5 cách tự nhiên giúp ngăn ngừa rụng tóc
Bạn hãy thử làm tại nhà theo những gợi ý dưới đây và kiểm chứng tác dụng ngăn rụng tóc hiệu quả nhé!
1. Hấp nóng: Hãy hấp ấm (không quá nóng) bất kỳ loại dầu tự nhiên nào như dầu ôliu, dầu dừa, dầu hạt cải tinh luyện. Sau đó sử dụng một trong những loại dầu này để mát xa da đầu nhẹ nhàng. Đội mũi tắm lên và ủ trong 1 giờ sau đó gội lại bằng dầu gội đầu.
2. Nước tự nhiên: Bạn có thể xoa da đầu bằng nước tỏi, nước hành hoặc nước gừng. Để qua đêm và gội sạch vào sáng hôm sau.
3. Mát xa đầu: Mát xa da đầu trong vài phút mỗi ngày sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu. Tuần hoàn máu tốt trên da đầu giúp nang tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, cũng có thể cải thiện sự tuần hoàn qua việc mát xa đầu bằng một vài giọt tinh dầu oải hương hoặc dầu vừng hay dầu quả hạch.
Ảnh minh họa
4. Các chất chống oxi hóa: Phết trà xanh ấm (pha 2 túi trà trong một cốc nước) lên da dầu và giữ trong 1 giờ sau đó gội sạch. Vì trà xanh chứa các chất chống oxi hóa nên có thể ngăn ngừa rụng tóc và tăng cường sự phát triển của tóc.
5. Tập thiền: Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc đó là stress và căng thẳng. Do đó tập thiền sẽ giúp giảm stress, căng thẳng và khôi phục sự cân bằng hormon trong cơ thể.
Video đang HOT
Theo phunutoday
Làm đẹp không tốn tiền
Từ thời xa xưa, hoa và thảo dược được gắn liền với đời sống con người. Hoa cỏ không chỉ tô điểm cho đời bằng hương sắc, kiểu dáng... mà còn được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh, kéo dài tuổi xuân và giữ gìn vẻ đẹp.
Rất nhiều loài hoa và thảo dược có thể sử dụng để chế ra các loại "Thuốc - Mỹ phẩm", cũng như các "Món ăn - Mỹ phẩm".
Hoa cúc giúp kéo dài tuổi xuân
Từ xưa, hoa cúc đã được tôn vinh là "danh hoa" và "danh dược". Hoa cúc sang trọng, nên vinh dự được là thành viên của bộ "Tứ quân tử": Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Hoa cúc có vẻ đẹp kín đáo, nên được người xưa mệnh danh là "Hoa trung ẩn sĩ" (ẩn sĩ trong các loài hoa).
Hầu hết các loại cúc đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên chỉ cần biết tận dụng tính năng của một loại cúc phổ biến nhất, đó là "cam cúc", đã có thể giúp ích rất nhiều.
"Cam cúc" còn có tên là "kim cúc", "hoàng cúc", "cam cúc hoa"... tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat, là loài cây thảo, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le; hoa trắng, hay vàng, hoặc tím nhạt. Để sử dụng làm thuốc, chỉ cần hái hoa về, phơi trong bóng râm, bảo quản ở nơi thoáng mát, không cần chế biến thêm gì cả. Theo Đông y, cam cúc có vị cay ngọt đắng, tính hơi lạnh, vào 2 kinh phế và can; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, sáng mắt; chữa trị ngoại cảm phong nhiệt, phát nhiệt đầu thống (phát sốt đau đầu), huyễn vựng (váng đầu hoa mắt), mục xích (đau mắt đỏ), đinh sang thũng độc (các loại mụn nhọt sưng đau). Một số cách sử dụng cụ thể:
Hầu hết các loại cúc đều có thể sử dụng làm thuốc.
- Cháo dưỡng nhan: Hoa cúc sau khi thưởng ngoạn, ngắt bỏ cuộng, phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn để dùng dần. Hàng ngày dùng 50g - 100g gạo tẻ, vo sạch, thêm nước, nấu đến khi cháo chín thì thêm 10g - 15g bột hoa cúc vào trộn đều, đun cho cháo sôi lại là được. Thứ cháo này có hương vị thơm mát, ăn vào rất dễ chịu và đem lại cảm giác sảng khoái; dùng lâu ngày có tác mát gan, sáng mắt, đẹp dung nhan và chống lão hóa. Nên sử dụng theo từng đợt (liệu trình) 10 - 15 ngày.
