5 bộ phim “Tây Du Ký” gây tranh cãi nhất màn ảnh
Nhiều phiên bản “Tây Du Ký” với các tình tiết được biến tấu quá đà như Ngộ Không yêu Đường Tăng, Đường Tăng yêu Ngưu Ma Vương… khiến người xem choáng váng.
Phiên bản Hàn Quốc: Chuyện tình tay ba Ngưu Ma Vương – Đường Tăng – Tôn Ngộ Không
Hoa Du Ký của điện ảnh Hàn.
Tháng 12 này điện ảnh Hàn Quốc cho ra mắt bộ phim Hoa Du Ký được cho là dựa theo nguyên tác Tây Du Ký của tác gia Ngô Thừa Ân.
Lee Seung-gi vai Tôn Ngộ Không.
Mặc dù vậy nội dung phim lại xuyên không về thế giới hiện đại với nhân vật chính là Tôn Ngộ Không do tài tử Lee Seung-gi thể hiện. Phiên bản Ngộ Không lần này không những điển trai mà còn có phong cách vô cùng lịch lãm, khiến bao cô gái trẻ mê mẩn.
Cha Seung-won vai Ngưu Ma Vương.
Trong khi đó, vai Ngưu Ma Vương do nam diễn viên Cha Seung-won đóng. Nhân vật này trong phim còn là giám đốc một công ty môi giới và tu thành chính quả thành tiên.
Đây là Đường Tam Tạng xinh đẹp của phim.
Nhân vật nữ duy nhất trong phim là vai Đường Tam Tạng với tên gọi Cin Sun-mi. Nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Cin khiến Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương trúng tiếng sét ái tình và tạo nên mối tình tay ba gay cấn.
“Mỹ nam” Trư Bát Giới là đây.
Nhân vật Trư Bát Giới (do mỹ nam 9X Lee Hong-gi thể hiện) vốn là lợn tinh nhờ hấp thụ được nguyên khí của các cô gái trẻ đẹp đem lòng yêu hắn và giúp hắn có thêm sức mạnh yêu ma.
Tài tử gạo cội trong vai Sa Tăng.
Nhân vật chính cuối cùng trong phim là Sa Tăng do nam diễn viên gạo cội Jang-kwang đóng. Ông cũng là một nghệ sĩ lão thành và quen thuộc với nhiều khán giả truyền hình nhờ gương mặt hết sức thân thiện và hài hước.
Đường Tăng yêu Tôn Ngộ Không và Sa Tăng
Video đang HOT
Tây Du Ký phiên bản 2011.
Đây không phải lần đầu Hàn Quốc dựng phim dựa trên Tây Du Ký bởi trước đó bộ phim điện ảnh Tây Du Ký trở lại cũng của điện ảnh xứ Kim chi cũng từng ra mắt người hâm mộ theo phiên bản xuyên không vô cùng nhắng nhít và thú vị. Nội dung phim diễn ra vào thời điểm năm 2011 tại Seoul (Hàn Quốc).
Chuyện tình Đường Tam Tạng – Tôn Ngộ Không.
Trong đó Đường Tam Tạng là nữ giới do nữ diễn viên Min Ah-ryeong thể hiện, với phong cách thời trang vô cùng sành điệu và thời thượng. Người xem sẽ chứng kiến hình ảnh Đường Tăng đi giày cao gót, đánh son đỏ rực, đi tất lụa đen và gõ giày cồm cộp trên mặt đường, không biết đến tụng kinh niệm Phật là gì.
Đặc biệt trong phim còn xuất hiện chuyện tình giữa Đường Tăng yêu Tôn Ngộ Không (Kim Byeong-man) và Sa Tăng (Han Min-gwan) đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, đặc biệt từ phía người hâm mộ Trung Quốc.
Bốn thầy trò cực ngầu.
Nhân vật Tôn Ngộ Không ở đây không hề biết 72 phép biến hóa. Biệt tài của hắn là dùng cây kim thiết bổng đánh vào “phần hậu” của yêu quái. Không những vậy, ở cuối phim Tôn Ngộ Không cũng chết bất đắc kỳ tử.
Phiên bản Nhật Bản: Đường Tăng là nữ giới
Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký của Nhật Bản.
Năm 1978 truyền hình Nhật Bản dựng bộ phim Tây Du Ký với nhân vật Đường Tăng mang giới tính nữ và khiến nhiều khán giả Trung Quốc giận dữ vì cho là xuyên tạc và báng bổ vị thiền tăng chân kính của đất nước này.
“Nữ” Đường Tăng xinh đẹp.
Trong khi Đường Tăng là một mỹ nhân thì nhân vật Trư Bát Giới lại có vẻ điển trai hơn so với Tôn Ngộ Không vừa thô kệch và xấu xí.
