5 bộ phim bị cấm chiếu vì lý do kỳ quặc
Bộ phim về ngày tận thế “ 2012″ hay “E.T” đều có những lý do riêng để không thể ra rạp hoặc giới hạn độ tuổi người xem tại một số quốc gia.
E.T. – The Extra Terrestrial (1982)
E.T được cả thế giới yêu thích nhưng Thụy Điển lại đặt lệnh cấm với trẻ em dưới 11 tuổi.
Câu chuyện ấm áp về tình bạn giữa một cậu bé và một người ngoài hành tinh của đạo diễn Steven Spielberg được coi là một trong những thành tựu của điện ảnh thế kỷ 20. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao, nhận đề cử Oscar và thậm chí là phá kỷ lục, trở thành bộ phim có doanh thu nội địa (Mỹ) cao nhất ở thời điểm đó với 359,1 triệu USD.
Thông điệp mạnh mẽ và những cảnh quay nổi da gà, E.T là một trong những bộ phim có khả năng chạm tới trái tim của mọi tầng lớp khán giả. Tuy nhiên, trẻ em ở Thụy Điển không nằm trong danh mục này.
Khi bộ phim ra mắt, Ủy ban phim ảnh tại quốc gia Scandinavi này đã thông qua luật ấm trẻ em dưới 11 tuổi không được xem E.T. Lý do được đưa ra là vì phim khắc họa hình ảnh người lớn là “kẻ thù của trẻ em”.
2012 (2009)
2012 không được chiếu ở Triều Tiên.
Có thể nói, 2012 của đạo diễn Roland Emmerich đã ra rạp không đúng thời điểm.
Trình làng năm 2009, bộ phim ra đời đúng vào năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh vị lãnh tụ Triều Tiên Kim Il Sung. Để giữ không khí cho sự kiện lớn của quốc gia, 2012 đã bị cấm chiếu vì giới chức quốc gia Đông Á này không muốn bất kỳ điều gì tiêu cực được phát trên màn ảnh. Và chắc chắn, nhìn cả thế giới sụp đổ ngay trước mắt không phải là điều vui vẻ gì.
Blue Jasmine (2013)
Video đang HOT
Blue Jasmine.
Năm 2013, Blue Jasmine của Woody Allen đại thắng ở tất cả các lễ trao giải, trong đó có giải Oscar ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc dành cho Cate Blanchett. Đây cũng được coi là màn trình diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của nữ diễn viên 46 tuổi.
Tuy nhiên, tín đồ phim ảnh ở Ấn Độ không được sống trong bầu không khí phim ảnh đó. Quốc gia Nam Á này cấm chiếu Blue Jasmine vì có 2 cảnh hút thuốc trong phim.
Luật pháp Ấn Độ cấm đưa thuốc lá lên mọi loại hình nghệ thuật vì lo ngại chúng sẽ quảng bá thêm cho sản phẩm nổi tiếng nguy hiểm này.
Trên thực tế, Ấn Độ cấm hút thuốc lá nơi công cộng trên toàn quốc từ 2/10/2008. Ước tính có khoảng 120 triệu người Ấn Độ hút thuốc và theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), quốc gia này là “nhà” của 12% số người hút thuốc trên toàn cầu. Tính đến năm 2009, có khoảng 900.000 người chết mỗi năm tại Ấn Độ là vì thuốc lá.
Borat (2006)
Borat của Sacha Baron Cohen là một bộ phim gây tranh cãi.
Dù có được thành công lớn tại Mỹ nhưng bộ phim hài này lại không được đón nhận trên nhiều quốc gia.
Tuyên bố bộ phim có một số cảnh “làm khán giả khó chịu”, “nhạy cảm về tôn giáo”, Nga đã cho Borat vào danh sách đen. Và Nga không phải là quốc gia duy nhất. Toàn bộ các quốc gia Ả rập (trừ Lebannon) cũng cấm chiếu Borat.
Thậm chí, một tổ chức ở Đức cũng đề nghị cấm chiếu Borat vì cho rằng bộ phim xúc phạm người Gypsy.
The Interview (2014)
The Interview có lẽ là một trong những “ca” kỳ lạ nhất trong lịch sử Hollywood.
