5 cách “chiến đấu” với chứng viêm trong cơ thể
Chứng viêm là một trong những vấn đề sức khỏe ít được mọi người quan tâm. Nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển sang nhiễm trùng, đe dọa sức khỏe của bạn.
Chứng viêm là hiện tượng xảy ra ở tổ chức tế bào, là phản ứng phòng vệ của cơ thể khi cơ thể bị tấn công, kích thích bởi bên ngoài lên cơ thể thông qua phản xạ của hệ thần kinh. Chứng viêm có thể có biểu hiện là sưng, ứ động dịch, phù, xung huyết, mạch ứ đầy máu…
Chứng viêm có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus, kí sinh trung gây nên.
Nhiều người cho rằng chứng viêm chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định nào đó. Tuy nhiên, chứng viêm hay phản ứng của cơ thể với vết thương hay nhiễm trùng lại có liên quan tới các bệnh như viêm khớp, bệnh tim, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Vậy bạn phải làm gì để ngăn ngừa chứng viêm?
1. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Các sản phẩm chống viêm hoặc các chất hóa học có nguồn gốc thảo dược thường có chứa chất chống oxy hóa. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì các chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ của chứng viêm trong cơ thể.
Ví dụ, uống một cốc trà dâu tây mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn 150% lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày. Vitamin C cũng là một trong các chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa chứng viêm trong cơ thể rất hiệu quả.
Ảnh minh họa
2. Không nên ăn nhiều đường
Video đang HOT
Đường sẽ ảnh hưởng đến tuyến thượng thận – cơ quan kiểm soát căng thẳng trong cơ thể. Do vậy, khi tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng hoạt động, khả năng đối phó với căng thẳng của bạn cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể khó chống lại nguy cơ bị viêm bên trong.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi chúng ta căng thẳng, lượng cortisol trong cơ thể chúng ta sẽ tăng, mà cortisol là một trong những hormone tác động đến chứng viêm trong cơ thể. Lượng cortisol tăng tức là nguy cơ bị viêm cũng tăng lên. Do đó, để cơ thể khỏe mạnh và không mắc phải chứng viêm thì bạn không nên ăn nhiều đường.
3. Uống thuốc đúng liều
Aspirin là thốc chống viêm và uống thuốc này có thể giúp duy trì các tiểu huyết cầu trong máu. Nếu bạn đã được bác sĩ kê cho đơn thuốc có loại thuốc này thì bạn nên uống đều đặn cho đến hết, vì các thuốc đó sẽ giúp bạn giảm tình trạng bị viêm cũng như nguy cơ về bệnh tim mạch.
Nếu uống không đủ liều hoặc bỏ dở giữa chừng, thuốc sẽ không phát huy được tác dụng một cách tốt nhất.
Ảnh minh họa
4. Thiền
Cuộc sống bận rộn hiện nay đã đẩy nhiều người vào tình trạng căng thẳng không lối thoát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng kinh niên có liên quan tới hệ thống miễn dịch của chúng ta. Một khi hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt, nguy cơ bị viêm trong cơ thể sẽ tăng lên cao hơn
Để cân bằng cuộc sống, bạn nên dành 10- 15 phút mỗi ngày để thiền. Bạn cũng có thể đi bộ, tập yoga… bởi chúng đều là những môn rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động tốt.
5. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng cân, bệnh tim mạch và tăng cao tình trạng viêm nhiễm.
Các chứng viêm thường có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm trong máu có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive protein (loại protein có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim). Vì vậy, bạn cần có thời gian ngủ đủ trong ngày.
Theo VNE
Bệnh thường gặp ở chân
Mọi người thường chú ý đến làm đẹp cho đôi chân, chỉ khi thực sự thấy đau mới chú ý đến tình trạng bệnh tật của mình. Dưới đây là một số bệnh phổ biến thường gặp, bạn có thể tự khắc phục trong lúc chờ đến bác sỹ khám.
Chai chân
Đây là vùng da cứng, sần sùi thường phát triển ở vùng gót chân, ngón chân, đặc biệt là ở những điểm tiếp xúc. Nguyên nhân chính của chai chân là do việc sử dụng giày dép không vừa, gây cọ xát vào chân, lâu ngày sẽ gây chai sần, thậm chí là đau đớn, khó chịu.
