5 biểu hiện xác định độ thông minh của trẻ sơ sinh
Muốn biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh hay không, mẹ có thể quan sát những biểu hiện này.
Sinh ra một em bé thông minh luôn là niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ. Nhiều người cho rằng con cứ nhanh biết đi, nhanh biết nói hơn các em bé cùng trang lứa tức là thông minh. Tuy nhiên, điều này chưa phải thực sự chính xác. Để biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh hay không, mẹ cần quan sát những biểu hiện này.
Em bé hay cười, biết cười từ sớm
Việc một em bé sơ sinh nở nụ cười, thích cười cho thấy bé có khả năng thông minh. Mặc dù nụ cười không hoàn toàn là một bằng chứng đáng tin cậy nhưng nó cũng là một trong những dấu hiệu cần có. Những em bé cười sớm thường sau này sẽ trở nên thông minh hoạt bát.
Khoa học cũng đã chứng minh rằng những trẻ bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, nụ cười không bình thường, thậm chí là không biết cười…
Em bé biết cầm nắm sớm, biết đan các ngón tay vào nhau
Khả năng điều khiển các ngón tay của trẻ cũng cho thấy em bé có não bộ đang phát triển rất nhanh. Mẹ có thể quan sát những hành động chớp nhoáng và vô tư của con như cầm nắm, biết dùng ngón trỏ để chỉ hay biết đan các ngón tay của hai bàn tay vào nhau. Nếu thấy những biểu hiện đó trong giai đoạn 0-6 tháng, trẻ rất có khả năng là một em bé thông minh. Nếu khéo léo hơn, biết cầm đồ chơi bỏ vào hộp hay bỏ trúng cọc gỗ, biết xâu chuỗi các hạt đồ chơi trước 1 tuổi cũng chứng tỏ khả năng linh hoạt trong đôi tay và trí não trẻ.
Trẻ sơ sinh thông minh có những biểu hiện rất dễ cho cha mẹ quan sát (ảnh minh hoạ)
Trẻ thông minh thường lớn hơn, nặng hơn các bạn
Xin đừng nhầm việc nặng hơn với béo phì. Đây hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau. Vì sao trẻ lớn hơn, nặng hơn các bé cùng lứa lại thông minh hơn? Lý do: một em bé lớn khỏe mạnh có nhiều khả năng là do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt của người mẹ trong khi mang thai.Trẻ sơ sinh nặng hơn cũng có thể có một lợi thế về tâm lý trong cuộc sốngít bị áp lực hơn các em bé còi.
Ví dụ, mỗi lần ăn trẻ ăn ngoan, ăn tốt và phát triền đạt chuẩn thì mẹ sẽ không cần cho con ăn quá thường xuyên, có thể tập trung chuyển sang các hoạt động dạy con về trí tuệ. Cha mẹ cũng không bị áp lực về chuyện dỗ dành con ăn, có nhiều thời gian chơi với con và dạy con học.
Nhớ lâu
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh ít nhớ những gì mình đã trải qua. Tuy nhiên một em bé có não bộ phát triển tốt cũng sẽ như một chiếc máy thu “hiện đại”, biết sớm ghi lại những gì mắt thấy tai nghe. Biểu hiện của những em bé nhớ lâu là gì? Đó là nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám mẹ, bám bà và sợ người lạ.Thêm một cách nhận biết nữa: Nếu bé đang cầm đồ vật mà mẹ lấy, bé khóc và biết đòi từ khi mới 5-6 tháng và đến 10-11 tháng thì thậm chí còn biết lật chăn tìm đồ mẹ giấu. Chứng tỏ con có trí nhớ rất tốt.
Thích bắt chước
Trẻ con học không bằng sách bằng vở mà chính bằng quan sát và bắt chước. Do đó, những em bé thích bắt chước đương nhiên sẽ học và tiếp thu được nhiều điều hơn những em bé bình thường khác. Khởi đầu bằng việc bắt chước những hành động của người lớn, trẻ sẽ biết tự uống nước, tự thao tác điều khiển tivi, tự cầm điện thoại lên “alo”…và sau này, cũng nhờ bắt chước âm thanh của người lớn, trẻ sẽ rất nhanh biết nói.
