5 cách nấu canh chua đơn giản ngon bao nhiêu cơm cũng hết chiều mưa
Với 5 cách nấu canh chua ngon dưới đây đảm bảo bữa cơm nhà bạn luôn ngon và hấp dẫn nhất có thể.
MỤC LỤC
1. CÁCH LÀM CANH CHUA CÁ LÓC NGON
1.1 Nguyên liệu nấu canh chua cá lóc cho 4 người ăn
1.2 Cách nấu canh chua cá lóc
2. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM CANH CHUA CÁ HỒI
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn
2.2 Cách nấu canh chua cá hồi
3. CÁCH LÀM CANH CHUA CHAY
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 6 người ăn
3.2 Cách nấu canh chua chay
4. HƯỚNG DẪN LÀM MÓN CANH CHUA VỚI SƯỜN
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 3 – 4 người ăn
4.2 Cách nấu canh chua với sườn
5. CÁCH NẤU CANH CHUA KIỂU MIỀN NAM
5.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn
5.2 Cách nấu canh chua kiểu miền Nam
Canh chua là món vô cùng thanh mát, dễ ăn, đặc biệt có sức hấp dẫn trong những bữa cơm ngày có nắng. Những tô canh có hương vị chua đặc trưng, thêm vị ngọt tự nhiên từ cá hoặc thịt, xương… ăn rất đưa cơm và luôn là món ăn không bao giờ lo “ế”.
Dưới đây là 5 cách nấu canh chua đơn giản nhưng thơm ngon nhất, chị em nội trợ có thể lưu lại và áp dụng dần.
1. CÁCH NẤU CANH CHUA CÁ LÓC NGON
1.1 Nguyên liệu nấu canh chua cá lóc cho 4 người ăn
- 500g cá lóc; 200g đậu bắp; 2 trái cà chua; quả dứa; 30g me chua; 1 cây bạc hà (cây dọc mùng); 100g giá
- Gia vị: 1 củ hành tím, 2 tép tỏi, ớt trái, muối và hạt nêm mỗi loại 40g, đường 30g.
- Rau thơm: ngò gai, rau ngổ.
Trên đây là nguyên liệu được chuẩn bị cho khoảng 3 – 4 người ăn. Nếu trong gia đình bạn có số người đông hơn thì có thể tăng số lượng lên. Nếu khoảng 6 người thì có thể nấu với 700 – 800g cá. Các loại nguyên liệu khác cũng tương tự vậy.
Còn với me chua và dứa, nếu thành viên trong gia đình thích ăn chua thì có thể tăng lên thành nửa quả dứa, còn không có thể giữ nguyên để có vị thơm và chua vừa phải.
1.2 Cách làm canh chua cá lóc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá lóc sau khi mua về đem rửa sạch với muối chế máu, nhớt và bớt mùi tanh. Cắt cá thành những khoang vừa ăn, không dày nhưng không quá mỏng để tránh làm cá bị nát trong khi nấu. Sau đó, ướp cá với 1 thìa hạt nêm, thìa nước mắm, thìa bột ngọt, thìa dầu ăn, tiêu và hành tỏi băm nhuyễn. Để ướp trong khoảng 15 – 20 phút.
- Cà chua: Rửa sạch, cắt múi cau.
- Dứa, đậu bắt: Rửa sạch, cắt hai đầu và phần sống giữa của miếng dứa. Thái lát xéo.
- Bạc hà: Tước bỏ phần vỏ, cắt mỏng. Bóp sơ qua với một chút muối rồi rửa sạch. Sau đó chần qua nước sôi và để ráo.
- Giá đậu, rau thơm các loại: Rửa sạch và để riêng ra.
- Me chua: Dầm trong bát với nước nóng cho ra thịt, chắt lấy nước và bỏ hạt đi.
- Hành tỏi: Băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu cá lóc
- Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa hành tỏi băm, thìa ớt bột để phi thơm lên, tạo màu.
- Cho cá lóc vào, đảo nhẹ rồi sau đó cho nước vào nấu canh. Với 4 người ăn thì có thể cho vào khoảng 1.2 lít nước.
- Cho thêm thơm và nước me chua vào để nấu cùng.
Video đang HOT
Bước 3: Cho các loại nguyên liệu khác vào nấu
- Tiếp tục ninh cá cho đến khi cá sắp chín tới.
- Khi nước sôi, dùng vá hoặc vợt để hớt phần bọt phía trên để cho nước canh được trong.
- Khi nước sôi khoảng 3 phút thì tiếp tục cho cà chua, đậu bắp, bạc hà vào nấu.
- Chờ nồi canh chua sôi lại, cho giá đậu vào và nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.
- Cuối cùng, cho các loại rau thơm hành lá, ngò gai, rau ngổ vào và tắt bếp.
2. CÁCH NẤU CANH CHUA CÁ HỒI
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn
- 500g đầu cá hồi; 5 quả đậu bắp; 2 quả cà chua; 30g me chua; 200g bạc hà (cây dọc mùng); 100g giá đỗ; quả dứa
- Rau ngò gai, rau ngổ
- Gia vị: ớt tươi, đường, muối, mì chính, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.
2.2 Hướng dẫn cách làm canh chua cá hồi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu cá hồi: Rửa thật sạch với muối và nước. Chẻ đầu cá hồi ra làm bốn. Sau đó, ướp cá với chút muối, mì chính, tỏi băm, tiêu và vài lát ớt tươi trong khoảng 15 phút.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
- Thơm gọt vỏ, bỏ mắt thái lát mỏng.
- Bạc hà tước vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng và bóp sơ với muối.
- Đậu bắp rửa sạch, cắt hai đầu, thái lát xéo mỏng.
- Giá rửa sạch, để ráo nước.
- Me chua cho vào chén, thêm ít nước nóng hoặc nước ấm, dằm nát ra chắt lấy nước.
- Rau ngổ, ngò gai rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu canh
- Cho vào nồi 1 ít dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm.
- Đổ cá hồi ướp vào tao sơ cho đến khi cá bắt đầu săn lại.
- Thêm khoảng 1.2 – 1.5 lít nước vào nồi để nấu sôi cá. Đồng thời, cho nước me chua và nấu cùng.
- Khi nước canh sôi, dùng vợt hoặc vá để hớt hết lớp bọt ở trên mặt.
- Sau đó, cho thêm cà chua, thơm, đậu bắp vào. Đun thêm khoảng 2 phút nữa,
- Tiến hành nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi nồi canh sôi lại thì cho bạc hà, giá đỗ, rau ngổ và ngò gai vào nồi. Đợi một chút và tắt bếp.
3. CÁCH NẤU CANH CHUA CHAY
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 6 người ăn
- quả dứa; 3 quả cà chua; 3 cọng bạc hà; 50g me chua; 1 hộp tài hủ non; 5 tai nấm đông cô; 5 tai nấm; 200g giá
- Rau thơm: Quế, ngò gai, ngò rí, ngò om mỗi thứ một ít.
- Gia vị: Muối, đường, ớt trái, ớt bột, dầu ăn.
3.2 Cách làm canh chua chay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nấm bó gốc, rửa sạch. Nấm đông cô không cần phải ngâm nước. Sau đó cắt miếng vừa ăn.
- Dứa cắt bỏ lõi và mắt, rửa sạch, cắt vát.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
- Đậu bắp cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, cắt vát.
- Đậu phụ non cắt miếng vừa ăn.
- Bạc hà: Tước sạch phần vỏ ở ngoài, cắt miếng nhỏ. Sau đó, bóp với ít muối cho hết chất ngứa, rồi rửa sạch và để ráo nước.
- Me chua dằm nát với nước ấm. Chắt lấy nước cốt rồi bỏ bã đi.
- Giá và các loại rau thơm rửa sạch, để riêng ra.
Bước 2: Nấu canh
- Cho vào nồi khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, dầu nóng cho hành vào phi thơm.
- Cho cà chua vào xào cho chín nhừ.
- Tiếp tục cho dứa và nấm vào để nấu cùng.
- Chắt nước me chua vào nồi nước. Nêm nếm sơ qua gia vị và đun cho sôi.
- Khi canh sôi, cho bạc hà, đậu bắp vào và nấu thêm khoảng 5 phút nữa. Nếu thích ăn cay, có thể cho thêm 2 quả ớt vào nồi.
