5 cách giảm stress hiệu quả
Khi bị căng thẳng ‘đeo bám’, cơ thể giảm khả năng chống nhiễm trùng và chức năng miễn dịch kém đi.
Theo Herworldplus, với cuộc sống hiện đại đi đôi với nhịp sống gấp gáp như hiện nay, không ít người kiệt sức bởi công việc và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng thể chất căng thẳng hơn so với nam giới. Bởi họ thường phải đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn ngoài công việc.
Giáo sư Susanne Fogger một điều dưỡng tại Đại học Alabama ở Birmingham nói: “Làm vợ, làm mẹ, nấu ăn, dọn dẹp… để làm tròn tất cả các vai trò trên, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phụ nữ thường thấy buồn phiền vì không có khả năng hoàn thành tốt mọi vai trò tại công ty cũng như ở nhà”.
Tuy nhiên, liên tục gặp căng thẳng khiến bạn có nguy cơ mắc một số loại bệnh từ trầm cảm tới béo phì. “Sự căng thẳng có tình chất ăn mòn cao,” giáo sư Fogger nói, “Con người khi bị căng thẳng ‘đeo bám’ trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và chức năng của hệ thống miễn dịch tự nhiên kém đi”.
Dưới đây là năm mẹo nhỏ giúp bạn giảm bớt stress.
1. Hoạt động
Tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết để làm giảm stress, ngay cả khi chỉ có 30 phút – miễn là bạn không tập thể dục trong nửa giờ trước khi đi ngủ. Cơ thể sẽ sản sinh một lượng hoóc môn endorphin giúp cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác thư thái cho bạn. Hoạt động thể chất cũng giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
2. Đừng làm việc trước khi đi ngủ
“Não của bạn cần thời gian để thư giãn,” giáo sư Fogger nói. Bởi làm việc khuya kích thích hoạt động của não bộ, có thể gây căng thẳng không cần thiết, dễ dẫn đến việc trằn trọc, khó ngủ.
3. Ăn uống đầy đủ
Cơ thể của bạn cũng giống như một động cơ xe hơi, cô nói thêm. “Nhiên liệu đầy đủ sẽ giúp nó chạy tốt nhất.” Một chế độ ăn uống cân bằng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế tiêu thụ nhiều các thực phẩm có lượng đường và tinh bột cao.
“Mọi người có suy nghĩ sai lầm cho rằng rượu giúp bạn thư giãn, nhưng nếu dùng nhiều nó sẽ thực sự biến bạn thành người trầm cảm. Khi mọi người sử dụng nó như là một cách để xả stress, họ sẽ đi đến sự bế tắc nhanh hơn khi tưởng tượng lúc ban đầu”.
Video đang HOT
Giáo sư Fogger cho biết thêm: “Điều này có thể nhận được chúng vào một chu trình khi sử dụng rượu. Sau đó khi họ thoát khỏi cơn say, căng thẳng gia tăng nhiều hơn trên cơ thể và đặc biệt gây ảnh hưởng tới gan vì nó phải hoạt động để trung hòa các độc tố.” Quy tắc: Chúng ta không uống nhiều hơn một cốc rượu vang mỗi ngày.
5. Đơn giản hóa cuộc sống của bạn
Một cách đơn giản là hãy loại ra những điều không phù hợp với mục tiêu cuộc sống của bạn. Giáo sư Fogger nói, “Mỗi ngày chúng ta nên biết cân bằng cuộc sống của mình và giữ quan hệ tốt với mọi người xung quanh. Tất cả điều đó sẽ giúp bạn cải thiện mục đích sống, nâng cao sức khỏe cho tinh thần, tâm trí và giúp chúng ta kiểm soát được căng thẳng”.
Theo Ngoisao
Trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, thường hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là những trè từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi.
Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.
Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong, do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra chết là lỵ. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.
Chế độ ăn uống của trẻ
Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.
Để phòng mất nước ngày tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm...
Nếu có mất nước phải đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế cơ sở hoặc trạm y tế để điều trị. Cách điều trị mất nước tốt nhất là cho trẻ uống ORS và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:
Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100ml.
Trẻ từ 2 - 10 tuổi: 100 - 200ml.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.
Các loại dịch dùng trong điều trị ORS và cách pha: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.
Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: lấy 50g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.
Nước chuối, nước hồng xiêm: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.
Súp cà rốt muối: cà rốt 500g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.
Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy
Là vấn đề rất quan trọng để đề phòng trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm, chuối.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa... và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ...) khó tiêu hóa.
Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ...) khó tiêu hóa.
Số lượng thức ăn:
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.
Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Ghi chú:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Trẻ dùng sữa bò tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Phòng bệnh tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
- Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.
Theo PNO