5 bước tống khứ bụi bẩn ra khỏi điều hòa, đỡ mất tiền triệu gọi thợ
Việc thuê thợ khá tốn kém, mất thời gian và đôi khi gây rắc rối cho gia chủ, trong khi đó bạn hoàn toàn có thể tự mình làm được, tại sao không thử?
Điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ bám rất nhiều bụi bẩn làm giảm công suất, các chuyên gia đều khuyên chúng ta nên vệ sinh ít nhất 1 – 2 lần mỗi năm để đảm bảo độ bền, nếu để điều hòa quá bẩn thì hơi lạnh phát ra sẽ yếu, dùng chỉ tổ tốn thêm nhiều điện. Nghiêm trọng hơn nếu điều hòa quá bẩn có thể làm hỏng cục nóng giải nhiệt trong máy, hoặc cục lạnh (khi không trao đổi nhiệt dẫn đến quá lạnh, hơi nước sẽ ngưng tụ và xuất hiện hiện tượng chảy nước).
Đương nhiên gọi thợ đến vệ sinh là tốt nhất vì họ có chuyên môn và thực hiện đủ các bước vệ sinh máy, kiểm tra vỏ máy… Tuy nhiên việc thuê thợ cũng khá tốn kém, mất thời gian và đôi khi gây rắc rối cho gia chủ, trong khi đó bạn hoàn toàn có thể tự mình làm được, tại sao không thử?
Bước 1
- Trước hết, bạn cần đảm bảo mình đã ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh
- Tiếp đó, hãy treo một chiếc túi có miệng đủ rộng để để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh
- Bắt đầu kiểm tra tra cục nóng và lạnh ở trong và bên ngoài nhà để đảm bảo không có dị vật lẫn bên trong máy (ví dụ như: côn trùng chết…)
Bước 2
Bạn hãy dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí trong điều hòa. Đem chúng đi ngâm trong nước rồi dùng miếng rửa chén cọ rửa hết bụi bẩn ở bộ lọc rồi để ráo cho khô.
Video đang HOT
Bước 3
Phía bên ngoài cánh quạt và lốc máy là hệ thống bảo vệ, bạn cũng cần phải vệ sinh bộ phận này để điều hòa hoạt động tốt hơn.
Cách vệ sinh nhanh nhất đó chính là sử dụng bình xịt Coil Cleaner (một loại chất lỏng chứa kiềm được điều chế riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt). Sau đó xịt nhẹ vào các khe giữa lá kim loại, tránh xịt vào bo mạch điện tử của máy lạnh. Chờ khoảng 20 phút rồi lau lại bằng khăn ấm.
Bước 4
Lấy khăn khô lau thật sạch những bộ phận muốn làm sạch. Lấy lưới lọc đã ráo nước và nắp che của máy lạnh lắp lại chỗ cũ, sau đó lau sạch toàn bộ phía ngoài.
Bước 5
Giờ thì hãy bật lại điều hòa, để phần nước còn lại chảy ra ngoài. Khi bạn thấy máy êm, không có tiếng động lạ thì tháo túi chắn bụi ra. Giờ thì việc vệ sinh điều hòa của bạn đã hoàn thành, sạch bóng từ trong ra ngoài rồi đấy!
Vậy là chỉ với 5 bước đơn giản này điều hòa nhà bạn đã sạch sẽ hoàn toàn mà không cần tốn tiền thuê thợ. Chúc các bạn thành công!
Theo Lê Lê/ thoidaiplus.giadinh.net.vn
Làm sao để tránh mua phải ô tô cũ từng bị thủy kích?
Người mua không nên mua những ô tô có 'tiền sử' ngập nước, bị thủy kích vì xe dễ bị hỏng hóc bỏ ra số tiền sửa chữa rất lớn.
Theo các chuyên gia ô tô ngoài nhờ những người thân quen biết kỹ thuật khi chọn xe, bạn cần trang bị thêm một số kiến thức cơ bản để hạn chế tối đa nguy cơ mua phải ô tô cũ từng bị ngập nước, bị thủy kích... Hơn hết phải chọn đại lý ô tô uy tín, "mối ruột" hoặc có người thân quen, bạn bè giới thiệu trước khi mua chiếc xe đã qua sử dụng sau khi nắm rõ nguồn gốc của nó.