Với nội dung xoay quanh 2 nhà báo Mỹ nhận lệnh của CIA ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, ngay từ đầu bộ phim đã gây chú ý trên khắp thế giới. Không được ra rạp, thậm chí bất kỳ ai bị bắt gặp xem bản lậu của bộ phim này tại Triều Tiên cũng sẽ bị tử hình.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là The Interview cũng bị cấm chiếu ở Mỹ, dù chỉ là trong một thời gian ngắn.
Tháng 11/2014, một nhóm hacker có tên Guardians of Peace – được FBI khẳng định là có quan hệ với Triều Tiên – đã tấn công trang web của công ty phát hành Sony Pictures, tuyên bố sẽ tái hiện vụ khủng bố 11/9 với bất kỳ rạp nào “dám” chiếu The Interview.
Vì lý do an toàn, The Interview đã phải chịu cảnh “đắp chiếu”. Cuối cùng, bộ phim được phép chiếu hạn chế tại một số rạp.
Theo Zing
Những bộ phim về thảm hoạ Trái đất của Hollywood
Với trí tưởng tượng phong phú cùng kỹ xảo tân tiến, các nhà làm phim mang đến cho khán giả những hình ảnh chân thực và đáng sợ nhất về thảm họa diệt vong.
Twister (1996): Là một trong những bộ phim kinh điển về đề tài thảm họa thiên nhiên, Twister mang các trận lốc xoáy dữ dội tới miền Nam nước Mỹ. Với công nghệ kỹ xảo tối tân nhất thời bấy giờ, những trận cuồng phong trong phim được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động. Twister gặt hái thành công ngoài mong đợi, trong đó có hai đề cử Oscar ở các hạng mục Kỹ xảo hình ảnh và Âm thanh xuất sắc.
Volcano (1997): Có sự tham gia của tài tử Tommy Lee Jones, Volcano lấy tâm điểm là cơn thịnh nộ của núi lửa ngay trong lòng thành phố sầm uất Los Angeles. Phim có kỹ xảo hoành tráng, chứa đựng nhiều cảnh quay đẹp mắt, táo bạo như dung nham chảy tràn ra khắp đường phố, mặt hồ công viên sôi nước, hơi nóng áp suất cao đánh bật hàng trăm nắp cống... Phản ứng của loài người trước thảm họa cũng được các nhà làm phim khai thác tốt, làm tăng thêm tính nhân văn cho Volcano.
Deep Impact (1998): Ngày tận thế cận kề khi một thiên thạch rơi xuống vùng biển Bắc Đại Tây Dương, gây ra cơn sóng thần có độ cao tới 400 m. Nó nhấn chìm toàn bộ bang Ohio, khu vực Thung lũng Tennessee, còn các thành phố ven biển như New York, Philadelphia, Washington thì bị phá hủy. Cùng lúc đó, trên không gian, thuyền trưởng Tanner và đồng đội quyết định lao tàu Messiah vào thiên thạch còn lại để phá hủy nó. Dàn diễn viên tài năng, cốt truyện hấp dẫn và kĩ xảo hoành tráng đã tạo nên sức hút cho Deep Impact.
Armageddon (1998): Ra mắt cùng năm với Deep Impact, Armageddon là câu chuyện về một mảnh thiên thạch sắp sửa đâm vào trái đất và gây ra hiểm họa khó lường. A.J, Harry, cùng 12 người khác có nhiệm vụ đáp xuống mảnh thiên thạch để phá hủy nó. Cốt truyện cảm động, tình tiết kịch tính và diễn xuất tuyệt vời của Ben Affleck cùng Bruce Willis giúp Armageddon gặt hái thành công rực rỡ. Bên cạnh đó, ca khúc nhạc phim I Don't Want to Miss a Thing của Aerosmith cũng trở thành một trong những bản tình ca bất hủ.
The Perfect Storm (2000): Phim dựa trên một câu chuyện có thật về nhóm ngư dân bất chấp cảnh báo bão để ra khơi xa đánh mẻ cá lớn. Giữa đại dương mênh mông vô tận, cơn bão hung bạo kéo tới như muốn nhấn chìm tất cả xuống đáy biển. Có kinh phí 120 triệu USD, The Perfect Storm thu hơn 300 triệu USD và giành hai đề cử Oscar năm 2001 tại các hạng mục kỹ thuật..
