5 bí quyết giúp bạn kiên trì tập thể dục hiệu quả
Tập thể dục là việc dễ quyết định, nhưng lại khó kiên trì. Vậy làm thế nào để kiên trì tập thể dục để luôn khỏe mạnh?
5 câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn kiên trì tập thể dục hàng ngày.
1. Tại sao phải tập thể dục?
Bạn nhìn thấy người khác tập thể dục, sau đó nhìn lại cơ thể “cồng kềnh” của mình, đột nhiên bạn thấy, tập thể dục thường xuyên thật là một ý tưởng rất hay. Thế là, ngay lập tức, bạn lập cho mình một kế hoạch tập luyện? Nhưng rồi bạn lại thấy ngại thực hiện kế hoạch đó, sau đó bạn cảm thấy thiếu ý trí, mệt mỏi và từ bỏ…
Con người thường rất trực quan cho rằng, mọi việc thật dễ dàng, nhưng khi chính mình gặp phải tình trạng đó, lại cảm thấy thật khó thực hiện. Một ví dụ đơn giản nhất: Trên xe buýt yêu cầu phải nhường chỗ cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai. Rất nhiều người tự tin cho rằng đây là việc nên và rất dễ thực hiện. Thế nhưng, thực tế khi trên xe bus, khi gặp một người già lên xe, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay rằng, bạn đang chuẩn bị cho ngày làm việc vất vả, mệt mỏi, mặc dù muốn nhường chỗ cho cụ già, nhưng thật tâm phải xin lỗi cụ, để người khác nhường vậy, và cuối cùng bạn không đứng lên.
Có rất nhiều việc, mặc dù chúng ta cho rằng nên làm, nhưng tận trong lòng lại không kiên trì phải thực hiện nó đến cùng. Do vậy, nếu bạn thấy, bản thân mình không thể kiên trì tập thể dục thường xuyên, trước hết bạn phải đưa ra được những hạn chế trong các lý do đưa ra, đồng thời phải nhấn mạnh những việc “cần thực hiện” tồn tại sâu trong lòng bạn.
Ảnh minh họa
2. Bạn tập thể dục với ai, ở đâu, khi nào?
Kế hoạch tập thể dục được coi là một dự án, nhất thiết phải liên quan đến thời gian, địa điểm, hình thức, nhưng đây không phải là điều quan trọng nhất, quan trọng nhất là “bạn tập thể dục cùng với ai?”. Nếu đối tác của bạn có nhiều động lực, bạn cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, sẽ giúp bạn tập luyện tốt hơn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn người cùng tập với bạn.
Có lẽ mọi người sẽ có cảm giác rằng: một người tự chơi cờ và hai người cùng chơi cờ là hoàn toàn khác nhau, cảm giác tự chiến thắng với chiến thắng người cùng chơi khác hẳn nhau. Vì vậy có thể thấy, khi bạn thực hiện nên cần có thêm người tập cùng bạn. Sự tồn tại của họ sẽ không chỉ tạo ra sự cạnh tranh mà còn có cả tình bạn. Chúng ta sẽ có thêm được sức mạnh từ người bạn tập của mình. Trong quá trình tập luyện, có thêm người cùng tập sẽ có thêm sự giúp đỡ, chia sẻ, có thêm hứng thú, dần dần bạn sẽ quen và chắc chắn sẽ kiên trì tập thể dục.
Video đang HOT
3. Kế hoạch của bạn dự định duy trì trong bao lâu?
Một việc không có kết thúc thường khiến con người cảm thấy bất an. Nếu bạn cảm thấy công việc của mình làm mãi không xong, có thể làm bạn thấy “phát điên”. Cũng giống như vậy, nếu bạn cảm thấy, việc tập thể dục sẽ mãi không kết thúc, thì có thể một ngày nào đó bạn cũng cảm thấy tương tự. Vì vậy, bạn nên phân chia tập thể dục theo từng giai đoạn, có thể là nửa năm, có thể là một năm, hoặc cụ thể theo nhu cầu của bạn.
Chúng ta cũng không bắt buộc phải chia thời gian tập luyện, nhưng làm như vậy có tác dụng rất lớn đối với những người ít có tính kiên nhẫn.
Ảnh minh họa
4. Làm thế nào để thấy được kết quả tập thể dục?
Bạn vẫn biết, nếu như hàng ngày, chúng ta kiên trì bỏ ra 5 phút luyện tập thể dục, chắc chắn sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, điều chúng ta muốn biết là phải căn cứ vào số liệu gì để biết được giá trị của việc mình làm?
