm xúc: Trẻ cần cảm nhận được sự yêu thương, chấp nhận và an toàn từ gia đình, tránh những tình huống gây căng thẳng hoặc kích động cho trẻ. Dành thời gian chơi, tương tác với trẻ, tham gia các nhóm hỗ trợ phụ huynh có con mắc hội chứng West để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và nhận được sự đồng cảm.
Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Lưu ý các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa và đưa trẻ đi khám kịp thời.
5. Chi phí khám điều trị hội chứng West
Trẻ mắc hội chứng West có thể khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện nhi. Mức chi phí khám và điều trị hội chứng West có thể dao động đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Chi phí khám chuyên khoa nhi có thể dao động từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng trở lên tùy thuộc vào cơ sở y tế và bác sĩ. Các xét nghiệm chuyên sâu như MRI não có thể có chi phí vài triệu đồng. Chi phí thuốc điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc và thời gian sử dụng. ACTH là một loại thuốc có chi phí khá cao.
Nếu trẻ cần nhập viện để theo dõi và điều trị, chi phí sẽ tăng lên đáng kể tùy thuộc vào thời gian nằm viện và loại phòng. Trẻ mắc hội chứng West thường cần các liệu pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và giáo dục đặc biệt. Chi phí cho các liệu pháp này cũng khác nhau.
Nếu trẻ có bảo hiểm y tế, chi phí khám, điều trị có thể được chi trả một phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào loại bảo hiểm và cơ sở y tế.
Bài tập cho trẻ mắc Hội chứng West
Vật lý trị liệu kết hợp với các bài tập vận động phù hợp có thể hỗ trợ đáng kể quá trình điều trị cho trẻ mắc Hội chứng West.
Hội chứng West (Infantile Spasms - IS) là một dạng động kinh nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện trong giai đoạn 3 - 12 tháng tuổi. Hội chứng này đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ xảy ra theo từng cụm, kèm theo rối loạn phát triển thần kinh và sóng điện não bất thường (loạn nhịp điện não).
Trẻ mắc Hội chứng West nếu không được can thiệp kịp thời có thể có nguy cơ chậm phát triển nhận thức, vận động và gặp khó khăn trong cuộc sống sau này.
1. Vai trò của tập luyện đối với trẻ mắc Hội chứng West
Việc tập luyện đối với trẻ mắc Hội chứng West là rất cần thiết, giúp:
Thúc đẩy phát triển vận động: Trẻ cải thiện kiểm soát cơ bắp, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt.
Hỗ trợ phát triển thần kinh: Các bài tập có thể kích thích sự kết nối thần kinh, từ đó giúp trẻ tiến bộ hơn trong nhận thức và phản xạ.
Trẻ mắc Hội chứng West cần được can thiệp sớm.
Tăng cường tuần hoàn và hô hấp: Việc vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy tốt hơn cho não bộ của trẻ.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường, giảm nguy cơ cứng khớp và teo cơ do ít vận động.
2. Các bài tập cho trẻ mắc Hội chứng West
Tùy vào mức độ ảnh hưởng của bệnh, cha mẹ và chuyên gia vật lý trị liệu có thể lựa chọn các bài tập phù hợp nhằm hỗ trợ vận động, cải thiện chức năng thần kinh cho trẻ.
Một số bài tập thích hợp cho trẻ như:
2.1. Bài tập kiểm soát đầu và cổ
Trẻ mắc Hội chứng West thường gặp khó khăn trong việc giữ đầu thẳng do trương lực cơ yếu và các cơn co thắt ảnh hưởng đến sự phối hợp vận động. Bài tập này sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng kiểm soát đầu và cổ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho các kỹ năng vận động sau này như ngồi, bò, đứng, đi; cải thiện khả năng kiểm soát tư thế và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh vận động.
Bài tập nâng đầu: Đặt trẻ nằm sấp trên thảm mềm, nhẹ nhàng kích thích trẻ nâng đầu lên bằng cách đưa đồ chơi trước mặt hoặc sử dụng âm thanh thu hút sự chú ý.
Bài tập kiểm soát cổ: Hỗ trợ trẻ ngồi với sự giúp đỡ, khuyến khích trẻ giữ thăng bằng đầu bằng cách nhẹ nhàng di chuyển người về trước và sau.