Chưa hết, nhân vật Phật Tổ Như Lai cũng do diễn viên nữ thể hiện.
Có lẽ từ phiên bản Tây Du Ký từ năm 1978 cho nên về sau nhiều bộ phim liên quan đến Tây Du Ký do Nhật Bản sản xuất đều giao cho các diễn viên nữ thể hiện hình tượng nhân vật Đường Tăng. Cụ thể trong phiên bản Tây Du Ký 1993,Đường Tam Tạng do nữ diễn viên xinh đẹp Rie Miyazawa đóng. Vì nhan sắc của vị thiền sư quá xinh đẹp khiến nảy sinh tình cảm với Tôn Ngộ Không.
Chuyện tình Đường Tam Tạng – Ngộ Không
Năm 1994 Nhật Bản tiếp tục cho ra mắt bộ phim Tây Du Ký với tình tiết xoay quanh chuyện tình giữa Tôn Ngộ Không với Đường Tam Tạng xinh đẹp.
Eri Fukatsu trong vai Đường Tam Tạng xinh đẹp.
Đến năm 2006 và 2007 đài Fuji cho ra mắt phiên bản mới Tây Du Ký/Saiyki hay Magic Monkey với 11 tập. Theo đó nhân vật Đường Tam Tạng tiếp tục mang giới tính nữ do nữ diễn viên nổi tiếng Eri Fukatsu đóng và chính thức ăn sâu vào tiềm thức của khán giả Nhật Bản.
Phiên bản Tây Du Ký 2006.
Nội dung lẫn tạo hình trong phiên bản Tây Du Ký của Nhật cũng được cho là khác xa so với những gì từng quen thuộc với người yêu Tây Du Ký trước đó. Kịch bản không bắt đầu với sự kiện Ngộ Không xuất thế.
Thay vào đó là màn mở đầu phim với tình tiết Hoan Dực đại vương (Kimura) muốn ăn thịt trẻ con, lúc này bốn thầy trò Đường Tăng mới chính thức xuất hiện.
Phiên bản Australia: Đường Tăng và Sa Tăng đều là nữ
Cả Đường Tăng và Sa Tăng đều mang giới tính nữ.
Ngoài ra phía Australia cũng có bộ phim dựa theo Tây Du Ký mag tên Truyền kỳ Mỹ Hầu Vương. Trong đó nhân vật nữ chính vào vai Đường Tăng. Ngoài ra Sa Tăng cũng được giao cho diễn viên nữ xinh đẹp Emilie Cocquerel thể hiện.
Phiên bản Mỹ: Bốn thầy trò da trăng, Đường Tăng yêu Quan Âm
Năm 2001, truyền hình Mỹ từng gây xôn xao dư luận khi ra mắt loạt phim truyền hình The Monkey King (Mỹ Hầu Vương) hay The Lost Empire (Đế chế biến mất) do đạo diễn Peter MacDonald dàn dựng, phát trên kênh NBC.
Bốn thầy trò Đường Tăng đều “mắt xanh mũi lõ”.
Theo đó nữ diễn viên kiêm người mẫu gợi cảm gốc Hoa là Bạch Linh trong vai Quan Âm Bồ Tát, Thomas Gibson (vai Nicolas Orton hay Đường Tăng), Russell Wong (Tôn Ngộ Không), Eddie Marsan (Pigsy – Trư Bát Giới) và Randall Duk Kim.
Chuyện tình Quan Âm và Đường Tăng.
Như vậy phần lớn các nhân vật quen thuộc như Đường Tăng, Trư Bát Giới hay Sa Tăng đều là người da trắng, mắt xanh, “mũi lõ”.
Nội dung gây sốc nhất của phim là chuyện tình giữa nhân vật Đường Tăng/Nicolas Orton và Quan Âm Bồ Tát. Khán giả sẽ đỏ mặt khi chứng kiến màn “khóa môi” nóng bỏng hay cảnh giường chiếu của cặp đôi trên.
Theo Thái Du (Tổng hợp) (Dân Việt)
Hóa Tôn Ngộ Không "xuất quỷ nhập thần": Lục Tiểu Linh Đồng chưa phải số 1?
Trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986 những nghệ sĩ này đều từng thể hiện một phần tính cách và điệu bộ của nhân vật Tôn Ngộ Không khá thành công.
Phiên bản Tây Du Ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết đến nay vẫn được coi là tác phẩm truyền hình kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Phim cũng tạo nên hàng loạt tên tuổi các nghệ sĩ với những vai diễn để đời như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa - Trì Trọng Thụy, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa, Quan Âm Bồ Tát của Tả Đại Phân, Hằng Nga - Khâu Bội Ninh, quốc vương Tây Lương nữ quốc - Châu Lâm...
