5 cảng xuất khẩu dầu mỏ của Libya bị phong tỏa
Sau khi năm cảng xuất khẩu dầu thô ở miền trung và miền đông Libya bị phong tỏa, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng ngày 18/1.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng vào thứ Bảy (ngày 18 tháng 1) sau khi năm trạm tiếp nhận ở miền trung và đông Libya bị ngưng cung cấp dầu thô theo lệnh của lực lượng trung thành với tướng Khalifa Haftar.
“NOC tuyên bố trường hợp bất khả kháng sau khi Quân đội Quốc gia Libya (ANL) phong tỏa việc xuất khẩu dầu từ các cảng Marsa El Brega, Ras Lanouf, Hariga, Zuwetina và Sidra”, công ty NOC cho biết trên Facebook.
Tình trạng “bất khả kháng” là một biện pháp được viện dẫn trong những trường hợp đặc biệt cho phép miễn trách nhiệm của NOC trong trường hợp không tuân thủ hợp đồng giao dầu.
Công ty này cho biết thêm lệnh phong tỏa xuất khẩu dầu từ năm cảng của Libya đã được đưa ra bởi Tướng Nagi al-Moghrabi, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ các cơ sở dầu mỏ ở miền trung và đông Libya, do ANL chỉ định.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh ngày 17/1 NOC cảnh báo rằng việc đóng cửa các cảng xuất khẩu dầu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế của Libya. Theo NOC, việc đình chỉ sản xuất sẽ gây ra thiệt hại khoảng 55 triệu đô la mỗi ngày.
Video đang HOT
Truyền thông Libya ngày 17/1 đưa tin những người biểu tình đã chiếm cứ cảng xuất khẩu dầu Zuwetina ở phía đông đất nước.
Vào ngày 16/1, một số lãnh đạo bộ lạc ở Libya và chính khách thân cận của tướng Haftar đã kêu gọi phong tỏa các cảng xuất khẩu dầu để phản đối sự xuất hiện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đến để hỗ trợ chính phủ GNA.
Từ khi chế độ Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011, Libya rơi vào vòng tranh đoạt quyền lực giữa hai phe: Chính phủ GNA, được quốc tế công nhận, kiểm soát thủ đô Tripoli và phe thứ hai là “chính phủ và Nghị viện” đóng đô ở Benghazi, theo tướng Haftar nổi dậy.
Haftar được nhóm các nước Arab theo dòng Sunni như Ai Cập, Jordani, Arab Saudi ủng hộ kinh tế và quân sự. Bên cạnh các nước dầu mỏ vùng Vịnh, còn có các nước như Nga, Sudan và Tchad ở châu Phi đưa các nhóm vũ trang sang giúp quân đội giải phóng Libya.
Trong khi đó, Thủ tướng Fayez El Sarraj và chính phủ GNA ở Tripoli được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/1/2020 cho phép gửi quân sang hỗ trợ GNA, đối phó với lực lượng của tướng Khalifa Haftar. Kỳ thực là để bảo vệ đặc quyền khai thác tài nguyên trong vùng duyên hải của Libya sau khi ký được một thỏa thuận với Tripoli, gây bất bình cho đảo Síp và Hy Lạp.
Một hội nghị quốc tế dự kiến được tổ chức vào ngày 19/1 tại Berlin, Đức, để chấm dứt sự chia rẽ quốc tế và sự can thiệp của nước ngoài vào Libya.
Nh.Thạch
RT
Theo petrotimes.vn
Đức thuyết phục các bên xung đột tham dự hội thượng đỉnh về Libya
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước.
Lực lượng trung thành vớiTướng Khalifa Hafta tuần tra tại thành phố Sebha, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 16/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã lên đường tới Libya trong nỗ lực thuyết phục Tướng Khalifa Haftar - Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng - tham gia hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya dự kiến diễn ra vào cuối tuần này ở thủ đô Berlin.
Trao đổi với báo giới trước khi lên đường tới Libya, Ngoại trưởng Maas cho biết hội nghị tại Berlin, dự kiến diễn ra vào ngày 18/1, là "cơ hội tốt nhất về lâu dài" đối với các cuộc hòa đàm tại Libya, vốn chìm trong xung đột kể từ năm 2011.
Ông Maas bày tỏ hy vọng các bên xung đột tại Libya sẽ tận dụng cơ hội này để người dân Libya có thể quyết định tương lai của đất nước. Để làm được điều này, các bên xung đột tại Libya cần tham gia cơ chế đối thoại do Liên hợp quốc đề xuất và có thiện chí thúc đẩy một lệnh ngừng bắn thực sự.
Theo kế hoạch, ông Maas sẽ gặp Tướng Haftar tại thành phố Benghazi, miền Đông Libya, một vài ngày sau khi gặp người đứng đầu Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli Fayez al-Sarraj.
Ngày 14/1 vừa qua, Chính phủ Đức đã xác nhận sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về cuộc xung đột tại Libya vào cuối tuần này. Nước chủ nhà đã mời đại diện 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tới tham dự hội nghị.
Đức cũng mời đại diện của các bên đối lập tại Libya, gồm Tướng Khalifa Haftar và người đứng đầu GNA Fayez al-Sarraj nhưng chưa nhận được phản hồi từ hai bên.
Đầu tuần này, phái đoàn của hai bên đối địch ở Libya đã tiến hành đàm phán tại Moskva nhằm cố gắng đi đến một thỏa thuận ngừng bắn dưới sự trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tướng Haftar đã rời khỏi thủ đô Moskva của Nga mà không ký kết thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột tại quốc gia này.
Libya vẫn trong tình trạng chia rẽ chính trị và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi. Hiện nước này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ GNA do Thủ tướng Fayez al-Sarraj đứng đầu hoạt động ở thủ đô Tripoli và được Liên hợp quốc công nhận, trong khi LNA của Tướng Haftar hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar ủng hộ, trong khi LNA được Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hỗ trợ và nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Nga và Pháp./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Phòng không LNA sẽ bị vô hiệu bởi EW của Thổ Theo Al Jazeera, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai nhiều vũ khí, khí tài tối tân đến Libya để hỗ trợ Chính phủ Hiệp định quốc gia Libya (GNA). Quyết định triển khai được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết binh sĩ cùng vũ khí và khí tài nước này đã bắt đầu được triển khai tới...