Bài tập dựa gối: Đặt trẻ nằm sấp trên một chiếc gối mềm để nâng đỡ phần ngực, giúp trẻ dễ dàng nâng đầu hơn.
Bài tập ôm nâng: Ôm trẻ trong tư thế đứng thẳng, nhẹ nhàng di chuyển theo phương thẳng đứng để kích thích trẻ giữ đầu ổn định.
Bài tập dựa gối tăng cường cơ cổ cho trẻ mắc Hội chứng West.
2.2. Bài tập vận động tay
Trẻ mắc Hội chứng West gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tay chân và thực hiện các cử động cơ bản. Chính vì vậy, việc tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp trẻ cầm nắm tốt hơn, hỗ trợ phối hợp vận động tay chân, kích thích hệ thần kinh phát triển và giảm nguy cơ co cứng,...
Bài tập cầm nắm đồ vật: Đưa các đồ vật có kích thước phù hợp (đồ chơi mềm, bóng nhỏ, vòng nhựa) vào tay trẻ, kích thích trẻ cầm, nắm, bóp và thả. Nếu trẻ chưa tự nắm được, có thể hỗ trợ bằng cách đặt vật vào tay và kích thích bằng những động tác nhẹ nhàng.
Bài tập kéo giãn tay: Nhẹ nhàng duỗi thẳng tay trẻ, sau đó uốn cong khuỷu tay rồi thả lỏng. Động tác cần thực hiện chậm rãi, không nên kéo quá mạnh để tránh làm tổn thương khớp của trẻ.
Bài tập cầm nắm đồ vật tăng cường sức mạnh cơ bắp ở trẻ mắc Hội chứng West (ảnh minh họa).
2.3. Bài tập vận động chân
Tương tự các bài tập cho tay, trẻ mắc Hội chứng West cũng nên được tập các bài tập vận động chân như:
Bài tập nâng chân: Đặt trẻ nằm ngửa trên thảm, nhẹ nhàng nâng một chân lên rồi hạ xuống, sau đó thực hiện tương tự với chân còn lại (có thể kết hợp hát hoặc trò chuyện để trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi tập luyện). Lưu ý, tránh ép chân trẻ duỗi hoặc gập quá mức, chỉ thực hiện trong giới hạn thoải mái của trẻ.
Bài tập kích thích phản xạ chân: Dùng tay hoặc đồ chơi chạm nhẹ vào lòng bàn chân để kích thích trẻ phản ứng bằng cách co hoặc duỗi chân.
Bài tập vận động toàn thân: Đặt trẻ nằm trên giường hoặc thảm, nhẹ nhàng nắm tay và chân trẻ, di chuyển theo chuyển động tròn hoặc hình chữ X để giúp trẻ cảm nhận được sự thay đổi vị trí cơ thể.
3.4. Bài tập tập ngồi
Bố mẹ nên áp dụng các bài tập tập ngồi và bò cho trẻ để cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tạo tiền đề cho các kỹ năng vận động phức tạp hơn.
Bài tập hỗ trợ ngồi với gối hoặc đệm: Đặt trẻ ở tư thế ngồi trên sàn, lưng dựa vào gối mềm hoặc đệm, dùng tay đỡ nhẹ phần thân trên để trẻ làm quen với tư thế này. Tập tăng dần thời gian theo khả năng của trẻ.
Bài tập ngồi với sự hỗ trợ từ cha mẹ: Đặt trẻ ngồi trên đùi người lớn, giữ nhẹ phần hông và lưng để giúp trẻ duy trì thăng bằng. Dùng đồ chơi để thu hút sự chú ý, giúp trẻ điều chỉnh cơ thể khi với tay lấy đồ vật.
Bài tập ngồi không cần hỗ trợ: Khi trẻ đã có thể ngồi với hỗ trợ, dần dần giảm mức độ trợ giúp, khuyến khích trẻ tự giữ thăng bằng. Có thể đặt đồ chơi trước mặt để khuyến khích trẻ vươn người ra lấy.
3.5. Bài tập tập bò cho trẻ
Bài tập trẻ chống tay: Đặt trẻ nằm sấp trên thảm mềm, đặt một món đồ chơi trước mặt để kích thích trẻ nâng đầu và chống tay lên. Nếu trẻ gặp khó khăn, có thể dùng tay đỡ nhẹ phần ngực để hỗ trợ. Nếu trẻ chưa quen với tư thế này, chỉ nên tập khoảng 1 - 2 phút và tăng dần thời gian theo khả năng của trẻ.
Bài tập nâng người trên khuỷu tay: Khi trẻ đã quen với tư thế nằm sấp, khuyến khích trẻ nâng phần thân trên bằng cách chống khuỷu tay xuống sàn; có thể dùng đồ chơi hoặc gọi tên trẻ để thu hút sự chú ý.
Bài tập nâng người trên khuỷu tay giúp trẻ mắc Hội chứng West tập bò (ảnh minh họa).
Bài tập đẩy người về phía trước: Khi trẻ đã có thể chống tay và nâng người lên, cha mẹ có thể nhẹ nhàng đặt tay sau chân trẻ để tạo điểm tựa, khuyến khích trẻ đẩy người về phía trước; có thể đặt đồ chơi cách xa một chút để trẻ cố gắng tiếp cận.
Bài tập bò: Đặt một chiếc gối mềm dưới bụng trẻ để giúp nâng phần thân lên, tạo cảm giác bò mà không cần dùng quá nhiều sức; có thể dùng tay hướng dẫn trẻ di chuyển từng bước một.
3.6. Bài tập kích thích cảm giác và giao tiếp
