5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
Ăn nhiều đồ ngọt, lười chải răng có thể gây nên tình trạng sâu răng ở bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn đấy!
Thực tế, nhiều người không nhận ra rằng lười vệ sinh răng miệng là một cách gây sâu răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống vô tội vạ cũng tạo nhiều nguy cơ với sức khỏe răng miệng.
Chỉ cần áp dụng vào bước đơn giản sau, bạn đã có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn đấy.
Những thứ bạn sẽ cần:
5 bước để tránh bị sâu răng
1. Chải răng mỗi khi bạn ăn xong
Nhiều người thường chỉ có thói quen dùng bàn chải đánh răng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng và sau đó không chải răng thêm một lần nào nữa cho đến trước khi khi ngủ.
Video đang HOT
Song điều quan trọng là bạn nên chải răng ngay khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn còn tồn ở trong miệng. Hoặc ít nhất bạn phải đánh răng ngày 2 lần, những lần ăn vặt, bạn có thể súc miệng kỹ càng. Điều này nhằm giúp loại bỏ hơi thở rau mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng.
2. Dùng chỉ nha khoa suốt cả ngày
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần là đủ để giữ cho răng không bị sâu. Tuy nhiên, như với việc đánh răng, điều quan trọng là bạn phải xỉa răng ngay lập tức sau khi ăn để ngăn chặn môi trường thuận lợi cho lũ vi khuẩn có thể hoành hành trong miệng bạn mà gây nên tình trạng sâu răng.
Thậm chí ngay cả khi nếu bạn không cảm thấy thức ăn còn mắc kẹt giữa các kẽ răng của bạn thì cũng nên dùng chỉ nha khoa để xỉa răng nhé!
3. Sử dụng nước súc miệng phòng ngừa sâu răng
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi.
Bạn nên thực hiện súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
4. Tránh những thực phẩm dính hoặc kẹo dính
Theo nhiều nghiên cứu thì những thực phẩm hoặc kẹo dính là kẻ thù nguy hiểm cho răng miệng. Bởi vì những thực phẩm này có thể tan chảy ở giữa kẽ răng hoặc dính vào men răng nhiều giờ trước khi hòa tan hoàn toàn gây nguy cơ sâu răng nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Nếu bạn buộc phải ăn đường, bạn nên chọn thực phẩm nào mà có thể nhai kỹ và nuốt được như là kẹo cứng, thực phẩm rắn, giòn…
5. Phát hiện những bất ngờ về răng miệng kịp thời
Đặc biệt là với các răng hàm vì chúng ở quá sâu trong răng miệng của bạn nên thường bị bạn xem nhẹ hoàn toàn. Hãy chắc chắn rằng sau khi bạn ăn không có thức ăn nào bị mắc kẹt phía trong các răng đó. Bởi vì những răng trong cùng rất khó để vệ sinh sạch sẽ nên dễ gây sâu răng.
Bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
Thảo Nguyên (Theo Ehow)
Nước súc miệng - Không dùng tùy tiện
Trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ra nhiều loại nước súc miệng với những mục đích khác nhau...
Như nước súc miệng làm mất mùi hôi của răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám ở nướu răng, nước súc miệng có chứa thành phần làm trắng răng nhưng không có tác dụng ngừa sâu răng, nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng hoặc trị liệu những bệnh về răng...
Thành phần và tác dụng của các chất có trong nước súc miệng:
- Chất kháng vi sinh vật: Cetylpyridinium chloride, chlorhexidine và các hợp chất phenolic là những chất có tác dụng làm giảm các vi khuẩn có trong khoang miệng.
- Các chất ôxy hóa và khử mùi: sodium bicarbonate, chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùi hôi ở miệng.
- Chất cung cấp ôxy: hydrogen peroxide giúp tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxy để tiêu diệt chúng.
- Chất fluoride có tác dụng làm chắc răng và ngừa sâu răng.
- Chất làm giảm đau chứa những chất giảm đau khi răng bị đau, tê...
- Chất đệm (tức là dung dịch đệm) để giảm đau ở những mô mềm, làm giảm độ acid có trong miệng và hòa tan những lớp màng mỏng bám vào niêm mạc miệng.
Không nên dùng nước súc miệng quá nhiều.
Tuy nhiên, các sản phẩm nước súc miệng cũng đồng thời còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ biến đổi từ 6 - 27%. Vì vậy nếu súc miệng lâu dài, nước súc miệng này có thể gây cảm giác nóng rát ở má trong, nướu, lưỡi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt... Chất cồn còn gây tình trạng khô miệng khiến tăng thêm nguy cơ bị sâu răng; đặc biệt nồng độ chất cồn cao có trong nước súc miệng còn liên quan đến ung thư miệng. Chính vì thế mà Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụng nước súc miệng đơn thuần mà việc vệ sinh răng miệng cần kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa.
Nước súc miệng cũng không sử dụng cho trẻ em vì trẻ có thể nuốt vào bụng, nếu lượng lớn có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Mặt khác, các chuyên gia nha khoa cũng cho rằng tính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng; vì khi dùng không đúng cách thì không có tác dụng, chẳng hạn nước súc miệng chứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sử dụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răng sẽ không có kết quả.
Khi sử dụng nước súc miệng cũng có thể có những tác dụng phụ như ố răng, hư những mảng trám răng, rối loạn vị giác, nha chu, kích ứng miệng lưỡi... Vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng nước súc miệng, điều cốt yếu là chải răng đều đặn và đúng cách, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc và bảo vệ răng an toàn.
Theo Bs. Hoàng Tuấn Long
SKDS
Vì sao răng ê buốt? Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Tuy không đến mức đau đớn nhưng ê buốt răng thực sự gây khó chịu và cản trở bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích. Vậy có cách nào điều trị chứng ê buốt khó chịu này? Sử dụng quá nhiều nước súc miệng Bạn luôn muốn hơi thở thơm mát? Nếu thường xuyên...