- Chống rụng tóc: Dùng hoa cúc, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, mỗi thứ 15g - 20g, nấu nước gội đầu. Có tác dụng chống viêm, chống ngứa và ngăn ngừa tóc rụng rất tốt.
- Chữa cảm mạo, phát sốt, ho: Dùng cúc hoa 6g, lá dâu tằm 6g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Đây là phương thuốc đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm dùng để phòng ngừa và chữa cảm mạo, chứng bệnh rất thường gặp trong những ngày xuân.
Cây quất làm vị thuốc
Quất là loại cây cảnh có dáng đẹp, tán lá xanh thẳm, quả màu vàng da cam sáng rực, nên được nhiều người ưa chuộng trong ngày Tết cổ truyền. Trái quất không những có thể ăn tươi, dùng làm mứt, siro... mà còn là một "Vị thuốc - Mỹ phẩm" có nhiều công dụng. Theo Đông y, quả quất, lá quất, rễ quất, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Trái quất có vị chua ngọt, tính ấm; vào 2 kinh Tì và Vị; có tác dụng kiện tỳ, khoang trung hóa đàm (xúc tiến chức năng tiêu hóa, chống đầy tức); chủ trị các chứng ho do phong hàn, các chứng bệnh hệ thống tiêu hóa như đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, bụng trướng, nôn mửa, chán ăn. Còn sử dụng để chữa phụ nữ sau khi sinh nở bị đau bụng hoặc sa dạ con...
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trái quất chứa nhiều hoạt chất sinh học quý, bao gồm fortunellin, pectin, các vitamin A, B1 và C, các chất đường, nhiều loại acid hữu cơ, canxi, kali, magie, photpho, lưu huỳnh, kẽm...tác dụng giúp dạ dày tiêu hóa của mứt quất còn mạnh hơn cả sa nhân (vị thuốc tiêu thực kinh điển). Trái quất có thể dùng tươi hoặc phơi khô cất dùng dần... Ngày Tết, các gia đình có thể dùng quất để chế biến một số "Món ăn - Thuốc", chữa trị một số bệnh thường gặp như sau:
Trái quất không những có thể ăn tươi, dùng làm mứt, siro... mà còn là một "vị thuốc - mỹ phẩm" có nhiều công dụng.
- Rượu khai vị: Trái quất ngâm rượu trong khoảng 2 tuần là có thể dùng được. Hàng ngày trước mỗi bữa ăn uống 15ml - 20ml có tác dụng giúp ăn ngon miệng, chữa bụng trướng đầy, ấm ách khó tiêu.
- Chữa đau họng, miệng khô, răng đau lưỡi tê và giải rượu: Trái quất 500g, thái thành lát, phơi khô, cùng với 250g chè xanh cho vào lọ nắp kín, để trong 1 tháng. Hàng ngày dùng 20g (khoảng 1 thìa canh) nước cốt hòa với nước âm ấm, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Đau dạ dày, thượng vị đầy tức, ợ hơi, chán ăn: Dùng trái quất 500g thái lát, cùng với đường kính trắng 500g trộn đều, cho vào lọ nắp kín, ngâm 2 tuần. Mỗi ngày dùng 25g nước cốt hòa với nước âm ấm, chia nhiều lần uống, liên tục vài ngày.
- Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ quất 30g, đường phèn 15g, sắc nước uống thay nước trong ngày.
- Chữa phụ nữ sa tử cung: Rễ quất 90g, hoàng tinh sống 30g, rễ cây thìa là 60g, dạ dày lợn 1 cái, hầm với nửa nước nửa rượu, chia thành 2 phần ăn trong ngày.
- Chữa phụ nữ sau khi đẻ bị đau bụng dưới: Dùng rễ quất 120g, sắc lấy nước, hòa thêm chút rượu trắng, chia ra uống trong ngày.
(Theo Thế giới phụ nữ)
4 loại Vitamin giúp ngăn rụng Tóc Nếu thường xuyên kết thân với những loại vitamin và các sinh tố dưới đây, các quý bà quý cô sẽ không còn phải lo lắng về hiện tượng rụng tóc khi tuổi tác ngày một nhiều lên... Vì sao thiếu Vitamin lại khiến tóc phụ nữ bị rụng? Rụng tóc là nỗi lo lắng thường gặp ở phụ nữ nhiều lứa tuổi...