Nếu vùng chai đó gây đau đớn, cách tốt nhất là đi khám bác sỹ. Thầy thuốc có thể cắt bỏ vùng chai hoặc cho bạn những lời khuyên bổ ích trong việc sử dụng giày, lót giày phù hợp và cách đi lại. Để phòng ngừa chai chân, cần tránh đi giày quá chật, hoặc quá cao, gây sức ép cho đôi bàn chân. Những đôi giày quá rộng cũng khiến đôi chân ban bị trượt và cọ xát, gây chai chân.
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
Biểu hiện vùng da bị sưng tấy ở ngón chân cái, có thể do mang giày dép không phù hợp. Với trường hợp này, bạn có thể dùng miếng đệm lót để ngăn sự cọ xát khi đi giày, giúp cho ngón chân được thoải mái. Nếu bệnh nghiêm trọng, bác sỹ có thể phẫu thuật loại bỏ vùng sưng tấy. Để phòng ngừa, bạn cần đảm bảo đôi giày của mình không đè ép lên các ngón chân. Lưu ý, nên chọn kiểu giày có mũi đủ dài để có khoảng cách giữa các đầu ngón chân với mũi giầy. Tránh đi giày cao gót trong một khoảng thời gian dài vì chúng dồn các ngón chân bị ép lại.
Hột cơm (mụn cóc)
Bệnh gây ra bởi một loại virus thường thấy ở lòng bàn chân hoặc các kẽ chân. Ban đầu mụn chỉ là một nốt nhỏ nhưng sau đó có thể phát triển thành từng đám, chai cứng và có thể gây đau.
Hột cơm là bệnh gây ra bởi một loại virus thường thấy ở lòng bàn chân hoặc các kẽ chân.
Nếu hột cơm không gây đau thì tự để cho hệ miễn dịch cơ thể đào thải. Nhưng nếu to và gây đau cần đi khám để bác sĩ để có phương pháp xử lý. Mặt khác, loại virus gây mụn cơm thường có trong môi trường ẩm ướt như bể bơi, phòng tắm công cộng... vì thế, mỗi khi đến những nơi này, bạn cần chú ý đi dép và vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh bàn chân "lực sĩ"
Là căn bệnh do một loại nấm lây nhiễm, có thể gây đau, ngứa ở vùng da giữa các ngón chân, dẫn đến tình trạng da nứt nẻ và đóng vảy. Bệnh cũng có thể gây ra mùi khó chịu và ảnh hưởng đến các móng chân, làm cho chúng bị dày lên và chuyển sang màu nâu.
Có thể điều trị bệnh bằng các thuốc có tác dụng diệt nấm. Để phòng bệnh, nên thay tất hàng ngày và không nên đi cùng một đôi giày trong hai, ba ngày liên tiếp. Đi săng-đan cũng rất tốt vì không khí có thể lưu thông giữa các kẽ ngón chân. Sau khi tắm, hãy lau khô các kẽ ngón chân vì nấm rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt.
Viêm kẽ móng chân
Là tình trạng vùng da quanh móng chân bị sưng tấy, gây đau đớn do móng chân phát triển và chọc vào da.
Trong trường hợp này, bạn có thể ngâm chân trong nước muối để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm mùi hôi. Cách phòng bệnh tốt nhất là đừng cắt móng chân theo hình vòng cung mà phải cắt móng chân thẳng. Ngoài ra, đi các loại giày quá rộng hoặc quá chật đều không tốt cho bàn chân.
Theo VNE
Ngừa viêm loét miệng Loét miệng gây khó chịu và khó khăn trong ăn uống. Bột nghệ có thể chữa viêm loét miệng - Ảnh: Thái Nguyên Chuyên gia dinh dưỡng Neelanjana Singh từ Heinz Nutri Life Clinic tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) cho biết, viêm loét miệng có thể do thiếu hụt vitamin, thiếu chất sắt, vitamin B12, vitamin C; hoặc có thể là...