Trong phim người hâm mộ đặc biệt ấn tượng với vai diễn Tôn Ngộ Không, nhân vật trung tâm của bộ phim qua sự thể hiện tài tình của nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng. Ông vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống thể hiện nhân vật này với bộ môn "Hầu kịch" gia truyền 3 đời, giúp Lục hóa thân thành một Mỹ Hầu Vương một cách tài tình và sống động đến không ngờ.
Để thể hiện từng động tác, điệu bộ, cử chỉ từ nhỏ nhất của nhân vật Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng đã phải luyện tập từ nhỏ.
Hơn nữa trong Tây Du Ký có nhiều cảnh Tôn Ngộ Không hóa thân giả danh thành nhiều nhân vật khác nhau như Đường Tăng, cô nàng Cao Thúy Lan ở Cao gia trang hay thành công chúa Thiên Trúc.
Đây chính là thách thức không hề đơn giản đối với các nghệ sĩ khi phải thể hiện điệu bộ của "Hầu ca" mỗi khi nhân vật của họ được Tôn Ngộ Không hóa thân thành.
Trong tập Thu nhận Trư Bát Giới có cảnh Tôn Ngộ Không phải chui vào tận "hang ổ" của họ Trư nhằm cứu cô con đầu của Cao lão gia. Để làm được điều này, Hầu ca phải hóa thân thành cô nàng Cao Thúy Lan và trị cho chàng rể một trận nên thân.Tất nhiên nhân vật Cao Thúy Lan sẽ phải thể hiện phần nào nét tính cách của Tôn Ngộ Không, qua đó nữ diễn viên Ngụy Tuệ Lệ cũng khiến người xem nhận ra Cao Thúy Lan chính là do Ngộ Không hóa thân thành.
Từng điệu bộ, cử chỉ cho đến ánh mắt của nữ diễn viên nhạc kịch Sơn Đông đều thể hiện được khí chất của Mỹ Hầu vương hết sức sống động và biểu cảm.
Và chỉ sau một cái lắc đầu nhẹ Cao Thúy Lan bỗng chốc trở lại thành con khỉ đá xảo quyệt họ Tôn. Từ một cô nàng đoan trang, thùy mị chốn khuê các bỗng hiện hình thành con khỉ lém lỉnh cho thấy tài diễn xuất tinh tế và chuyên nghiệp của Ngụy Tuệ Lệ.
Ở những tập cuối thầy trò Đường Tăng gặp phải thử thách khi gần đến Tây Trúc, bị thỏ ngọc của Hằng Nga hóa thân thành công chúa Thiên Trúc (Lý Linh Ngọc) nhằm níu chân Đường Tăng lại làm phò mã.
Tôn Ngộ Không một lần nữa phải hóa thành nàng công chúa xinh đẹp Ngọc thố tinh để cứu sư phụ. Trên màn hình, những cử chỉ ngón tay cho đến điệu cười và ánh mắt của "Nữ hoàng tình ca" họ Lý đều toát lên hình ảnh của Ngộ Không ở bên trong nàng công chúa kiêu sa. Khán giả không khó để nhận ra công chúa Thiên Trúc chính là do Ngộ Không hóa thân mà thành.
Trì Trọng Thụy cũng từng gặp phải thử thách khó nhần này khi Ngộ Không hóa thân thành Đường Tăng để đối đầu với quốc trượng do yêu quái hóa thân thành trong phần 2 của Tây Du Ký. Từ một vị cao tăng điềm đạm và tao nhã bỗng chốc Đường Huyền Trang trở nên linh lợi, hoạt bát hơn hẳn mọi khi.
Đi đứng nhảy loi choi, điệu bộ hấp tấp, khoa múa chân tay, ngồi vắt chân chữ ngũ... vô cùng phong phú và uyển chuyển. Như vậy chỉ cần nhìn vào những cử chỉ điệu bộ này ắt người hâm mộ lập tức nhận ran gay đó chính là Tôn Ngộ Không hóa thân.
Theo Danviet
Tiết lộ sự thật đáng sợ về chuỗi vòng đầu lâu đeo trên cổ Sa Tăng trong Tây Du Ký Sa Tăng hòa thượng là một người chất phác trung hậu, siêng năng cần mẫn, tuy nhiên người ta vẫn đặc biệt chú ý tới chuỗi vòng đầu lâu lớn mà Sa Tăng đeo trên cổ. Trong ấn tượng của mọi người, Sa Tăng hòa thượng là một người chất phác trung hậu, siêng năng cần mẫn. Thế nhưng, lần đầu tiên xuất...