5 bộ phim gia đình xem xong bạn chỉ muốn leo lên xe và phi về nhà ngay lập tức!
Dịp Tết cận kề rồi, ai còn chần chừ mải mê công việc chưa muốn về nhà thì hãy ngó qua những bộ phim dưới đây nhé, bảo đảm khi xem xong bạn sẽ nhanh chóng lao lên xe về nhà hưởng cái Tết Kỷ Hợi đầm ấm.
Tết là dịp đoàn viên, dù muốn hay không thì thời gian này cũng là thời gian thích hợp nhất để làm “ nóng” lại tình cảm gia đình. Nếu như Tết này bạn có kế hoạch sẽ về quê trễ, thì hãy xem những phim dưới đây để có thêm động lực mua vé xe chạy ngay về nhà nhé!
1. Beautiful Boy (Cậu Bé Đẹp Đẽ, 2018)
Hầu như ai cũng đang và từng trải qua thời kỳ đi học xa nhà, xa rời vòng tay bố mẹ và đối diện với cuộc sống một mình. Nhưng đó cũng là thời điểm ta cảm thấy cô đơn, lạc lõng và rất dễ vướng vào những suy nghĩ mặc cảm của tuổi trẻ, giống như chàng trai Nic (Timothée Chalamet) trong phim Beautiful Boy vậy.
Cuộc sống buồn chán và áp lực đã khiến Nic sa đà vào thói quen nghiện thuốc giảm đau trong khi cha cậu (Steve Carell) ở nhà vẫn nghĩ con mình thật toàn diện. Khi biết được sự thật, ông đã nói với Nic rằng: “Cha tưởng không ai hiểu nhau bằng chúng ta?”. Đó quả thật là tâm lý chung của những bậc cha mẹ khi kỳ vọng vào con mình quá nhiều. Đã có thời điểm cha Nic phải thốt lên: “Tôi không biết cách nào để giúp thằng bé” nhưng bằng tình yêu cùng sự kiên nhẫn, ông đã cảm hóa được con và cùng với Nic vực dậy bản thân cậu từng chút một.
2. Stuck In Love (Sa Lưới Tình, 2012)
Trong Stuck In Love, nhà văn Bill Borgens (Greg Kinnear) nuôi dưỡng và truyền cảm hứng tới các con bằng niềm đam mê câu chữ, nhưng đó cũng là lý do tâm hồn nhạy cảm của anh không thể chung sống với người vợ Erica (Jennifer Connelly), làm cuộc ly hôn giữa họ hằn sâu vết thương lòng ở hai con.
Sau bao nhiêu sóng gió, mỗi thành viên trong gia đình Bill đều trải qua một cuộc hành trình nhỏ trong Stuck In Love rồi nhận ra những chân lý riêng cho mình. Cô con gái cả Samantha Borgens (Lily Collins) hiểu mình phải có trách nhiệm với gia đình và với em trai ngây thơ thiếu kinh nghiệm sống sau quãng thời gian bỏ bê nhà cửa để phiêu bạt. Cậu em Rusty (Nat Wolff) đã nếm trải được bài học tình yêu đầu đời sau khi bị phản bội. Còn với vợ chồng Bill, không bận tâm mâu thuẫn của họ là gì nhưng ở tuổi xế chiều như vậy, tình yêu không quan trọng bằng việc được cùng nhau ở bên con cái. Tất cả điều đó đã khiến cả 4 người trở về bên nhau thêm một lần để cho nhau cơ hội làm lại từ đầu.
Chắc chắn, không phải gia đình nào cũng êm ấm toàn vẹn, sẽ có những mâu thuẫn, những cuộc cãi vã nhưng sau tất cả, đặc biệt là dịp năm mới, hãy cho mọi hiểu lầm trôi theo dĩ vãng và quây quần bên bữa cơm tất niên giống gia đình của Bill nhé!
3. Warrior (Chiến Binh, 2011)
Warrior của đạo diễn Gavin O’Connor miêu tả chuyện đời và tâm tư của những võ sĩ đã từng cống hiến rồi chẳng may phải rời bỏ sự nghiệp trong lồng bát giác. Nhưng đáng chú ý hơn, chính là nỗi lòng của nhân vật người cha Paddy Conlon (Nick Nolte), một huấn luyện viên UFC đã nghỉ hưu. Quá khứ nghiện rượu cùng việc bắt ép những đứa con phải trở thành võ sĩ tài ba đã khiến Paddy mất đi gia đình mãi mãi. Để rồi khi hối hận, một đứa không cho ông gặp vợ con cùng các cháu còn một đứa chỉ coi ông là huấn luyện viên và nói không với tình nghĩa.