Thực ra không có một tiêu chuẩn nào rõ ràng, cố định. Nó có thể là: Trước đây bạn chỉ có thể chạy bộ liên tục trong 1 giờ, nhưng sau khi kiên trì tập luyện, bạn có thể chạy liên tục trong 2 giờ. Hoặc trước đây, bạn đi bộ 1km đã mệt, nay bạn đi 1km vẫn thấy bình thường. Những giá trị khác đạt được có thể là phổi khỏe, huyết áp ổn định, cơ bắp rắn chắc… Chỉ cần so sánh, bạn sẽ thấy được kết quả khi bạn kiên trì tập thể dục.
5. Nếu kế hoạch tập thể dục bị gián đoạn, bạn phải làm gì?
Đối với một số người, khi kế hoạch bị gián đoạn sẽ gây ra thất vọng và rất áy náy, những người này thường là những người muốn giảm béo nhưng không thể khống chế được khẩu phần ăn, nên sau đó họ hay cảm thấy áy náy, quyết tâm sẽ phải tập luyện nghiêm chỉnh, giảm khẩu phần ăn, để chứng minh rằng mình không phải là người thiếu kiên nhẫn.
Thực ra chúng ta không nên đặt nặng yêu cầu lên bản thân, mặc dù vận động thường xuyên có thể rất quan trọng với chúng ta, nhưng không cần lấy đó làm thước đo phẩm chất. Chúng ta nên xem xét mục đích tập thể dục là gì? Hiệu quả tập thể dục ra sao? Lúc nhỏ tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, khi lớn tập thể dục để tâm hồn thanh thản.
Vì vậy, thực hiện dần dần kế hoạch từng chút từng chút một, làm sao để cảm thấy nhẹ nhõm, nếu hôm nay quên tập, chỉ là quên thôi, nếu hôm nay không muốn tập, nên nghỉ ngơi, ngày mai muốn tập bạn nên tiếp tục.
Theo VNE
3 động tác giúp bạn lấy lại năng lượng ngay lập tức
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình mệt mỏi, đuối sức khỏe cạn kiệt năng lượng, hãy dành một chút thời gian để tập 3 động tác đơn giản sau.
Các động tác uốn cong người, đứng thẳng, nghiêng người... sẽ giúp các cơ trong cơ thể được vận động linh hoạt, lưu thông máu trong cơ thể cũng tốt hơn, tăng cường máu lên não và các cơ... Điều này sẽ giúp bạn giảm đau mỏi lại lấy lại được tinh thần nhanh chóng. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormon epinephrine và norepinephrine, giảm sự căng thẳng của cơ thể. Các hormone epinephrine và norepinephrine được giải phóng cũng có thể làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tăng năng lượng cho cơ thể.
1. Động tác uốn cong
- Đứng với chân rộng bằng vai, đầu gối hơi trùng, bàn tay để phía sau đầu.
- Giữ lưng thẳng, từ từ uốn cong người về phía trước cho đến khi lưng song song với mặt đất, giữ trọng lượng ở gót chân và hông của bạn.
- Trở về tư thế đứng như trước và lặp lại 10-12 lần.
2. Động tác dựa tường
- Đứng thẳng, lưng sát vào một bức tường sao cho cột sống chạm vào tường từ vai đến hông.
- Giơ tay song song với sàn nhà. Giữ cánh tay và lưng áp sát vào tường.
- Từ từ xoay cánh tay lên cao hết sức có thể, sau đó hạ xuống vị trí bắt đầu.
- Lặp lại 10-12 lần như vậy.
3. Động tác nghiêng người
- Ngồi trên một chiếc ghế, hai tay có thể đặt phía sau đầu.
- Đẩy khuỷu tay ra phía sau và thở căng ngực.
- Uốn cong sang một bên, từ thắt lưng trở xuống vẫn giữ thẳng.
- Trở lại tư thế trước đó và lặp lại sang bên kia.
- Làm liên tục như vậy 10-12 lần mỗi bên.
Theo VNE
Một vài bí kíp giúp bạn tránh viêm họng khi hè đến Mùa hè, uống nước đá hay bật điều hòa quá lạnh có thể khiến họng của bạn bị sưng và đau. Có một vài mẹo nhỏ chữa viêm họng kịp thời mà bạn không nên bỏ qua. - Chữa bằng giấm: Khi bị sưng, đau họng, bạn có thể pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng, sẽ thấy đỡ...