- Sau cùng, cho đậu phụ non vào nấu thêm trong 3 phút. Thêm giá và rau thơm cắt nhỏ. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
4. CÁCH NẤU CANH CHUA VỚI SƯỜN
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 3 – 4 người ăn
- 500g sườn non; 2 quả cà chua; 50g dứa; 1 củ hành khô; 2 thìa nước cốt me
- Hành lá, rau mùi tàu
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, tiêu, ớt, dầu ăn.
4.2 Hướng dẫn làm món canh chua với sườn
Bước 1: Ninh sườn
- Sườn sau khi mua về rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
- Cho sườn vào nồi và đổ ngập nước, thêm 1 thìa muối ăn.
- Nấu sôi trong khoảng 2 – 3 phút thì đổ sườn ra, rửa sạch bọt và vụn thịt.
- Sau đó, cho sườn lại vào nồi, thêm nước mới và ninh cho đến khi sườn nhừ. Trong khi đun, hớt sạch bọt trên mặt nước.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Bạn có thể thực hiện công việc này trong khi chờ ninh sườn mềm:
- Dứa bỏ lõi, lấy mắt, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Hành khô bóc vỏ, bằm nhỏ.
- Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Mùi tàu bỏ rễ, rửa sạch, thái sợi.
Bước 3: Nấu canh
- Bắc nồi lên bếp, cho1 thìa dầu ăn vào đun nóng, phi thơm hành.
- Cho dứa vào xào khoảng 3 – 4. Đến khi dứa mềm thì cho và chua vào tiếp tục xào.
- Nêm thêm 1 thìa hạt nêm nhỏ hoặc muối.
- Trút phần sườn đã được ninh mềm và nước vào nồi để nấu chung.
- Sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 3 – 5 phút cho vị chua ngọt của dứa và cà chua hòa vào nước canh.
- Cho nước me chua vào, nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Cuối cùng, rắc hành ngò vào, thêm chút tiêu nữa là hoàn thiện.
5. CÁCH NẤU CANH CHUA KIỂU MIỀN NAM
5.1 Chuẩn bị nguyên liệu cho 4 người ăn
- 1 con cá tươi (khoảng 500 – 700g), có thể là cá diêu hồng, cá lóc hoặc cá bông lau tươi; quả dứa; 5 quả đậu bắp; 4 quả cà chua vừa; 50g giá; 1 cây bạc hà; 1 muỗng canh bột điều
- Rau thơm: Ngò gai, hành lá, rau ngổ
- Gia vị: Me chua, nước mắm, hạt nêm, đường, muối, hành tím, ớt tươi.
5.2 Cách nấu canh chua kiểu miền Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá diêu hồng hoặc cá lóc rau khi mua về phải bóc mang ra, rửa sạch. Sát muối lên lá để hết nhớt. Sau đó cắt cá ra làm đôi hoặc cắt khúc.
- Rau bạc hà tước vỏ, thái lát. Trước khi nấu nên bóp qua với chút muối để cho bớt ngứa, rửa sạch và để ráo.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cao. Dứa thái lát xéo mỏng.
- Đậu bắp cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, cắt lát xéo mỏng.
Bước 2: Tiến hành nấu canh
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm hành tím lên.
- Trút cà chua vào xào cho thật mềm và nêm thêm chút nước mắm.
- Sau đó, cho nước vào sấp mặt cà chua là được. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Cho me chua ra bát, thêm ít nước nóng và dầm nát. Chắt lấy phần nước cốt rồi từ từ đổ vào nồi.
- Tiếp đến, cho dứa vào nấu chung với cà chua để dứa tiết ra chất làm ngọt và làm thơm nước dùng. Và bắt đầu cho cá vào.
- Đun cho đến khi thấy cá đã chín thì vớt cá ra. Cho bạc hà, đầu bắp vào nấu khoảng 3 phút thì tiếp tục cho giá đỗ vào.
- Khi canh sôi thì cho cá lại vào nồi, thêm rau thơm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Như vậy là đã hoàn thiện món canh chua kiểu miền Nam.
