5 cách tránh thực phẩm giàu béo
Cách tốt nhất để bạn ăn kiêng những món ăn béo ngậy đầy hấp dẫn là có sẵn rất nhiều những món hấp dẫn khác, cùng lúc bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Có khi trọn một bữa ăn ngon miệng cũng chỉ tương đương với một gói bánh giòn, xét về lượng calo tiêu thụ. Dưới đây là 5 cách giúp bạn giảm béo hiệu quả:
- Thịt đỏ. Hãy hạn chế chúng trong các bữa ăn, thay thế bằng rất nhiều đậu và rau. Hãy chọn thịt nạc, cắt bỏ tất cả những phần mỡ dính kèm.
- Thịt gia cầm. Hầu hết mỡ gà, vịt nằm ở dưới da, vì thế hãy lột bỏ hết lớp da gà trước khi nấu nướng. Nếu có thể hãy tránh xa các loại gia cầm nuôi công nghiệp, vừa không ngon lại vừa không có lợi cho sức khỏe của bạn.
- Cá. Đó là loại nguyên liệu tuyệt vời mà bạn cần bổ sung cho cơ thể, rất tốt để thay thế cho các loại thực phẩm khác. Hãy hấp, kho thay cho chiên.
Video đang HOT
Cá béo không có hại như thịt mỡ, trái lại cơ thể chúng ta vẫn cần một lượng nhỏ loại chất béo này mỗi ngày vì nó giàu omega 3 và omega 6, vốn rất quan trọng để cân bằng lượng hormone trong cơ thể, giảm viêm nhiễm ở khớp, giúp làn da chắc khỏe…
- Sữa. Hãy luôn nhớ chọn loại sữa đã hớt kem. Đừng coi thường một lượng nhỏ sữa béo ngậy mà bạn dùng để pha cà phê sữa mỗi ngày. Điều này cũng áp dụng với yogurt, phô mai, kem… hay bất kỳ sản phẩm nào khác làm từ sữa.
- Hãy mở rộng danh sách các loại thực phẩm của bạn. Với mỗi loại thực phẩm giàu chất béo mà bạn kiêng khem, hãy thay bằng 10 loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Ăn uống giảm béo không có nghĩa phải đày đọa thân xác mà là cơ hội để bạn thử nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Theo VNE
Lợi ích của hành tây
Hành tây làm một số món ăn trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn; mặt khác hành tây cũng có lợi cho sức khỏe.
Ảnh: Thái Nguyên
Tim mạch hưởng lợi
Có nhiều bằng chứng cho thấy hợp chất sulfur trong hành tây giúp ngăn ngừa sự đông máu và tình trạng các tế bào tiểu cầu kết dính với nhau, có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Chất này cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, đồng thời cải thiện chức năng màng tế bào trong các tế bào hồng cầu. Nhìn chung, công dụng tổng thể của hành tây là đẩy lùi nguy cơ xảy ra cơn đau tim.
Mật độ xương và mô liên kết được gia cố
Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tây có thể giúp tăng cường mật độ xương và có thể mang đến nhiều lợi ích đặc biệt cho phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, vốn thường đối mặt với tình trạng suy giảm mật độ xương. Bên cạnh đó, hàm lượng sulfur cao trong hành tây còn hỗ trợ trực tiếp cho mô liên kết, do nhiều thành phần cấu tạo trong mô liên kết cần sulfur để duy trì hiện diện và thực hiện chức năng của mình.
Viêm nhiễm bị khống chế
Hành tây có vai trò quan trọng trong các phản ứng chống viêm nhiễm. Theo đó, một phân tử sulfur đặc trưng trong hành đã được chứng minh có thể ức chế hoạt động của đại thực bào, vốn là các tế bào có khả năng gây ra những phản ứng viêm nhiễm trên quy mô lớn. Ngoài ra, các chất chống ô xy hóa trong hành tây còn có tác dụng kháng viêm. Những chất chống ô xy hóa này ngăn chặn quá trình ô xy hóa các a xít béo trong cơ thể. Khi nồng độ a xít béo bị ô xy hóa trong cơ thể duy trì ở mức thấp, cơ thể sẽ ít sản sinh các phân tử gây viêm, nhờ vậy nguy cơ viêm nhiễm luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Giảm nguy cơ ung thư
Hành tây có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm đại trực tràng, thanh quản, buồng trứng... ngay cả khi bạn chỉ hấp thu một lượng vừa phải. Vì vậy, để có được đầy đủ lợi ích chống ung thư của hành tây, bạn nên đưa nó vào thực đơn của mình.
Những lợi ích khác
Hành tây còn có tiềm năng cải thiện sự cân bằng lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài hợp chất sulfur, hợp chất flavonoid trong hành tây cũng có nhiều lợi ích kháng khuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian bảo quản hành đã cắt nhỏ và thời gian chế biến có thể làm thất thoát một số lợi ích sức khỏe của hành. Vì thế, bạn nên chú ý nhiều hơn trong việc bảo quản, xử lý và chế biến hành để có được lợi ích cao nhất.
Theo VNE
5 cách đơn giản giúp giữ cho răng miệng sạch, khỏe Hơi thở hôi trước tiên sẽ tạo ấn tượng xấu với người tiếp xúc với bạn. Tuy nhiên, bạn có thể giữ cho răng miệng sạch, khỏe, phòng chứng hôi miệng nhờ cách cách sau. "Hơi thở hôi xuất phát từ các chất khí được tạo ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng, trên nướu, răng và lưỡi. Trong hơi thở của...