Nên kiểm tra các chi tiết nhỏ
Các chuyên gia ô tô chỉ ra một số kinh nghiệm kiểm tra chiếc ô tô cũ để tránh mua phải xe bị thủy kích hậu quả "tiền mất, tật mang":
Thứ nhất kiểm tra mùi ẩm mốc của xe. Nếu xe đã từng ngập nước thì sẽ bị mùi ẩm mốc, thợ sửa xe của gara thường phải phun rất nhiều nước hoa để át mùi ẩm mốc. Đóng cửa xe lại và tắt điều hòa đi, nếu mùi nước hoa quá nồng hoặc mùi ẩm mốc thể hiện rõ thì không mua.
Nội thất xe độ mới cũ phải tương đương với các chi tiết nội thất. Nếu thân vỏ xe đã sơn lại sẽ có những vùng màu sắc không đồng nhất với toàn thân xe thì cẩn trọng.
Tránh mua xe bị ngập nước, thủy kích vì dễ hỏng hóc, tốn tiền sửa chữa.
Mẹo kiểm tra xe cũ, bạn kéo hết dây an toàn lên kiểm tra. Thường thì thợ xe hay bỏ quên chỗ này khi làm sạch xe. Nếu thấy phần cuối dây an toàn bị mốc, ố màu, có màu khác lạ so với phần còn lại hoặc có ngấn thì nhiều khả năng xe đã từng bị ngập nước.
Hãy lật nắp capo để "soi" từng chi tiết động cơ, hộp số. Bạn cần kiểm tra số máy phải trùng khớp với giấy đăng ký xe do công an cấp. Những xe đã làm lại máy hoặc hộp số thì những đầu ốc, cạnh ốc ở lốc máy và bên ngoài hộp số sẽ có dấu vết mòn do cờ lê để lại. Tiếp đến, hãy miết nhẹ tay vào các đường keo chỉ ở dưới nắp capo và thân xe xem có còn còn mịn không, các đường keo phải đều không bị gấp, nối. Kiểm tra cẩn thận cụm đèn trước và sau xe, nếu đèn có dấu hiệu bị cậy ra để lau chùi, hoặc mờ thì chứng tỏ nó đã bị vào nước.
Người mua nên kiểm tra gầm xe xem có dấu hiệu bị ăn mòn không? Kiểm tra các vị trí tiếp giáp giữa cao su và vỏ xe, lật cao su ra xem, nếu có dấu hiệu bong tróc nhỏ thì nhiều khả năng xe đã bị ngập nước.
Cách nhận biết động cơ còn "ngon"
Sau đó khởi động máy lên, lắng nghe âm thanh của máy có khác lạ, có mùi lạ khi xe khởi động không. Kiểm tra đèn ở bảng điều khiển, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan... Bật cần gạt nước mưa xem chúng có hoạt động bình thường. Nghe thử đầu đĩa, đài phát thanh trên xe xem có hiện tượng rè, nhiễu không? Hay thậm chí một bộ đài mới cứng cũng là một dấu hiệu chứng tỏ đã bị thay thế khi xe bị ngập nước.
Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra ô tô khi đi mua chiếc ô tô đã qua sử dụng.
Khi lên lái kiểm tra, đừng vội vào số và rồ ga tăng tốc, thay vào đó là để nổ cầm chừng rồi nhẹ nhàng vào số nhả côn chậm và đều. Nếu chiếc xe tăng tốc từ từ theo độ mở chân côn và máy nổ êm, không bị rung giật hay chết máy thì có nghĩa động cơ xe hoạt động tốt.
Theo một kỹ sư ô tô cho biết sau khi máy nổ khoảng 15 phút, nếu đồng hồ báo nhiệt trên xe chỉ dưới mức trung bình (1/2 vòng tua) thì máy hoạt động tốt. Tiếp theo là mở nắp để cảm nhận nhiệt độ của máy, những chiếc xe tốt khi đạt tay lên lốc máy sau 10 phút hoạt động thường chỉ hơi ấm lòng bàn tay, nếu qua sửa chữa thì bạn sẽ không thể chạm vào nó nổi một phút bởi máy rất nóng.
Theo Báo Mới
5 mẹo đơn giản để giữ nhà cửa sạch sẽ, trong lành trong những ngày Hà Nội đang ở đỉnh ô nhiễm không khí Để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên, bạn hãy áp dụng 5 mẹo giữ sạch nhà cửa này nhé! Nhiều ngày gần đây, tại Hà Nội, chất lượng ô nhiễm không khí đang ở mức đáng báo động. Có những ngày chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Thủ đô...