Video đang HOT
Khoảnh khắc đau lòng nhất chính là lúc Paddy trầu trực tại nhà con trai cả Brendan (Joel Edgerton) rồi thú nhận: “Cha đã cai rượu rồi, cho cha được nhìn mặt cháu được không?” nhưng đáp lại chỉ là sự ghẻ lạnh và xua đuổi. Ông còn cam chịu bị con út (Tom Hardy) sỉ nhục đến mức bị ngớ ngẩn. Không chỉ thế, khoảnh khắc Paddy chứng kiến hai con trai thi đấu chức vô địch trên võ đài mới khiến chúng ta day dứt làm sao. Nhưng hơn ai hết, chỉ ông mới hiểu cần một lần phải vậy để chúng có cơ hội đối diện cùng nhau, trút bỏ những tâm tư và gánh nặng bị đè nén sau những năm tháng không người thân ruột thịt bên cạnh.
Warrior đúng là phim dành cho phái mạnh, những người hầu như ít thể hiện xúc cảm thật mà chỉ ưa việc đè nén trong lòng. Thời khắc năm mới sắp đến rồi, nhớ ai thì hãy gọi điện hay cần thiết thì đến bên họ bạn nhé! Nhưng đặc biệt, cũng đừng quên tha thứ lỗi lầm cho nhau nếu được vì con người ta chẳng thể cô đơn được mãi giữa cuộc đời sóng gió mà không có gia đình đâu!
4. Meet the Parents (Gặp Cha Mẹ Vợ, 2000)
Chàng y tá Gaylord Focker (Ben Stiller) cùng người yêu đến nghỉ cuối tuần tại nhà bố mẹ cô. Bạn sẽ thấy xui cho Gaylord khi liên tiếp những tai nạn bất ngờ làm anh vướng vào sự hiểu lầm tai hại và bị ông bố vợ tương lai (Robert De Niro) – một tay CIA kỳ cựu thích “quay” anh đến chóng mặt.
Một trong những trường đoạn cực kỳ “kinh điển” của Meet the Parents, chính là khi bố vợ kiểm tra độ thật lòng của Gaylord bằng máy phát hiện nói dối chuyên dụng của CIA qua những câu hỏi không thể “hóc xương” hơn.
Dịp Tết hay ngày lễ là thời điểm tương đối thích hợp để dẫn bạn trai hay bạn gái về ra mắt bố mẹ. Không ít người tỏ ra ngần ngại và nghĩ rằng phải chuẩn bị gì để gặp gỡ bố mẹ vợ/chồng tương lai? Vậy thì còn chờ gì mà không xem Meet the Parents để biết anh chàng Gaylord giải quyết tình huống ra sao, có giống như một cuộc “lâm trận” không? Biết đâu, bạn sẽ nạp thêm một “mớ” kinh nghiệm kha khá để kéo người yêu mình lên xe rồi đi về nhà ngay lập tức!
5. This Is Where I Leave You (Đây Là Lúc Tôi Rời Bỏ, 2014)
Bộ phim đích thị là minh chứng cho câu nói: nếu cuộc sống khiến bạn “bầm dập” thì chỉ có gia đình mới chứa chấp được bạn. Nhân vật Bateman (Judd Altman) là một ví dụ. Sau khi biết vợ ngoại tình với sếp mình, Bateman sống như một kẻ bệ rạc không mục đích, cho đến khi trở về nhà và đoàn tụ cùng anh chị em mình trong tang lễ của cha. Anh còn bắt buộc phải sống cùng họ trong một tuần lễ.
Phải đối phó với quá khứ và tình trạng xung khắc trong mối quan hệ giữa những người hiểu biết và yêu thương mình nhất, Bateman và anh chị em mình sau cùng kết nối lại với nhau bằng những cách cuồng loạn và chi phối tình cảm trong sự hỗn loạn, hài hước, đau khổ và chuộc lỗi mà chỉ có gia đình mới có thể giải quyết được.
Bạn có thể trở thành bất cứ ai hay trải qua những gì đau đớn nhất ngoài xã hội bề bộn nhưng hãy cứ yên tâm, khi về nhà bạn vẫn luôn là người con của gia đình, được bố mẹ cùng các anh chị em thân yêu tặng cho những lời khuyên chân thành và bổ ích, để bạn có thêm vô số động lực “chiến đấu” cho những thử thách sắp đến. Đó là thông điệp mà This Is Where I Leave You muốn mang lại cho khán giả.