Trẻ mắc Hội chứng West thường gặp khó khăn trong việc cảm nhận và phản ứng với môi trường xung quanh, đồng thời có thể bị chậm phát triển kỹ năng giao tiếp. Các bài tập kích thích cảm giác và giao tiếp giúp tăng cường nhận thức cảm giác, khả năng phản ứng và phát triển kỹ năng tương tác ở trẻ.
Bài tập tiếp xúc với các bề mặt khác nhau: Cho trẻ chạm vào các vật liệu có kết cấu khác nhau như vải mềm, khăn bông, giấy nhám, miếng bọt biển... Quan sát phản ứng của trẻ, nếu trẻ thích hoặc không thích một loại bề mặt nào đó, có thể điều chỉnh để phù hợp hơn.
Bài tập cảm nhận nhiệt độ: Nhúng khăn vào nước ấm/lạnh (ở mức nhiệt an toàn) rồi chạm nhẹ vào tay, chân, mặt trẻ để giúp trẻ nhận biết sự thay đổi nhiệt độ.
Bài tập với đồ chơi có âm thanh: Dùng lục lạc, chuông nhỏ, hoặc đồ chơi phát nhạc để thu hút sự chú ý của trẻ. Lắc nhẹ ở các vị trí khác nhau để trẻ tìm kiếm nguồn âm thanh.
Bài tập giao tiếp bằng mắt: Ngồi đối diện với trẻ, gọi tên trẻ và thu hút ánh mắt bằng biểu cảm khuôn mặt hoặc đồ chơi yêu thích. Khi trẻ nhìn vào mắt, hãy cười và tương tác.
Bài tập bắt chước biểu cảm: Làm các biểu cảm đơn giản như cười, nhăn mặt, chu môi và khuyến khích trẻ bắt chước. Nếu trẻ phản ứng, có thể thưởng bằng vỗ tay hoặc ôm nhẹ.
3. Lưu ý khi tập luyện ở trẻ mắc Hội chứng West
Lựa chọn không gian rộng rãi, không có vật sắc nhọn, bề mặt mềm để tránh chấn thương.
Khi tập luyện cho trẻ, nên chọn thời điểm sáng hoặc chiều, khi trẻ tỉnh táo và không quấy khóc.
Tránh tập ngay sau khi ăn để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
Nên chia nhỏ các buổi tập thành nhiều lần trong ngày thay vì tập liên tục quá lâu.
Nếu trẻ bị sốt cao, quấy khóc, nôn ói, nên tạm dừng tập luyện cho đến khi trẻ hồi phục.
Nếu trẻ chỉ bị cảm nhẹ, có thể tiếp tục tập nhưng với cường độ nhẹ nhàng hơn và thời gian ngắn hơn. Không ép buộc trẻ tập luyện. Mọi bài tập cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, không gây căng thẳng.
Luôn theo dõi phản ứng của trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, cáu kỉnh, cần dừng lại ngay.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu để có chương trình tập luyện phù hợp. Các bài tập này cần thời gian dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị Hội chứng West, giúp trẻ cải thiện vận động và tăng cường chức năng thần kinh. Tuy nhiên, việc tập luyện các bài tập cần có sự tư vấn và giám sát của chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chế độ ăn cho người bệnh động kinh Tuy chưa có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn có tác động trực tiếp đến cơn động kinh nhưng chế độ ăn cân bằng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và duy trì mức năng lượng ổn định giúp người bệnh khỏe mạnh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống và dinh dưỡng với người bệnh động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hạn chế cao răng tại nhà bằng cách ăn uống cực đơn giản

Cảnh báo nguy hiểm do tự ý mua thuốc điều trị

Bệnh thận ở trẻ em: Cảnh báo sớm để không phải chạy thận

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

Hồi sinh bệnh nhi đuối nước từ cửa tử

Cần cảnh giác với triệu chứng đầy bụng, chán ăn kéo dài

Ca ghép gan đặc biệt cứu bé 8 tháng tuổi
Có thể bạn quan tâm

5 điều nhà sản xuất smartphone không nói cho người mua
Thế giới số
09:07:41 08/05/2025
Bạch Công Khanh chưa có duyên điện ảnh, gác lại chuyện tình cảm vì mất niềm tin?
Sao việt
08:52:54 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025
Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ
Thế giới
08:41:18 08/05/2025
Xuất hiện hình thức giả danh 'tiểu tam' để lừa đảo trực tuyến
Pháp luật
08:27:53 08/05/2025
MC Long Vũ 'cướp hit' Trúc Nhân, dí dỏm: 'Mọi người cứ nghĩ tôi hát không ra gì'
Tv show
08:25:03 08/05/2025
Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa
Tin nổi bật
08:18:48 08/05/2025