5 cách dọn nhà tưởng sạch sẽ hóa ra sai, chỉ làm nhà bẩn hơn
Không phải cứ lau qua 1 lượt tất cả các chỗ thì nhà sẽ sạch, nếu không biết cách dọn dẹp khoa học, nhà bạn thậm chí còn bẩn hơn cả lúc chưa lau.
Nghỉ lễ kết thúc hẳn không ít người sẽ phải tranh thủ thời gian này để có thể dọn dẹp, trang hoàng lại ngôi nhà của mình. Thế nhưng nhiều người vẫn thắc mắc rằng vì sao rõ ràng dọn nhà để nhà sạch thế nhưng sao càng làm nhà lại càng bẩn hơn? Đó là bởi vì bạn đã mắc một vài sai lầm khi dọn dẹp nhà cửa dưới đây.
1. Lau tất cả chỉ bằng 1 chiếc giẻ
Dù cho bạn có lựa chọn lau nhà bằng dung dịch tẩy rửa thế nhưng việc chỉ dùng một miếng giẻ để lau thì bụi, vi khuẩn vẫn sẽ bị dính từ nơi này sang nơi khác. Thử tưởng tượng xem, ngàn vi khuẩn từ nhà bếp lại theo khăn lau “leo” vào phòng ngủ và ngự trị ở đó sẽ khủng khiếp thế nào.
Cách khắc phục thì quá đơn giản, bạn chỉ cần phân ra mỗi khu vực cần lau dọn như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, bàn ghế, sàn nhà… mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau là được.
2. Làm sạch nhà từ dưới lên trên
Làm sạch từ dưới lên là sai lầm rất dễ mắc khi dọn dẹp nhà cửa của nhiều người. Nếu bạn lau, quét, hút bụi sàn nhà rồi mới dọn dẹp đồ đạc, lau bàn ghế, quét bụi thì bụi bẩn có thể rơi trở ngược xuống sàn nhà. Kết quả là bạn phải lau lại sàn.
Vì thế, bạn hãy làm sạch theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Bắt đầu với cửa số, bàn, các quầy kệ, ghế…, cuối cùng là sàn nhà.
Video đang HOT
3. Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt
Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn. Lý do là bởi bụi gặp chất lỏng sẽ dễ bám vào bề mặt vật dụng hơn.
Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chất rửa mà còn ngăn vết bẩn đọng lại.
4. Không làm sạch các dụng cụ cọ rửa
Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn… vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại trong lông bàn chải. Tại đây, chúng có thể sinh sôi lên rất nhanh. Những vi khuẩn đó lại tiếp tục dính lên bề mặt nhà vệ sinh, bề mặt vật dụng vào lần chà rửa tiếp theo.
Cách khắc phục là sau khi dùng, hãy rửa sạch và phơi khô bàn chải cọ toilet, dụng cụ cọ rửa, khăn… sau đó mới để lại vị trí cũ.
5. Không làm sạch máy hút bụi sau mỗi lần sử dụng
Bạn sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhà cửa, nhưng bạn có làm sạch máy hút bụi không?
Nếu câu trả lời là không thì bạn nên thay đổi thói quen này ngay. Bởi, rác, bụi bị nén lại trong máy lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng vận hành. Vì thế, để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi, hãy nên loại bỏ rác, tóc, bụi khỏi túi lọc sau mỗi lần sử dụng.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Tết xong cành đào cồng kềnh được mẹ Hà Nội xử lý "cực ngọt", ai cũng muốn học theo
Chị Việt Anh cho hay, kể từ khi làm theo cách làm này việc dọn dẹp cây cảnh sau Tết của nhà chị nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều.
Tết là dịp gia đình đoàn tụ, là lúc mọi người gạt bỏ muộn phiền trong 1 năm nhưng cũng là cơ hội để các bà nội trợ thể hiện niềm đam mê với cây cảnh, hoa tươi của mình. Thế nhưng, chơi Tết là 1 chuyện, sau Tết xử lý thế nào lại là câu chuyện khác. Lúc mua cây càng cao, càng to, càng đẹp thì khâu xử lý hậu Tết càng "cồng kềnh" bấy nhiêu.
Nếu sau Tết nhiều người mang cây đào, cây quất bán lại, cho thuê, hoặc gửi ở các vườn cây cảnh để năm sau lại lấy về chơi Tết, thì có tới 80% các gia đình sẽ mang cây cảnh vứt đi, vì không có đất trồng, không có không gian cho cây phát triển, hoặc đơn giản là muốn năm sau có một cây mới mẻ hơn để chơi.
Những loại cây cảnh chơi Tết to, cồng kềnh khiến công cuộc dọn dẹp nhà của chị em thêm khó khăn.
Cũng như các gia đình đó, Tết nào cũng vậy chị Hà Thị Việt Anh, sinh năm 1974 (Đống Đa, Hà Nội) lại trăn trở không biết nên làm thế nào với cây đã "hết hạn sử dụng". Nếu thẳng tay vứt vào xe rác thì quá dễ, nhưng việc di chuyển cây xuống khó khăn, vương vãi hoa khắp đường, lại còn cồng kềnh - khó cho những người công nhân vệ sinh khi thu dọn.
"Mình băn khoăn từ bao Tết đó là cảnh những cành đào sau Tết. Hình ảnh mình thường bắt gặp là những cành đào vất chỏng chơ trên thùng rác, rất cồng kềnh và người dọn vệ sinh thật sự vất vả. Nhà mình từ mấy năm nay đã nghĩ ra cách: Rũ hết hoa còn sót lại, bẻ thật nhỏ các cành đào, bó gọn thành 1 bó trông sẽ rất gọn gàng, những cành to nhà mình cho lên vườn để làm thành que cắm các chậu rau.
Cây quất nếu không có nhu cầu dùng nữa thì cũng xử lý tương tự vậy. Nhà mình còn đào đất cho vào các túi để riêng, khi khênh chậu quất đỡ nặng hẳn. Mình nghĩ mọi người cố gắng bớt chút thời gian làm theo cách mình vừa nêu sẽ giúp cho người dọn vệ sinh bớt vất vả đi nhiều hơn", chị Việt Anh chia sẻ.
Bẻ nhỏ cành, bó gọn lại vừa không tốn diện tích, lại vừa giúp di chuyển cây nhanh hơn.
Theo đó, chị Việt Anh rũ hết số hoa còn lại trên cành, bẻ nhỏ các cành đào rồi bó gọn lại thành 1 bó, còn cành to chị tận dụng để làm que cắm khi trồng cây, vừa tiện lợi vừa hiệu quả.
Học theo chị Việt Anh, chị Tú Mít cho hay, kể từ lúc học theo cách làm này, cành đào Tết được chuyển đi nhẹ nhàng hơn hẳn, không phải vất vả mang xuống như trước.
Trước khi bẻ cành, các mẹ nên rũ hết hoa xuống để đỡ vương vãi.
Đồng tình với cách làm của chị Việt Anh, rất nhiều chị em khác đã học theo và ủng hộ cách làm này. Như chị Nguyen Thuong Huyen cho hay: "Trước em làm quản lý bên chung cư, cứ mỗi mùa Tết xong phòng rác mỗi tầng lại tràn ngập quất và đào các nhà vứt ra, toàn cây to, có cả chậu đất rất nặng. Mỗi lần như thế các cô vệ sinh lại kêu trời. Thực sự rất vất vả để chuyển đi những cây như thế. Nếu mọi người cùng có ý chút thì người khác cũng đỡ vất vả hơn."
MinhHuyen Vu bình luận: "Mình rất hưởng ứng cách dọn cành đào quất như này. Sau Tết thấy mọi người vứt nguyên cành đào vào xe rác thấy tội nghiệp mấy người dọn vệ sinh ghê, mà nhiều khi mình đi qua xe rác cũng xém bị mấy cành đào xỉa vào người."
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng, khi chơi Tết các mẹ nên chọn những cành đào phù hợp với không gian sống nhà mình hơn. Đặc biệt, nếu sống ở thành phố, các khu trung tâm, chung cư thì nên chọn cành đào nhỏ gọn để không quá vất vả lúc dọn.
Theo Thoidaiplus
Công dụng bất ngờ của phấn viết bảng với việc làm sạch nhà, ai cũng mắng dở hơi cho đến khi thực hiện mới thấy hiệu quả Chỉ với vài viên phấn nhỏ xinh nhưng có thể giúp bạn giải quyết được vô vàn vấn đề liên quan tới công việc dọn sạch nhà cửa. Nhiều người không tin cho đến khi thực hiện mới thấy hiệu quả đến bất ngờ. 1. Đuổi kiến Nhà bạn thường xuyên xuất hiện rất nhiều kiến khi cuộc sống sinh hoạt trở nên...