5 bộ phận ‘ở dơ’ nhất cơ thể mà bạn ít chú ý
Đây là những nơi trên cơ thể mà nhiều người thường không chú ý đến. Họ có thể bỏ sót hoặc vệ sinh không đúng mức, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Khuỷu tay là phần thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt có nhiều vi khuẩn nhưng lại không được vệ sinh đúng mức – SHUTTERSTOCK
“Rốn là nơi ấm áp, lõm vào và có các khe hở nên đã trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp”, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ).
Nhiều người không có thói quen vệ sinh rốn. Điều này khiến vi khuẩn có nơi ẩn nấp và sinh sôi.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên thường xuyên dùng khăn ngâm trong nước ấm, xà phòng hay cồn để lau sạch bụi và tế bào chết trong rốn.
Đầu móng tay
Vi khuẩn có thể tập trung và phát triển rất nhiều ở đầu móng tay và mặt dưới của phần móng nhô ra.
Do đó, mọi người khi tắm cần phải dùng xà bông hoặc khăn lau loại bỏ những mảng bám trong móng. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Video đang HOT
Không cần thiết phải gội đầu bằng xà bông hằng ngày nhưng việc kỳ cọ da đầu hằng ngày là thực sự quan trọng. Thói quen này giúp tránh tích tụ tế bào chết, vốn thu hút ve và vi khuẩn, ông Glatter cho biết.
“Kỳ cọ da đầu hằng ngày bằng nước ấm không chỉ giúp tăng lưu thông máu mà còn loại bỏ các tế bào chết, vốn là nguyên nhân gây gàu, khiến da đầu bị ngứa, đỏ và bong da”, ông nói thêm.
Lưỡi
“Khi nói đến vệ sinh răng miệng, mọi người thường chỉ nghĩ đến răng, nướu và ít đề cập đến lưỡi, hoặc họ nghĩ rằng dùng nước súc miệng có thể đủ để làm sạch lưỡi”, bác sĩ da liễu Sonia Batra nói với Reader’s Digest.
Tuy nhiên, lưỡi lại là nơi ẩn nấp của rất nhiều vi khuẩn. Nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát, gây hôi miệng, thậm chí tổn hại đến răng, bà Sonia Batra nói thêm.
Khuỷu tay
Khuỷu tay và những nếp da trên khuỷu tay thường là phần mà chúng ta không để ý đến trong các hoạt động hằng ngày. Chúng ta thường xuyên đặt khủy tay xuống những bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn mà không nhận ra, bác sĩ Glatter tiết lộ.
Da trên khuỷu tay dễ bị khô và nứt, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết nứt này, gây nhiễm trùng và mắc bệnh khuẩn tụ cầu vàng.
Do đó, mọi người cần thường xuyên vệ sinh và lau sạch phần khuỷu tay bằng khăn tắm.
Theo thanhnien.vn
Tại sao bạn bị tê tay khi ngủ dậy?
Thức giấc lúc nửa đêm và phát hiện ra một bên tay bị mất hoàn toàn cảm giác thật là đáng sợ.
Hiện tượng này thực sự khá phổ biến, theo James Dyck, một chuyên gia thần kinh tại Bệnh viện Mayo. Và nó là ví dụ tuyệt vời về cách cơ thể bảo vệ chính mình ngay cả trong tình trạng tê liệt khi ngủ.
Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng cảm giác kim châm và tê bì là do thiếu máu chảy tới dây thần kinh. Nhiều khả năng sự chèn ép thần kinh - các dây thần kinh bị đẩy và bị đè, gây ra các triệu chứng này.
Vùng tay chịu sự chi phối của nhiều dây thân kinh. Mỗi dây thần kinh phục vụ một chức năng quan trọng.
Dây thần kinh nách nâng cánh tay ở vai.
Dây thần kinh cơ bì gấp khuỷu tay.
Dây thần kinh quay duỗi cánh tay và nâng cổ tay và ngón tay.
Dây thần kinh trụ xòe các ngón tay.
Mặc dù cơ chế sinh lý còn chưa hoàn toàn hiểu rõ, tác động của chèn ép bất kỳ dây thần kinh nào trong giấc ngủ - khi bạn ngủ đè lên cánh tay hoặc cho người khác gối lên tay - giống như dẫm chân lên ống nước trong vườn. Các thông tin đi từ các chi lên não tạm thời bị gián đoạn.
Vậy tại sao tay lại có cảm giác bị liệt khi thức dậy?
Có hai lý do.
1) Tay thực sự bị liệt tạm thời. Trong giấc ngủ REM, não sẽ gửi một tín hiệu gây liệt toàn cơ thể. Mục đích của điều này là để giữ cho bạn khỏi diễn lại giấc mơ (xảy ra trong REM). Nhưng nếu bạn thức giấc ở một trong những giai đoạn này, bạn có thể có ý thức trước khi kiểm soát hoàn toàn các chi. Điều này được gọi là liệt giấc ngủ, và nó có thể là một tình huống đáng sợ. Bạn đang mắc kẹt ở đâu đó giữa mơ và tỉnh, và bạn không thể cử động được.
2) Chèn ép thần kinh dẫn đến liệt tạm thời (có lẽ vì bạn bị kẹt ở tư thế chèn ép trong REM).
Chèn ép dây thần kinh có thể gây tổn thương chúng. Điều tốt là cơ thể sẽ tự nhiên thức giấc như một cơ chế bảo vệ khi dây thần kinh bị chèn ép quá lâu. Sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động, đầu tiên thường là với cảm giác bị bị kim châm.
Các cấu trúc thần kinh khi phục hồi có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là vì các dây thần kinh được kích thích một cách tự nhiên. Hầu hết các trường hợp, cảm giác châm chích này là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời báo hiệu các dây thần kinh đang hoạt động trở lại.
Việc nằm đè lên tay khi ngủ không có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho các dây thần kinh. Nhưng có một số trường hợp dây thần kinh bị chèn ép có thể trở thành một vấn đề lớn hơn.
Một trường hợp như vậy được gọi là "Liệt đêm thứ Bảy ", khi một người đè vào một dây thần kinh khi ngủ thiêp đi trong cơn say rượu. Rượu làm suy yếu khả năng của cơ thể để đánh thức bạn và bảo vệ dây thần kinh.
Nếu bạn bị say, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn có thể không duỗi được cổ và các ngón tay. Điều này có thể kéo dài hơn một vài phút (có lẽ thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) vì dây thần kinh phải sửa chữa lớp vỏ bảo vệ.
Và tiếp theo có bệnh thần kinh di truyền gây liệt chèn ép (HNPP), một tình trạng di truyền khiến người bệnh dễ bị tổn thương do chèn ép thần kinh hơn. Những người này có thể muốn thật cẩn thận để không nằm đè lên chân tay hoặc thậm chí bắt chéo chân khi ngủ để tránh chèn ép dây thần kinh. (Hội chứng ống cổ tay cũng có thể gây cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở tay vào ban đêm).
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cha mẹ còn cầm tay con theo kiểu này, đề phòng trật khớp tay con Nhiều cha mẹ có thói quen kéo mạnh tay con, kéo đột ngột hoặc cầm tay con để chơi trò quăng người mà không hề ý thức được hành động này có thể khiến cánh tay vốn còn rất non yếu của trẻ bị trật khớp. Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tai nạn có thể xảy ra với trẻ, nguyên...