5 biện pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản sau để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của cơ thể. Nước tiểu là chất lỏng được lọc qua máu bởi thận. Nước tiểu có chứa muối và các sản phẩm chất thải. Nếu có chứa các vi khuẩn tức là nước tiểu không bình thường và cũng là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận và nước tiểu thì kết quả dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu?
Có ba loại nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu như sau:
1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
2. Các nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và được gọi là viêm bàng quang
3. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn có thể tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn rất nhiều so với ở nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các vi khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để “ du lịch” đến được bàng quang. Niệu đạo này cũng nằm gần trực tràng của phụ nữ và các vi khuẩn từ trực tràng dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng.
Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn hơn bình thường.
Video đang HOT
- Muốn đi tiểu, nhưng không thể.
- Bị rò rỉ một chút nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi, sậm, có gợn và thậm chí có máu.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:
1. Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
2. Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
3. Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
4. Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
5. Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.
Theo PNO
12 bộ phận cơ thể quyết định sức khỏe của bạn
Trong thực tế, một số bộ phận của cơ thể quyết định sức khỏe của bạn. Muốn có sức khỏe tốt, hãy bảo vệ thật tốt các bộ phận này.
Bạn có biết đó là những bộ phận nào không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé:
1. Ngực
Phụ nữ có con có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Các chuyên gia nghiên cứu ung thư từ Vương quốc Anh tin rằng khi phụ nữ sinh đứa con đầu tiên, có nghĩa là khả năng bị ung thư vú giảm 7%. Cho con bú không chỉ tốt cho sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, mà còn làm giảm nguy cơ của bệnh ung thư vú tới 4,3%.
2. Tim
Nếu giảm cân hoặc năm tăng 5-10kg, sức khỏe tim mạch của chị em sẽ gặp phải dấu hiệu "thiệt hại" đáng kể, làm cản trở lưu thông máu và tuần hoàn máu ở tim. Vì vậy, để có hệ tim mạch khỏe mạnh, chị em phụ nữ không phải quá khắc nghiệt trong nỗ lực giảm cân.
3. Hông và cổ tay
Loãng xương xảy ra thường là một phần ở hông và cổ tay. Phụ nữ phải chú ý ăn các loại thực phẩm giàu canxi vì nó có thể không chỉ ngăn ngừa loãng xương, mà còn giảm bớt áp lực đối với cơ thể.
4. Mũi
Ít nhất ba lần một tuần bạn nên dành thời gian tập thể dục, mỗi lần có thể tập khoảng một giờ đồng hồ. Tập thể dục có lợi trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch của con người để tăng cường miễn dịch cho đường hô hấp, chống lại các loại vi khuẩn khác nhau.
5. Phổi, bàng quang và thận
Ở Anh có khoảng 11,4 triệu người chết vì hút thuốc, con số này cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, tự tử đến 6 lần. 30% người hút thuốc lá bị ung thư, 80% bị viêm phế quản và khí phế thũng. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng hút thuốc sẽ gây ra ung thư bàng quang, nha khoa và thận.
6. Mắt
Với những người phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng máy tính, các nhà khoa học thấy rằng họ dễ bị bệnh tăng nhãn áp, từ năm này sang năm khác. Phụ nữ hút thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp.
7. Da
Trong thời tiết nóng, phụ nữ đặc biệt nên chú ý để bảo vệ làn da của họ, bởi vì kéo dài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da. Các sản phẩm bảo vệ da như kem chống nắng, khăn che mặt, mũ... sẽ khá hiệu quả trong việc giúp da tránh ánh nắng mặt trời.
8. Hệ thống sinh sản
Mỗi năm có khoảng 25 triệu phụ nữ trên toàn thế giới chết vì ung thư cổ tử cung. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu dùng thuốc tránh thai quá 5 năm thì xác suất bị ung thư tử cung ở phụ nữ tăng 3 lần, dùng thuốc hơn 10 năm sẽ tăng đến 4 lần.
9. Ruột
Những người không có con cái sẽ có nguy cơ rủi ro ung thư đại trực tràng cao hơn những người có con. Các nhà khoa học nhận thấy rằng phụ nữ có con có thể giúp giảm nguy cơ về ung thư ruột.
10. Gan
Một số đồ uống có thể có lợi cho sức khỏe con người, nhưng rượu chắc chắn là không, vì nó sẽ dẫn đến ung thư cổ họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và các bệnh khác liên quan đến gan. Gan là một phần quan trọng của cơ thể, do đó, chị em phải bảo vệ nó.
11. Đầu gối
Béo phì làm tăng gánh nặng cho đầu gối và hông. Khi vận động, trọng lượng con người tạo áp lực cho khớp gối từ 4 đến 5 lần. Ở tuổi 30-40, người phụ nữ béo phì thì áp lực đối với đầu gối càng nhiều hơn. Các bác sĩ thường khuyên các chị em cẩn thận, tránh bị chấn thương hông.
12. Tóc
Thuốc nhuộm và các hóa chất làm tóc khác bị coi là có chứa chất gây ung thư, đó là lý do vì sao mà nhiều chị em thường thấy mình hay bị rụng tóc sau khi làm tóc. Các nhà khoa học khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất nếu muốn có mái tóc khỏe mạnh.
Theo PNO
Dưa hấu lợi tiểu, hạ huyết áp Dưa hấu, một loại cây ăn quả được trồng rộng rãi ở nước ta được mọi người ưa thích. Trong Đông y, dưa hấu còn là vị thuốc tốt. Chúng tôi giới thiệu một số cách dùng dưa hấu làm thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh. Theo Đông y, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn; vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả...