5 cách để Mỹ chặn âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông
Một chuyên gia về chiến tranh của Mỹ cho rằng, để kiềm chế âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông, Washington nên bố trí lực lượng hợp lý và nghiên cứu luật pháp.
Tàu chiến duyên hải USS Fort Worth (LCS 3) vừa hoàn thành chuyến tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông vào đầu tháng 5. Ảnh: CNN
Trên trang Real Clear Defense, ông James R. Holmes, giáo sư trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nêu lên 5 cách mà Washington có thể áp dụng để kiềm chế những tham vọng trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Điều tàu chiến duyên hải
Những tàu chiến mặt nước không phải là phương tiện chủ lực của hải quân trong những trận thủy chiến. Tuy nhiên, nó mang vũ khí hạng nhẹ nên các tàu tuần duyên của Trung Quốc không dám khiêu khích.
Để đối phó, Bắc Kinh buộc phải triển khai những tàu hải quân. Như vậy, nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc sẽ là đối tượng mà dư luận chỉ trích mạnh mẽ nhất.
Điều động lực lượng tuần duyên
Chức năng chủ yếu của Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ (USCG) là bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Tuy nhiên, USCG cũng là “cánh tay” thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ ở nước ngoài, như tham gia các hoạt động tìm kiếm hoặc truy bắt những đường dây buôn người.
Nếu đụng độ xảy ra, tàu tuần duyên có thể phối hợp với lực lượng hải quân. Việc triển khai những tàu của USCG tới vùng biển Đông Nam Á, hoặc bố trí binh sĩ tuần duyên Mỹ trên những tàu tuần tra các nước khác là hình thức ngầm cảnh báo Trung Quốc, giúp họ chống những tuyên bố chủ quyền sai trái của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Quay phim làm bằng chứng
Những binh sĩ lính thủy đánh bộ và các phi công Mỹ cần quay video chi tiết về mọi tương tác hoặc va chạm liên quan tới các tàu hoặc máy bay của Trung Quốc, dữ liệu GPS và những thông tin liên quan.
Từ những dữ liệu như vậy, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ có thể phản hồi đúng đắn và thuyết phục trước cáo buộc đổ tội ngược theo ý đồ của Bắc Kinh. Thông tin khách quan cũng là cơ sở để giới quan sát tự phán xét về tính chân thực của sự việc.
Nắm vững luật pháp
Sau mỗi lần đụng độ với Mỹ trên biển hoặc trên không, Trung Quốc thường nhanh chóng cáo buộc Mỹ gây hấn trước. Những người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn biết cách diễn giải sự việc theo quan điểm lợi ích của họ, rằng Trung Quốc luôn đúng và Mỹ hành động sai.
Trước khi chuyên viên Mỹ kịp nghiên cứu vấn đề, Trung Quốc đã chớp thời cơ và lên tiếng trước. Luật pháp là một trong những mặt trận chiến tranh của Trung Quốc (chiến tranh pháp lý), chứ Bắc Kinh không hẳn sẽ diễn giải luật một cách khách quan.
Do vậy, nếu người phát ngôn của Mỹ nắm vững luật pháp và hiểu rõ về vai trò của nước Mỹ, người bảo vệ tự do hàng hải, sẽ chiếm ưu thế trước các phản ứng của Trung Quốc.
Răn đe linh hoạt
Trung Quốc kết hợp linh hoạt những biện pháp ngoại giao với sức mạnh quân sự. Bắc Kinh sở hữu “cây gậy lớn” như đội binh sĩ dự bị quy mô lớn, các hạm đội hải quân, phi đội tiêm kích và lực lượng tên lửa. Do vậy, thu hẹp khoảng cách chênh lệch sức mạnh là một trong những biện pháp đối phó hiệu quả.
Những chiến lược hợp lý của Mỹ bao gồm bố trí các lực lượng xung quanh Biển Đông, đàm phán để tiếp cận những căn cứ chiến lược gần đó (như căn cứ ở Australia) và xây dựng các liên minh đủ mạnh để đối phó Trung Quốc.
Theo Zing News
Bài toán thử thách với Trung Quốc trước căng thẳng Biển Đông
Hành động cải tạo đảo phi pháp, thể hiện ý đồ chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ phải đối mặt với những thách sức ép càng gia tăng đến từ Mỹ, theo tạp chí Yazhou Zhoukan của Hong Kong.
Căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền trên Biển Đông ngày càng gia tăng sau khi Trung Quốc tăng cường xây đắp đảo, đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên Biển Đông.
Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam - PV) đã được Trung Quốc ngang nhiên cải tạo, mở rộng để trở thành hòn đảo lớn nhất trong nhóm. Với đường băng cũng như các cơ sở quân sự, truyền thông Mỹ nói rằng Đá Chữ Thập được ví như "tàu sân bay không thể đánh chìm của Trung Quốc".
Hồi đầu tháng 5 này, tàu chỉ huy USS Blue Ridge của hải quân Mỹ đã đụng độ với hai tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Tuần trước, máy bay trinh sát P-8A Poseidon đã bay tuần tra trên các hòn đảo tranh chấp và bị phía Trung Quốc cảnh báo rời khỏi khu vực 8 lần. Phía Mỹ luôn khẳng định đang thực hiện nhiệm vụ trên không phận quốc tế.
Ngày 16/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định lại lập trường của Bắc Kinh về các hoạt động xây dựng (trái phép -PV) trên Biển Đông trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh.
Trung Quốc những năm qua đang ngày càng tập trung triển khai các trang thiết bị vũ khí cho Hạm đội Hải quân Nam Hải, tờ Yazhou Zhoukan nhận định., 19 tàu chiến đã bổ sung cho hạm đội này trong giai đoạn 2010-2013.
Hạm đội Nam Hải cũng sở hữu 7 chiến hạm Type 054A so với 4 chiến hạm loại này thuộc biên chế hạm đội Đông hải và Bắc Hải. Đây là hạm đội duy nhất của Trung Quốc được trang bị tàu đổ bộ tấn công Type 071.
Tuy vậy, Hải quân Mỹ trong khu vực vẫn đang nắm ưu thế vượt trội. Hạm đội 7 của hải quân Mỹ có khoảng 50-60 tàu chiến, 350 máy bay và 60.000 người, trong đó có 38.000 sĩ quan hải quân và 22.000 lính thủy đánh bộ
Hải quân Trung Quốc cũng không có các chiến hạm tương đương với tàu sân bay hạt nhân Geogre Washington của Mỹ hay tàu chỉ huy USS Blue Ridge.
Tạp chí Yazhou Zhoukan nhận định, mặc dù Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở quân sự trên Biển Đông trong thời gian qua nhưng nhìn chung khả năng tác chiến của Bắc Kinh vẫn còn khá hạn chế bởi Đá Chữ Thập cách đất liền Trung Quốc tới 1.400 km
Một khi việc cải tạo đảo và xây dựng cơ sở quân sự hoàn tất, quân Trung Quốccó thể sử dụng Đá Chữ Thập như một căn cứ hải quân lớn, ngăn chặn các quốc gia trong khu vực. Nếu như triển khai các máy bay ném bom chiến lược H-6, PLA cũng có thể đe dọa các căn cứ hải quân Mỹ ở Australia và hạn chế tối đa khả năng Mỹ có thể can thiệp vào Biển Đông.
Yazhou Zhoukan cho rằng nhiều khả năng Washington sẽ không thực hiện chiến lược toàn diện ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông do còn nhiều những điểm nóng xung đột khác trên thế giới như Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông và khủng hoảng Ukraine cũng như căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật trên biển Hoa Đông.
Đối với Trung quốc, sự lép vế về mặt quân sự của PLA trước quân đội Mỹ càng khiến cho Bắc Kinh tăng cường chiến lược cải tạo và xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông.
Hoàn thiện việc cải tạo Đá Chữ Thập chỉ là bước đầu tiên của Trung Quốc trong việc "cân bằng" chiến lược xoay trục châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ và Bắc Kinh muốn theo đuổi đến cùng nhiệm vụ này, theo Yazhou Zhoukan.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ áp sát Trung Quốc ở biển Đông Washington nhiều lần tuyên bố không công nhận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở biển Đông Chính quyền Trung Quốc hôm 13-5 phản ứng sau khi giới chức quốc phòng Mỹ hé lộ kế hoạch sử dụng máy bay quân sự và tàu hải quân để trực tiếp chống lại yêu sách "đòi chủ quyền" ngang ngược...