Theo Khampha
Điểm danh những loại đồ chơi giúp trẻ thông minh
Khối hình, bút màu, đất nặn...là những đồ chơi thông dụng phát triển khả năng tư duy và óc sáng tạo của trẻ.
Thời điểm trẻ từ 1-4 tuổi là cơ hội vàng để cha mẹ giúp bé phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo một cách tối ưu nhất, không chỉ bằng việc cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng mà còn bằng các đồ chơi.
Đồ chơi trẻ em thì rất nhiều nhưng không phải món đồ nào cũng phát huy công hiệu. Dưới đây là một số đồ chơi có thể giúp con phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
1. Khối hình
Mẹ có thể mua các hình khối nhiều màu, đủ hình dáng, kích cỡ bằng gỗ, hay bằng nhựa về và để trẻ chơi bằng cách xếp chồng lên. Đây là một trò phổ biến nhất của con trẻ vì trẻ có thể thỏa sức sáng tạo.
Với khối hình đơn giản, bé có thể xếp thành những mô hình ngộ nghĩnh. Có thể mô hình bé tạo ra không có hình thù hay nghĩa nhất định, nhưng việc đó không làm giảm đi hứng thú của bé. Khi con có thể nhận biết được các mẫu hình cho sẵn, mẹ có thể cho co xem hướng dẫn để con lắp ghép theo.
Mẹ nên cho trẻ xếp từ mô hình dễ đến khó sẽ kích thích tốt nhất hứng thú và sáng tạo của chúng. Khi con lắp ráp xong một mô hình nào đó, mẹ hãy hỏi con xem đây là gì và vì sao con lại ghép như vậy. Mẹ hãy chụp lại các tác phẩm của con để đến lúc nào đó lôi ra cho con nhìn lại như là một kí ức về tuổi thơ của con.
Trò chơi xếp hình giúp trẻ có thể thỏa sức sáng tạo (Ảnh minh họa)
2. Giấy
Mẹ có thể biến giấy thành một vật dụng quan trọng trong một trò chơi phát triển khả năng sáng tạo của trẻ: "xé và dán giấy". Đây là trò chơi đơn giản, hiệu quả tuyệt vời nhưng ít bậc cha mẹ thực hành với con. Mẹ đừng sợ rằng với trò này con sẽ bày rác ra nhà, đừng ngại đi phải dọn bãi chiến trường của con.
Để con làm quen với trò chơi này, mẹ hãy thực hành trước tiên rồi cho con học theo. Mới đầu, mẹ có thể vẽ sẵn hình trên giấy, rồi hướng dẫn con xé theo bức hình đã được vẽ. Sau lần khi con quen dần, mẹ hãy cứ để con tự tạo bức hình mà con muốn. Mẹ nên mua cho con một vài khung ảnh để có thể trưng bày các tác phẩm nghệ thuật "có một không hai" của con. Ngồi nhà sẽ thêm nét ngộ nghĩnh trẻ thơ khi có sự hiện các bức hình của con.
Việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau giúp trẻ luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt. Trò chơi này còn giúp khơi gợi óc sáng tạo ở trẻ, trẻ có thỏa thích tạo ra những bức hình giấy đẹp mắt, đúng với lứa tuổi của con.
3. Truyện tranh
Trong nhà, mẹ thường trang bị rất nhiều truyện tranh cho con. Trước khi bắt đầu đọc câu chuyện đó cho con, mẹ có thể cho con xem hình rồi để con tự biến tấu ra một câu chuyện khác thú vị. Mẹ sẽ phải ngạc nhiên trước khả năng sáng tác củ con, con có thể không đọc được chữ trong truyện, nhưng con có thể nói một cách làu làu tiết tấu của truyện.
