5 binh sĩ Ai Cập bị bắn chết, Cairo rút đại sứ tại Israel
Ai Cập tuyên bố sẽ rút đại sứ tại Israel về nước lần đầu tiên trong một thập kỷ qua để phản đối vụ việc 5 cảnh sát nước này bị các lực lượng Israel bắn chết hôm 18/8.
Người biểu tình phản đối Israel trước đại sứ quán Israel ở thủ đô Cairo ngày 19/8.
Cairo tuyên bố Israel phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và chính trị, và yêu cầu một cuộc điều tra cũng như một lời xin lỗi.
Israel đã cam kết điều tra cái chết của 5 cảnh sát, giữa những khẳng định rằng các lực lượng Israel đã bắn họ trong khi rượt đuổi những người bị tình nghi là các chiến binh Palestine.
Nội các Ai Cập cho biết đại sứ tại Israel “sẽ được rút về nước cho tới khi giới chức Israel thông báo về kết quả cuộc điều tra về vụ việc trên”.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, Ai Cập rút đại sứ về nước.
Bạo lực bắt đầu hôm thứ Năm khi các tay súng tấn công các phương tiện gần thành phố nghỉ dưỡng Eilat của Israel ở Biển Đỏ, tiếp giáp với bán đảo Sinai của Ai Cập, làm 8 người thiệt mạng.
Giới chức Ai Cập cho hay các tay súng Israel đã rượt đuổi những người bị tình nghi là các chiến binh Palestine qua biên giới với Ai Cập và một số người đã thiệt mạng, trong đó có 5 cảnh sát.
Hàng trăm người Ai Cập đã tiến hành biểu tình bên ngoài đại sứ quán Israel ở Cairo và đêm thứ Năm, đốt cờ Israel và yêu cầu đại sứ Israel phải bị trục xuất khỏi Ai Cập.
Hôm thứ Sáu, tại thành phố lớn thứ 2 của Ai Cập, Alexandria, một người biểu tình hạ cờ của Israel tại lãnh sự quán và thay bằng cờ của Ai Cập và Palestine.
Sau vụ tấn công tại Eilat, Israel đã bày tỏ lo ngại về an ninh trên bán đảo Sinai và cho biết các tay súng Palestine đã tới Eilat sau khi vào Ai Cập từ Gaza và di chuyển xuyên sa mạc Sinai.
Nhưng nội các Ai Cập ngày 20/8 đã ra một tuyên bố bác bỏ việc nước này mất khả năng kiểm soát Sinai và yêu cầu một lời xin lỗi từ Israel về “những bình luận vội vàng và đáng trách về Ai Cập”.
Ai Cập nói nước xem vụ tấn công nhằm vào các cảnh sát và vi phạm hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa 2 nước và đổ lỗi cho Israel vì kiểm soát biên giới lỏng lẻo.
Dưới thời cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, quan hệ giữa 2 nước đã ở giai đoạn ổn định sau một thời kỳ xung đột.
Theo Dân Trí
Hosni Mubarak tiếp tục hầu tòa trên giường bệnh
Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vừa được mở lại hôm nay 15.8 tại thủ đô Cairo. Vị tổng thống 83 tuổi vẫn phải nằm trên giường bệnh hầu tòa
Ông Mubarak trở lại hầu tòa trong chiếc lồng sắt.
Phiên tòa có hơn 100 luật sư
Ông Mubarak phải ra tòa vì bị cáo buộc tham nhũng và sát hại người biểu tình trong vụ bạo động ở Ai Cập hồi tháng 2.2011. Mubarak có thể phải nhận án tử hình.
Chiếc trực thăng quân sự chở giường bệnh của ông Mubarak hạ cánh xuống khu vực tòa án. Đài truyền hình quốc gia cho thấy rõ hình ảnh cựu tổng thống trong bộ áo liền quần màu xanh. Ông Mubarak nằm trên chiếc giường cứu thương. Người con trai Alaa cố gắng che máy quay.
Tại tòa án, thẩm phán chủ tọa Ahmed Refaat lần lượt điểm danh từng bị cáo, bắt đầu từ cha Mubarak, sau đó đến các con trai của ông.
Tại phiên tòa xét xử đầu tiên, thẩm phán phải vô cùng vất vả trong khâu ổn định trật tự bởi có tới hơn... 100 luật sư. Ông Refaat liên tục phải nhắc nhở từng người tìm ghế ngồi và ổn định vị trí.
Lần này, hai con trai ông là Alaa và Gamal cũng xuất hiện trong phiên tòa. Cả hai vẫn tiếp tục bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng.
Hàng trăm người xem phiên tòa xét xử ông Mubarak ở bên ngoài phòng xử án.
Mubarak đòi triệu tập 1.600 nhân chứng
Hàng trăm người biểu tình đứng bên ngoài phòng xử án ông Mubarak. Một số người ủng hộ cựu Tổng thống Ai Cập cũng có mặt. Họ hô vang: "Ông ấy vẫn là người Ai Cập cho tới khi chết", "Hosni Mubarak không phải là Saddam (Hussein)".
Các luật sư của gia đình những người biểu tình bị thiệt mạng trong vụ đàn áp bạo động hồi tháng 2 yêu cầu được tiếp cận và thẩm vấn gần hơn với ông Mubarak. Họ muốn biết ông đã ra những lệnh gì cho cấp dưới khi cảnh sát sử dụng những phương tiện tàn bạo để ngăn chặn biểu tình.
Các luật sư biện hộ yêu cầu Nguyên soái Mohamed Hussein Tantawi, người đứng đầu hội đồng quân đội Ai Cập nhận lệnh trực tiếp từ Mubarak, phải ra làm chứng.
Trong khi đó, luật sư của Mubarak Farid al-Deeb yêu cầu quan tòa triệu tập tới... 1.600 nhân chứng. Những người chứng kiến tại phiên tòa cho biết quan tòa chắc chắn sẽ gút lại danh sách mà luật sư này yêu cầu.
Ông Mubarak được cho là đang trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. Các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi thể lực của ông tại một bệnh viện của quân đội ở gần thủ đô Cairo.
Ở một diễn biến khác, phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Habib al-Adly được dời sang ngày 5.9. Ông Adly bị kết án 12 năm tù vì hành vi rửa tiền.
Theo Lao Động
Ai Cập lại hoãn phiên xử cựu tổng thống Mubarak Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak với cáo buộc tàn sát người biểu tình, lẽ ra tiếp tục trong ngày 15/8, lại bị hoãn tới ngày 5/9. Ông Hosni Mubarak khi còn đương chức. (Nguồn: Internet) Thẩm phán Ahmed Refaat cũng quyết đã định sẽ xét xử ông Mubarak và cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly trong...