5 cảnh kết buồn nhất trong những bộ phim Nhật Bản nổi tiếng
Không chỉ nổi tiếng với những bộ phim ‘dị’ và khó hiểu, Nhật Bản còn có những tác phẩm kinh điển khiến bạn phải bật khóc vì buồn.
1. Cảnh kết trong ‘ Departures’ (2008)
Bộ phim từng mang về cho điện ảnh Nhật Bản giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2008. Departures xoay quanh nhân vật chính Daigo (Masahiro Motoki), một nghệ sĩ cello thất nghiệp phải chuyển nghề khâm liệm người chết cho đám tang. Bộ phim đề cao tình thân trong gia đình và lối ứng xử tình nghĩa của người phương Đông.
Những xung đột cha con về một gia đình rạn vỡ thuở thơ ấu đã ám ảnh Daigo cho tới khi cậu trưởng thành. Lòng thù hận người cha bội bạc, bỏ rơi cậu thuở nhỏ đã chia cắt vĩnh viễn tình cha con. Nhưng đến khi khâm liệm người cha trước khi đưa vào quan tài, Daigo lật bàn tay cứng đờ của cha và nhìn thấy viên đá nhỏ cậu trao cho cha ngày nào đang được ông nắm chặt. Mọi kỷ niệm giữa hai cha con bỗng chốc ùa về, mọi hận thù xa cách được hàn gắn lại. Nhưng chỉ tiếc rằng Daigo đã nhận ra khi mọi việc quá muộn màng.
Theo VNE
2. Cảnh kết trong ‘ 5cm/s’ (2007)
Được công chiếu vào năm 2007, 5cm/s (5 Centimet/giây) xoay quanh câu chuyện tình buồn vào những năm 1990 khi nhân vật chính Takaki Tono mới 13 tuổi cho tới khi anh đã đi làm.
Đôi bạn Takaki và Akari phải chia tay nhau khi sắp tốt nghiệp tiểu học. Cả hai giữ liên lạc bằng cách viết thư, nhưng những cánh thư ngày một thưa dần theo thời gian. Tình yêu thuần khiết của cả hai không bị chia cắt bởi khoảng cách, mà bắt nguồn từ những khoảng trống trong trái tim họ.
Cuối phim, lúc đi ngang đường ray xe lửa, Takaki nhìn thấy một cô gái, linh tính mách bảo anh đó là Akari. Thế nhưng khi đoàn tàu đi qua, cô gái ấy đã biến mất chỉ để lại Takaki ngơ ngác giữa những cánh hoa đào rơi lả tả. Đoàn tàu cũng giống như một cuộc hành trình, mang chúng ta đến gần rồi lại chia xa.
Video đang HOT
3. Cảnh Aki qua đời trong ‘ Socrates In Love’ (2004)
Socrates In Love còn có tên gọi khác là Crying out love, In the center of the world – Tiếng gọi tình yêu giữa lòng thế giới. Bộ phim đã đem đến cho người xem những cung bậc cảm xúc về tình yêu mãnh liệt giữa hai nhân vật Sakutaro và Aki nhưng bị chia cách bởi căn bệnh nan y.
Trong một lần tìm đồ cho người vợ sắp cưới, Sakutaro tình cờ tìm lại được cuộn băng ghi âm từ 17 năm trước. Trong cuộn băng là những lời tâm sự của Aki – cô bạn gái thời trung học của anh. Sakutaro hồi tưởng lại những ký ức về mối tình đầu, anh và Aki đã gắn bó với nhau từ hồi học cấp hai cho đến khi học lên cấp ba, sau đó họ yêu nhau như định mệnh.
Tuy vậy tình cảm này đã vĩnh viễn dừng lại ở tuổi 17 khi Aki qua đời vì một căn bệnh ung thư. Sakutaro một mình vượt qua và tiếp tục cuộc sống. Cảnh Aki qua đời đã để lại một nỗi đau không thể xóa nhòa trong trái tim Sakutaro và hàng triệu khán giả trên thế giới.
4. Cảnh kết trong ‘ Clannad: After Story’ (2007)
Trong Clannad: After Story có rất nhiều khoảnh khắc buồn, nhưng phân cảnh vỡ òa cảm xúc, lấy nước mắt người xem nhiều nhất đó chính là cảnh mẹ con Nagisa qua đời. Khi xem phim khán giả như được hòa mình vào những niềm vui, nỗi buồn của các nhân vật.
Thông qua bộ phim, người xem thấy được những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, tình yêu và gia đình một cách thấm thía và sâu sắc.
5. Cảnh kết trong ‘ Khu rừng đom đóm’ (2011)
Ra mắt năm 2011, Khu rừng đom đóm đã để lại cho khán giả những tiếc nuối về hai con người khác biệt nhưng khao khát được yêu, được sống. Bộ phim kể về Gin, một cậu bé bị bỏ rơi và chết trong rừng từ rất lâu, được thần núi thương tình hóa phép cho sống lại.
Nhưng cậu không được phép để con người chạm vào mình, nếu không sẽ bị tan biến mãi mãi. Gin đã sống như thế mãi cho đến khi gặp Hotaru và trở thành hai người bạn tri kỷ của nhau. Mỗi kỳ nghỉ hè, Hotaru đều đến khu rừng để thăm Gin, đều đặn như thế cho đến khi học cấp 3. Cả hai nhận ra mình đã bắt đầu yêu đối phương.