Bên cạnh việc cho con sáng tạo cốt truyện, cha mẹ có thể dành thời gian để cùng con hóa thân thành những nhân vật trong từng câu chuyện. Hãy cho con đóng giả làm nhân vật con thích, đừng bắt ép con theo một câu thoại nhất định, cha mẹ hãy cứ để con được "hóa thân" thực sự. Với mỗi câu thoại hay hành động của con, bố mẹ cần phải có một cách ứng biến khéo léo để thêm phần lôi cuốn và không khiến bé nhanh chán.
Khoảng thời gian chơi cùng con như thế này sẽ giúp bố mẹ có cơ hội được gần con, được hiểu và được vui đùa với con.
4. Cây bút màu
Khi bé có thể cầm nắm chắc một đồ vật gì đó trong tay, mẹ hãy sắm cho con một hộp bút màu để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
Bên cạnh hộp màu, mẹ hãy đầu tư cho bé một cuốn vở trắng để con phác họa tác phẩm lên đó. Chỉ với những nét nghệch ngoạc ban đầu nhưng cũng giúp con hứng thú và vui vẻ. Mẹ có thể cầm tay con, uốn nắn con theo từng nét vẽ đơn giản.
Đối với trẻ 2 tuổi trở lên, khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ có thể mua màu nước cho con. Với dụng cụ này, con có thể tạo ra những bức tranh độc đáo bằng những ngón tay. Việc thấy các ngón tay mình tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy cũng khiến các bé cười sung dướng. Điều này giúp kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của bé cực tốt.
Với mỗi bức hình của bé, mẹ hãy cố gắng vận dụng khả năng sáng tạo của chính bản thân mình để luận ra thứ mà con đang vẽ. Mẹ hãy ghi nhận thành quả cho con bằng một tràng pháo tay, một cái thơm nhẹ, một lời tán thưởng ngọt ngào.
5. Hộp đất nặn
Hộp đất nặn cũng được xếp vào danh sách những món đồ chơi giúp trẻ thông minh. Mẹ hãy mua cho con những hộp đất nặn đủ màu sắc để con thỏa sức sáng tạo. Với dụng cụ đồ nặn, bé có nặn ra bất cứ hình con vật hay mô hình nào mà bé thích.
Với bộ đồ nặn đa màu sắc không chỉ giúp con sáng tạo mà còn giúp mẹ nhận ra tài năng nghệ thuật tiềm ẩn của con. Việc nặn ra được các khối hình, con sẽ nâng cao nhận thức và rèn luyện trí óc và cách tư duy.
6. Tuyển tập câu đố
Người lớn có thể cho trẻ tập giải những câu đố để kích thích tư duy của trẻ. Có thể dùng cách đọc cho trẻ nghe những câu đố và lời giải, sau đó kiểm tra lại để luyện cho bé có trí nhớ tốt.
Các mẹ có thể tham khảo một số câu đó dành cho trẻ mầm non sau:
- Con gì cổ dài, ăn lá trên cao, dạ lốm đốm sao, sống trên đồng cỏ? (Con hươu cao cổ)
- Con gì nhảy nhót leo trèo, mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò? (Con khỉ)
- Con gì có bướu trên lưng, trời nắng cổ khát vẫn băng dặm dài? (Con lạc đà)
- Sừng sững đứng thẳng một mình, đọc lên uốn lỡi...đố bé chữ gì? (Chữ l)
- Củ gì đo đỏ, con thỏ thích ăn? (Củ cà rốt)
- Cái gì bật sáng trong đêm, giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời? (Đèn)
- Cùng ngủ, cùng thức, hai bạn xinh xinh, nhìn rõ mọi thứ nhưng không thấy mình? (Mắt)....
Bố mẹ cần phải tinh ý khi chọn lựa đồ chơi cho con, cần phải xác đĩnh rõ đâu là món đồ có lợi và gây hại cho con. Từ những vật dụng hay món đồ chơi đơn giản mẹ chọn, con có thể trở thành một nhà nghệ thuật, một nghệ sĩ hay một thần đồng.
Theo Khám Phá
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng Việc giao tiếp, cho trẻ nghe nhạc, bú mẹ đều rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh của bé. Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình được thông minh, tài giỏi nhưng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho trí thông minh hơn người. Tuy nhiên dưới đây là 11 cách đơn giản giúp trẻ...