The Day After Tomorrow (2005): Sau núi lửa, động đất, sóng thần, thiên thạch..., The Day After Tomorrow của đạo diễn Roland Emmerich đưa trái đất trở về kỷ băng hà lạnh giá giống như cách đây hàng triệu năm. Với lý giải khoa học rõ ràng, kết hợp phần hình ảnh sống động, hai tiếng của bộ phim khiến người xem choáng ngợp trước những cơn động đất dữ dội, cột sóng thần cao hàng trăm mét, lũ quét tàn bạo, bão tuyết trắng xóa và giá lạnh...
2012 (20 09 ): Năm 2012, mặc kệ những bác bỏ từ giới khoa học, cả thế giới lo lắng và hồi hộp trước cảnh báo về ngày tận thế của người Maya. 2012 chính là lấy ý tưởng từ tiên đoán thần bí ấy. Với kỹ xảo đỉnh cao cùng nội dung được khai thác trên góc độ toàn cầu, bom tấn hớp hồn người xem bằng những tòa nhà chọc trời đổ nát trong phút chốc, những trận đại địa chấn kinh hoàng, những cơn đại hồng thủy nhấn chìm nhân loại trong biển nước... Chỉ trong thời gian ngắn, bộ phim thảm họa của Roland Emmerich thu về hơn 700 triệu USD và nằm trong top ten phim ăn khách 2009.
The Impossible (2012): Tái hiện lại thảm họa sóng thần năm 2004 khiến 225.000 người ở 11 quốc gia châu Á thiệt mạng, The Impossible được dựa trên câu chuyện có thật của một gia đình sống sót thần kỳ sau cơn đại hồng thủy. Tuy thuộc dòng thảm họa, nhưng bộ phim không tập trung đặc tả hình ảnh sóng to gió lớn bằng kỹ xảo như nhiều tác phẩm khác. Thay vào đó, đạo Juan Antonio Bayona đi sâu miêu tả tâm lý con người trong cơn đại nạn. Hành trình đi tìm người thân thất lạc diễn ra đầy ám ảnh và cướp đi nhiều nước mắt của khán giả.
World War Z (2013): Có sự tham gia của Brad Pitt, World War Z kể về ngày tận thế của nhân loại trước đại dịch zombie, khi một loại virus biến người thường thành thây ma. Không di chuyển chậm chạp và từ tốn như quan niệm thường thấy, thây ma trong phim di chuyển nhanh chóng, luôn hung hăng, khát máu và dữ tợn. Nhân vật của Brad Pitt, một cựu thanh tra của Liên Hợp Quốc, có nhiệm vụ phải mau chóng tìm ra phương thuốc cứu chữa nhân loại.
San Andreas (2015):Sau một cơn địa chấn kinh hoàng khiến mặt đất nứt làm đôi, cả bang California chìm trong đổ nát. Ray (Dwayne "The Rock" Johnson), một phi công cứu hộ, cứ thế rong ruổi khắp nơi trên trực thăng với hy vọng giải cứu cô con gái đang mất tích trước khi dư chấn sống thần ập tới. Từ đoạn trailer, San Andreas đã chiêu đãi khán giả nhiều cảnh tượng điêu tàn ở cập độ rộng lớn, choáng ngợp. Đây chính là bom tấn thuộc dòng thảm họa duy nhất trong mùa hè 2015.
Theo Zing
Những lần Nhà Trắng bị phá hoại trên mản ảnh Hollywood Nhà Trắng là địa điểm được phòng thủ cẩn thận bậc nhất thế giới. Nhưng khi xuất hiện trên màn ảnh, tòa bạch ốc lại trở thành khu vực dễ bị đánh chiếm và phá hủy. G.I.Joe:Retalation (2013) Mức độ thiệt hại: 5% Với sự kiện đánh tráo tổng thống ở phần đầu tiên, lực lượng Cobra nhanh chóng tiếp quản Nhà Trắng....