Chúc bạn thành công với 5 cách nấu canh chua ngon này nhé!
Theo eva.vn
Mấy ai còn nhớ loại quả dại ở vùng quê ngòn ngọt bùi bùi mà lũ trẻ hay tranh nhau ăn?
Đối với trẻ con vùng thôn quê, trái me nước là thức quà vặt bình dân nhưng gắn bó với bao kí ức thân thuộc.
Thời ấu thơ của lũ trẻ vùng quê không hề hiện hữu những thứ của ngon vật lạ gì, chỉ cần vài ba thứ quả dại cũng đủ tạo nên nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Đi dọc hai bên đường, bạn sẽ dễ bắt gặp nào là chùm ruột, trứng cá, nhãn lồng... cứ tha hồ mà thi nhau hái rồi nhâm nhi. Đơn giản, bình dị thế nhưng chúng lại tạo nên hương vị đặc sắc rất riêng. Nói đến đây, tôi lại chợt nhớ đến những chùm me nước thân quen gắn bó với những buổi trưa hè hồi nhỏ.
Me nước hay còn gọi là keo gai, một loại cây sống ở vùng nhiệt đới. Chẳng biết chúng có mặt từ khi nào, nhưng những hàng me nước rợp bóng mát đã là hình ảnh quen thuộc của miền quê Việt Nam. Thân cây cao to, lá kim và thường mọc dại chứ không cần ươm mầm, chăm bón gì cả. Và điều hấp dẫn nhất với lũ trẻ chính là những chùm quả đung đưa ở tận trên cao.
Tuy trái me nước phân thành từng đốt như loại me chua thông thường nhưng mỗi trái lại uốn thành vòng tròn cong cong lạ mắt. Trái me nước khi còn non thì da xanh, dẹt và tương đối cứng. Đến khi đạt được độ chín thì nở ra ở hai bên thân quả để lộ phần thịt trắng mướt và hạt đen bên trong. Nhưng thu hút nhất là khi chúng già hẳn và chuyển sang màu hồng đỏ khiến mọi đứa trẻ đều thòm thèm.
Hái me nước không phải chuyện dễ, vì thân cây có nhiều gai nên chẳng ai dám trèo lên để hái quả. Mà cách "ăn may" nhất là ném đá vào để chúng rơi xuống hoặc đợi khi nào tự rụng thì tranh thủ nhặt mà thưởng thức. Ăn quen rồi nên cứ hễ đến mùa me chín, đứa nào đứa nấy đứng dưới góc cây nhìn thấy chùm quả đo đỏ là thèm liền.
Lớp cơm tuy hơi nhớt nhưng có một vị ngọt rất lạ. Chẳng cần chấm mắm muối gì cả, nhai phần thịt trắng mà hương thơm lan toả từ từ vô cùng thích miệng. Thêm vào đó, chút bùi bùi bên ngoài phần vỏ đọng lại nơi cổ họng làm lũ trẻ cứ muốn ăn mãi không thôi. Hương vị mộc mạc đơn giản thế mà đã đi vào kí ức một thời vô tư của bao người.
Hiện nay, me nước dường như chẳng còn xuất hiện nhiều dù là ở vùng quê. Bởi thế mà đôi khi người ta quên mất thức quà thân thuộc thuở ấy, nhưng mỗi khi nhớ lại hình ảnh trái me đung đưa "mời gọi" đầy khiêu khích khiến cả lũ trẻ phải nhốn nháo thì cứ như tuổi thơ lại ùa về. Niềm vui nhỏ nhoi thế mà lại là một phần thân thương của những đứa trẻ nông thôn.
Theo kenh14.vn
Cuối tuần chiêu đãi cả nhà bún riêu cua bắp bò hấp dẫn hơn ngoài hàng Bún riêu cua bắp bò thơm lừng, nóng hổi, đậm đà lại rất dễ ăn cho cả nhà. Ai nấy đều tấm tắc khen ngon, còn chần chừ gì mà không thử làm ngay thôi! Nguyên liệu làm món bún riêu cua bắp bò: - Cua đồng: 500g - Thịt bắp bò: 300g (hoặc nhiều hơn, tùy khẩu vị) - Cà chua: 3-5...