Tình yêu của họ ngày càng trở nên mãnh liệt hơn và khao khát được ôm lấy nhau. Một tình yêu đẹp nhưng lại quá đỗi mong manh, tựa như những con đom đóm trong mùa hè, chỉ tỏa sáng chốc lát rồi tan biến mãi mãi. Tình yêu của Gin dành Hotaru cũng như thế, Gin đã đạt được ước nguyện ôm Hotaru vào lòng nhưng phải đánh đổi bằng cả mạng sống.
Theo VNE
Những diễn viên bị ghét lây vì phim không đúng sự thật
Nội dung phim sai lịch sử, tính cách nhân vật khó hiểu, tạo hình tệ hại... vô tình khiến những diễn viên này bị khán giả ghét.
1. Võ Mị Nương - Giả Tịnh Văn (Chí tôn hồng nhan 2003)
Được xếp vào một trong những bộ phim kinh điển về Võ Tắc Thiên nhưng vai diễn Võ Mị Nương của Giả Tịnh Văn lại bị khán giả chỉ trích thậm tệ. Đây là bộ phim về đề tài lịch sử nhưng có vô số chi tiết sai lệch.
Trong phim, Vô Kỵ là một người hay đùa giỡn và rất ủng hộ Võ Mị Nương. Lý Kiến Thành có một người con trai tên là Lý Quân Tiễn (Triệu Văn Trác thủ vai). Nhân vật này có một mối tình vô cùng sướt mướt với Võ Mị Nương. Không những Võ Mị Nương có võ công mà Vương hoàng hậu cũng có võ công, mấy trăm tên thị vệ không phải đối thủ.
Những bộ phim nổi tiếng có diễn viên bị ghét nhất màn ảnh Hoa ngữ
Nội dung phim không những đi ngược lại với lịch sử mà tính cách nhân vật cũng bị biến tấu khác hẳn. Võ Mị Nương trong phim là một cô gái xinh đẹp dịu dàng, lương thiện. Đơn giản mà nói, Võ Mị Nương mà Giả Tịnh Văn thể hiện chính là một hợp thể của tất cả những tính cách đẹp đẽ nhất.
Mị Nương biết võ công nhưng không có dã tâm. Dường như tất cả những thanh niên trai tráng trong phim đều yêu thương cô. Khán giả nghi ngờ, ngôi vị hoàng đế của Võ Mị Nương trong phim là do quần thần uy hiếp, cầu xin cô phải làm hoàng đế chứ không giống như trong lịch sử, Võ Mị Nương dùng trăm phương ngàn kế để giành lấy.
Tất cả đều đi ngược lại với lịch sử, mặc dù khán giả biết, vấn đề là do kịch bản và đạo diễn nhưng không ít người vì vai diễn này mà ghét lây sang Giả Tịnh Văn.
2. Khổng Từ - Dương Cung Như (Phong Vân hùng bá thiên hạ 1998)
Chắc các mọt phim Hoa ngữ còn nhớ nhân vật Khổng Từ do Dương Cung Như thủ vai trong bộ phim nổi tiếng một thời - Phong Vân. Thể hiện vai nữ chính nhưng nhân vật Khổng Từ lại bị khán giả ghét cay ghét đắng. Lý do là bởi tình cảm Khổng Từ không rõ ràng, không biết yêu Vân hay yêu Phong. Kết thúc bộ phim, khán giả vẫn khó lý giải.
Khổng Từ vừa cùng Nhiếp Phong "chàng chàng thiếp thiếp", vừa cùng Bộ Kinh Vân nói chuyện yêu đương. Cuối cùng Phong và Vân vì Khổng Từ mà thành thù. Khổng Từ trong phim là một cô gái đơn thuần, không có tâm cơ nhưng khiến cho hai chàng trai vì cô mà trở mặt làm khán giả bất mãn.
3. Tô Đát Kỷ - Ôn Bích Hà (Đắc Kỷ Trụ Vương 2001)
Bộ phim Đắc Kỷ Trụ Vương 2001 do TVB sản xuất, gồm các diễn viên gạo cội như Trần Hạo Dân, Tiền Gia Lạc, Diệp Tuyền, Ôn Bích Hà. Vai Tô Đắc Kỷ của Ôn Bích Hà được đánh giá là diễn xuất tốt nhưng vẫn bị một số khán giả chê bai.
"Quá già" là hai từ mà khán giả dành cho Ôn Bích Hà khi vào vai Đắc Kỷ. Khi vào vai này, Ôn Bích Hà đã bước sang tuổi 35. Đắc Kỷ trong nguyên tác là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp như hoa, nhưng vai diễn này đã bị Ôn Bích Hà "dìm hàng". Khán giả đánh giá, ngoại hình già cũng không sao, nhưng Ôn Bích Hà nên diễn như một người phụ nữ trung niên chứ không phải là một cô gái vui tươi, trẻ trung.
Theo VNE
Cảnh mở màn tàn khốc của 'Battle Royale' Chỉ trong vài phút mở màn, bộ phim đã thể hiện rõ sự tàn khốc của cái gọi là 'Trò chơi sinh tử'. Battle Royale (Trò chơi sinh tử) là bộ phim kinh dị giả tưởng của Nhật Bản, được dựa trên bộ tiểu thuyết cùng tên. Phim do Kinji Fukasaku đạo diễn và cũng là bộ phim cuối cùng của ông trước...