5 cách kết hợp thực phẩm các mẹ phải dừng ngay
Một số món ăn khi được kết hợp với nhau có thể bị giảm thậm chí mất đi dinh dưỡng vốn có của chúng.
Ảnh minh họa: Internet
Các bà mẹ thường kết hợp các món ăn lại để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là khi bé ăn ít. Điều đó dẫn đến những sai lầm trong cách chọn món và phối hợp các món ăn với nhau.
1. Tôm đậu khoai lang cải bó xôi
Sự kết hợp này không những không giúp ích gì cho trẻ mà còn khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài. Bởi khi chúng phối hợp với nhau chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này sẽ tạo muối khiến canxi không được hấp thụ vào cơ thể đồng thời muốn bị loại bỏ dưới hình thức chất thải gây nên hậu quả trên.
2. Óc lợn trứng gà = cholesterol
Đây là hai thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, khi hai thực phẩm này đồng thời nạp vào cơ thể bé sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe của bé.
Video đang HOT
3. Cà rốt củ cải = 0
Vitamin C có nhiều trong củ cải. Nhưng nếu kết hợp với cà rốt thì vitamin C sẽ biến mất. Bởi trong cà rốt có chưa enzyme có thể phá hủy vitamin. Chính vì thế, dù bé có rất thích vị ngọt của củ cải và màu sắc sặc sỡ của cà rốt cũng không nên kết hợp chúng với nhau.
4. “Sai lầm” với thịt bò
Kết hợp thịt bò với đậu đen, đậu nành, hải sản, thịt lợn hay lươn, hẹ thì không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn gây hại cho con. Chẳng hạn:
- Với đậu đen: Thịt bò rất giàu sắt nhưng đậu đen lại giàu chất xơ thô, to làm giảm sự hấp thu sắt một cách nghiêm trọng. Vì thế, cơ thể bé sẽ chẳng hấp thu được chút sắt nào từ thịt bò nếu mẹ nấu chung 2 thứ này với nhau.
- Với lươn, hẹ: Có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu hóa, thậm chí là gây ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể của con.
- Với hải sản: Thịt bò nhiều phốt-pho trong khi các loại hải sản rất giàu canxi và magie. Vậy nên nấu chung thịt bò và hải sản sẽ tạo ra sự kết tủa muối – dạng muối này làm cản trở sự hấp thu phốt-pho đồng thời làm giảm tốc độ hấp thu canxi.
- Với đậu nành: Hai loại thực phẩm đều chứa nhiều đạm nên khi ăn cùng nhau sẽ khiến bé khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
- Với thịt lợn: Nhiều mẹ thường xay 2 loại thịt này để nấu cháo cho con. Nhưng việc này vô tình sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 loại thịt.
5. Trộn cam, quýt… với sữa bò
Khi cho bé ăn cam, quýt, nhiều mẹ thường thêm sữa bò vào để bé ngon miệng và ăn nhiều hơn. Thật sai lầm, vì nước cam, chanh, quýt… đều chứa nhiều axit AHA, axit này gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé. Hậu quả là nhiều bé bị tiêu chảy ngay sau khi ăn/uống món ngon lành đó.
Cách kết hợp thức ăn sai sẽ khiến cho bé dù ăn nhiều nhưng cũng không thể lớn, tăng cân.
Theo SKGD
Những thực phẩm chữa bỏng hiệu quả
Đối với bệnh nhân bị bỏng, nhất là trong giai đoạn nhiễm độc, nhiễm khuẩn và suy mòn bỏng phải có một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, có bổ sung vitamin và chất khoáng kết hợp với liều điều trị phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng, tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống thực bào, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành.
Thời kỳ suy mòn bỏng nên ăn nhiều cá thu để bổ sung axit amin làm tăng tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da.
Đây là thời kỳ từ ngày thứ 40 - 60 sau bỏng. Đối với bỏng nông đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh. Đối với bỏng sâu, đây là thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị và nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến giai đoạn suy mòn bỏng.
Những thực phẩm cần thiết
Cho người bệnh ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Sử dụng chế độ ăn cao năng lượng, chia 5 - 6 bữa nhỏ và bữa ăn nhẹ. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.
Nên ăn nhiều cá thu để bổ sung axit amin và các loại axit béo quan trọng trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da; cung cấp thêm cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào bằng sữa đậu nành, tàu hũ.
Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nên ăn những thức ăn nhiều kẽm như thịt bò, cua, ốc, củ cải...
Để chống nhiễm khuẩn vết thương cần ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin C như: bưởi, cam, chanh... Ngoài ra, vitamin C còn có đóng vai trò quan trọng trong quy trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị xấu; vitamin A giúp tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương.
Theo Gia đình Online
Rước bệnh vào thân khi giảm eo bằng rượu gừng nghệ Gừng trong rượu là gừng Trung Quốc, bị phun thuốc trừ sâu độc hại, nhẹ có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì kích ứng da, buồn nôn, khó thở. Tạo hóa tặng cho phụ nữ một thiên chức tuyệt vời: Làm mẹ. Nhưng tạo hóa cũng khiến họ phải hy sinh rất nhiều để được nâng niu thiên thần bé...