Tạm kết
Vẫn còn rất nhiều những tựa phim phù hợp để bạn xem dịp cuối năm nhưng người viết bài này tin rằng, chừng đó thôi cũng đủ để khơi gợi lại những cảm xúc bồi hồi trong bạn về nỗi nhớ gia đình và mong muốn xum họp bên những người mình yêu thương nhất trong thời khắc chuyển giao qua một năm 2019 đầy những hứa hẹn.
Theo Helino
Roma - Kiệt tác hình ảnh của dòng phim nghệ thuật.
Sau kiệt tác Gravity năm 2013 đại thắng ở trường đấu Oscar danh giá, lần này, đạo diễn Alfonso Cuarón tìm về cội nguồn bản thân, về mái nhà thân thương, và tìm lại tình thương vô bờ ông dành những người phụ nữ đã nuôi dạy ông trong mái nhà ấy để tìm lại cảm hứng cho một tác phẩm khác.Từ đó, Roma ra đời.
Từ một kiệt tác về hình ảnh...
Cuarón tạo nhịp điệu và không khí cho Roma ngay từ đầu. Bộ phim chỉ bắt đầu khi đoạn credit kết thúc theo đúng chuẩn điện ảnh, tức là toàn bộ tên của đội ngũ hậu cần phải được chiếu hết. Mở đầu với hình ảnh nước xà phòng được đổ từng đợt lên nền gạch men, rồi những dòng nước vỗ từng hồi, từng hồi như sóng biển. Phản chiếu trên mặt nước là bóng nhỏ xíu của chiếc máy bay bay ngang qua. Mọi thứ thật từ tốn, chậm rãi như một điềm báo rằng Roma là một bộ phim hết sức khiêm tốn. Đồng thời, phân cảnh này còn gợi cho người xem Roma là một phim nghệ thuật sâu sắc và giàu tính biểu tượng.
(Nguồn: Long Room)
Với Roma, màu sắc được coi là một một yếu tố phân tán sự chú ý của khán giả và ảnh hưởng đến cảm nhận của họ với khả năng gợi ý của nó (chẳng hạn như màu đỏ làm ta liên tưởng đến sự giận dữ). Dù được coi là một nhân tố thường được tận dụng để tăng độ chân thật của cảnh quay, ông vẫn lượt bỏ hết thảy, chỉ chừa lại ba gam màu trắng-xám-đen, như một cách để cô đọng con người - chủ thể chính mà ông hướng tới. Những cảm xúc của họ, biểu cảm của họ sẽ làm thay nhiệm vụ của màu sắc. Trên hết, ông muốn truyền đạt cảm xúc chân thật và để khán giả cảm nhận nhân vật, cũng như hồi ức của ông, một cách khách quan nhất có thể, tránh xa khả năng chi phối của màu sắc.
(Nguồn: Netflix)
Cuarón luôn sử dụng những cảnh quay rộng và dài. Ngoài nhân vật chính, cảnh quay luôn bao gồm luôn môi trường xung quanh, những âm thanh mà chúng ta hay gọi là âm thanh nền, và cả những sự kiện ngoài lề đang diễn ra xung quanh những nhân vật. Các cú lia máy từ tốn cũng áp dụng yếu tố trên và không bao giờ lia cận cảnh những chủ thể, tạo một khoảng cách nhất định giữa khán giả và câu truyện. Trên tông nền trắng đen, kết hợp với cách đạo diễn sử dụng ánh sáng và tạo độ tương phản giữa ba gam màu trên, những cảnh phim của Roma trở nên rất nên thơ. Sẽ không có một bộ phim nào khiến thị giác của khán giả được thõa mãn bởi chất "nghệ", chất "thật" như Roma.
Bên cạnh sự giàu có về mặt nghệ thuật, bộ phim trắng đen này còn có khâu nội dung với những cung bậc cảm xúc sâu lắng qua sự thể hiện xuất thần của Yalitza Aparicio.
... đến một bức tranh mà Cuarón chỉ muốn khắc cốt ghi tâm.
