5 cách ngừa ung thư vú hiệu quả
Là một trong hai căn bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ, ung thư vú đang trở thành nỗi sợ vô hình ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn có thể tránh xa căn bệnh này.
1. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành. Nguồn cung cấp estrogen cho chị em phụ nữ không chỉ có buồng trứng, mà các tế bào chất béo cũng đóng góp trong quá trình sản sinh estrogen. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư vú ở người thừa cân là do nhiều estrogen được sản xuất trong các mô mỡ.
Nếu bạn đang có trọng lượng phù hợp với chiều cao nhưng đột nhiên lại có dấu hiệu tăng cân, các chuyên gia khuyên bạn hãy kiểm soát chế độ ăn uống và tìm cách duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.
2. Tập thể thao thường xuyên
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng tập thể dục là một thói quen giúp cho “núi đôi” khỏe mạnh. Chỉ cần bạn dành khoảng 75 đến 150 phút đi bộ nhanh mỗi tuần thì nguy cơ ung thư vú đã giảm đi đáng kể. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo mọi người nên dành ít nhất là 150 phút tham gia các hoạt động thể thao có cường độ trung bình hoặc 75 phút tập các bài tập cường độ cao.
Ảnh minh họa
3. Ăn nhiều rau và ngũ cốc
Video đang HOT
Các loại rau xanh chứa những hợp chất lưu huỳnh được gọi là indoles, giúp loại bỏ estrogen thừa ra khỏi cơ thể và ngăn không cho các estrogen thừa còn sót lại kích hoạt sự phát triển của ung thư vú. Indole-3- carbinol ( I3C ) là một hợp chất đặc biệt có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư vú hiệu quả.
Chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là giảm nguy cơ ung thư vú lên đến 54%. Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm nguy cơ ung thư có thể là nhờ vào các chất xơ đã hấp thụ và bám lấy các chất độc hại trọng ruột và hỗ trợ cơ thể đào thải các chất này ra ngoài.
4. Bổ sung axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự ảnh hưởng của một loại chất gây viêm gọi là prostaglandin. Loại chất này không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch mà còn làm suy yếu khả năng xác định các khối u của cơ thể. Axit béo omega-3 trong hạt lanh, dầu hạt lanh, quả óc chó, cá giúp giảm lượng prostaglandin và hạn chế tình trạng viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Trong một nghiên cứu ở Phần Lan, kết quả so sánh cho thấy những người mắc bệnh ung thư vú có nồng độ axit béo omega-3 trong mô vú thấp hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh.
5. Cho con bú sữa mẹ
Tất nhiên có nhiều phụ nữ không có dự định sinh con sớm vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt khuyến khích phụ nữ nên nhận thức được giá trị sức khỏe của việc sinh con trước 30 tuổi.
Một số nghiên cữu đã chứng minh rằng những phụ nữ có đứa con đầu tiên trước 30 tuổi sẽ giảm nguy cơ ung thư vú đáng kể so với những người chưa bao giờ có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi. Việc cho con bú sữa mẹ không chỉ đem đến các lợi ích về mặc dinh dưỡng, miễn dịch cho trẻ mà còn là biện pháp phòng ngừa ung thư vú rất hiệu quả, đặc biệt khi bạn cho con bú trong khoảng 12 tháng.
Theo VNE
Cách ngừa ốm đơn giản khi giao mùa
Bạn đừng để mình mắc phải chứng đau họng hay cảm cúm, tiêu chảy... khi thời tiết đang giao mùa bởi hoàn toàn có thể phòng ngừa chúng.
1. Dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Chế độ ăn cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng, ăn thiếu và thừa đều có hại. Bạn cần lên một chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng bao gồm:
- Chất đạm (chiếm 10 - 15% năng lượng do đạm cung cấp trong 1 bữa ăn) có nhiều trong thức ăn động vật (thịt, cá, sữa, trứng... ) và thức ăn thực vật như đậu, đỗ, lạc.
- Chất béo và tinh bột giúp cung cấp năng lượng chính. Không nên chỉ ăn chất béo động vật (dầu, mỡ) mà nên có 1/3 là chất béo nguồn gốc thực vật (vừng, lạc...).
- Vitamin và khoáng chất có trong rau xanh và quả chín sẽ giúp cung cấp vitamin, chất xơ và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng, ăn thiếu và thừa đều có hại.
Bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng bạn cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý: ăn đủ 3 bữa chính nhưng luôn ưu tiên cho bữa sáng - bữa quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Một mặt quan trọng khác của dinh dưỡng hợp lý là thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, thức ăn cần chế biến sạch sẽ, không bị ôi thiu, không chứa các chất có hại cho cơ thể.
2. Hoạt động thể lực tăng sức đề kháng tự nhiên
Luyện tập thể lực thường xuyên sẽ có những tác động tích cực lên hệ miễn dịch, đồng thời sự tiếp xúc với môi trường tự nhiên sẽ giúp cơ thể dần dần có được nguồn kháng thể tự nhiên là nguồn vũ khí quan trọng giúp đề kháng với bệnh tật.
Bạn hãy chọn cho mình một môn thể dục, thể thao phù hợp với thể lực cơ thể để luyện tập hàng ngày. Thể dục thể thao không những giúp bạn có một cơ thể cân đối mà hơn cả là có khả năng giúp cơ thể bạn chống đỡ lại với nhiều loại bệnh tật.
3. Cân bằng thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi
Bạn phải làm được điều này vì sức khoẻ chỉ có hạn, bạn cần có thời gian để cơ thể nạp năng lượng mới có thể tiếp tục làm việc. Cân bằng được thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tránh bị quá tải, tránh được stress... là những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh bệnh tật.
4. Giữ vệ sinh thân thể
"Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn chặn được 47% các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp" (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)).
Như vậy, chỉ với một thói quen đơn giản là rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có thể giúp bạn phòng tránh vô số những bệnh truyền nhiễm qua đường tay - miệng như tiêu chảy cấp, viêm gan, nhiễm giun sán, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm đường ruột...
Xúc miệng nước muối, nhỏ nước muối sinh lý để rửa mũi và rửa mắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh về được hô hấp.
Theo PNO