Roma tập trung vào Cléo (Yalitza Aparicio), một nữ giúp việc người bản địa làm việc cho một gia đình người da trắng - Sofia và Antonio - giàu có tại khu Colonia Roma, Mexico. Nhưng mọi người đừng hiểu lầm. Đây không phải là bộ phim về cuộc đấu tranh giữa sắc tộc, giai cấp, hay nữ quyền. Roma không có khía cạnh gai góc nào để lột tả, không có lý tưởng nào để truyền bá. Nó chỉ đơn thuần là một bộ phim để Alfonso Cuarón dành tặng cho một người phụ nữ rất đặc biệt trong đời ông. Đó là một nữ giúp việc đã gắn bó với ông từ thời còn thơ bé. Dựa vào đó, Cléo được hình thành.
Cléo - Yalitza Aparicio (Nguồn: Business Insider)
Cléo lặng lẽ và cần mẫn với công việc: nhặt đồ của lũ trẻ để đem đi giặt, đi rước một đứa trẻ về từ trường, chuẩn bị bữa tối cho bà chủ Sofia và những đứa trẻ, đưa bọn trẻ về phòng, hôn lên trán chúng, hát cho chúng nghe và, thật trìu mến, cô sẽ bảo chúng đi ngủ, về phòng, tập thể dục và đi ngủ. Ngày mai khi mặt trời lên, cô sẽ làm đồ ăn sáng, chuẩn bị đồ đi học cho lũ trẻ và tiễn chúng đến trường. Về sau, ông khắc họa một Cléo nhẹ nhàng, mạnh mẽ với thân hình bỗng tròn lên, và vào một ngày, cô yếu đuối gục khóc như một đứa trẻ.
Alfonso Cuarón không che dấu được những xúc động, hoài niệm, và nỗi nhớ nhung bùi ngùi mỗi khi Cléo lọt vào ống kính. Bằng chứng là ông dành cho nhân vật này những cảnh quay đắt giá nhất, để tâm trạng của cô lèo lái cả bộ phim, và để cả câu truyện của cô bao hàm cả tuyến truyện đại diện cho sự đỗ vỡ của chính cha mẹ ông - được thể hiện qua hai nhân vật Sofia và Antonio.
Một trong những cảnh quay rộng (Nguồn: CNet)
Từ cách di chuyển, hành động, nói năng (cô hay chuyển ngôn ngữ tùy theo đối tượng. Đối với người khác, cô sử dụng quốc ngữ là tiếng Tây Ban Nha, nhưng nói chuyện với đồng hương, cô sử dụng bản ngữ của dân tộc cô là tiếng Mixteco), đạo diễn Cuarón đều không bỏ sót chi tiết nào. Thậm chí, ông khiến khán giả cảm thấy bản thân ông rất nhẫn nại trong những cảnh Cléo làm việc nhà. Lúc ấy, ông như một người con đang dõi theo mẹ làm việc.
Đạo diễn Cuarón đã rất may mắn khi tìm ra một diễn viên như Yalitza Aparicio. Chính ánh mắt biết nói và tài năng diễn xuất tự nhiên, Aparicio đã khiến khán giả cảm nhận được sự đặc biệt của Cléo đối với ông, làm họ cảm nhận được nét chân thật của nhân vật này.
(Nguồn: The Pitt News)
Điều thú vị là Aparicio vốn không phải là một diễn viên. Cô vốn là một cô giáo mang dòng máu Mexico bản địa. Roma là bộ phim đầu tiên cô tham gia cũng như đóng chính. Vậy mà Aparicio đã làm người xem phải đắm chìm vào cách cô thể hiện nhân vật đòi hỏi khả năng diễn xuất nội tâm tinh tế như Cléo. Xem ra, không chỉ mang lại một kiệt tác đỉnh cao về hình ảnh và nghệ thuật quay phim, Alfonso Cuarón còn mang lại cho môn nghệ thuật thứ bảy một viên ngọc thô cực kì quý giá.
Roma nhẹ nhàng. Roma tinh tế. Roma giản dị. Đối với những ai đam mê dòng phim nghệ thuật, nếu không thể cuốn hút bạn với nội dung, thì bộ phim sẽ chiêu đãi bạn một bữa tiệc thị giác thịnh soạn với những kĩ thuật quay phim điêu luyện.
Theo moveek.com
Con Nuôi Bất Đắc Dĩ Phim gia đình chân thực và ấm lòng Khi ra rạp, người viết đã không kì vọng nhiều lắm vì nghĩ rằng Con Nuôi Bất Đắc Dĩ sẽ chỉ là một bộ phim gia đình cố tạo kịch tính và tỏ ra cảm động như nhiều bộ phim gia đình khác. Nhưng biên kịch và đạo diễn đã chứng tỏ tài năng của mình khi có thể sử dụng một chủ...