5 bí quyết giữ bếp sạch khuẩn
Bếp cũng là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Bỏ túi 5 bí quyết sau sẽ giúp bạn có được gian bếp sạch, an toàn.
Chọn vật liệu mặt bếp phù hợp
Mối lo thường gặp của các bà nội trợ là mặt bếp dễ bị ố, hoặc bám bẩn không thể lau sạch. Những vết loang bám đó là minh chứng cho thấy mặt bàn bếp chưa đủ độ đặc chắc, dễ tạo ra nhiều lỗ hổng hay rãnh nhỏ li ti là môi trường thuận lợi để vi khuẩn cư ngụ và sinh sôi.
Nhiều gia đình ở phương Tây tin tưởng sử dụng đá nhân tạo thạch anh làm mặt bàn bếp nhằm khắc phục những nhược điểm trên. Loại đá này chứa khoảng 90% cốt liệu thạch anh tự nhiên, giúp đạt độ đặc chắc và chống hút nước tuyệt đối. Các vết bẩn và vi khuẩn không thể bám trụ lại trên bề mặt, do đó đá nhân tạo thạch anh có khả năng ngừa vi khuẩn, chống bám bẩn vượt trội.
Đá thạch anh an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm. Nguồn: www.vicostone.com
Tại Việt Nam, các gia đình có thể lựa chọn thương hiệu Vicostone cung cấp mặt đá nhân tạo gốc thạch anh trên dây chuyền công nghệ Breton của Ý. Theo ông Phạm Viết Toàn – Đại diện CTCP Vicostone cho biết: “Với công nghệ rung ép trong môi trường chân không có thể loại bỏ hoàn toàn rổ khí, tạo độ chắc tuyệt đối, đá Vicostone có độ hút nước gần như bằng không, giúp ngăn ngừa khả năng phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó đảm bảo an toàn cho cả gia đình khi tiếp xúc trực tiếp.”
Hiểu rõ vật liệu mặt bếp nhà mình sẽ giúp người nội trợ chọn được giải pháp rửa dọn phù hợp.
Đối với mặt đá tự nhiên dễ thấm nước, bạn cần đặt lịch đơn vị thi công tới chống thấm và đánh bóng tối thiểu 1 năm một lần. Khi lau rửa mặt đá tự nhiên, tránh sử dụng các hóa chất với nồng độ axit hoặc chất ăn mòn cao, có thể gây vết khắc lên đá, hoặc khiến đá mờ đục.
Đối với mặt bàn bếp gốc nhựa tổng hợp mà phổ biến nhất hiện nay là solid surfaces, bạn phải hết sức cẩn trọng vì đây là chất liệu dễ trầy xước, bám bẩn. Bạn cần dùng dung dịch chuyên dụng, khăn vải mềm để vệ sinh ngay sau khi sử dụng.
Với mặt đá Vicostone, bạn hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng và lau dọn một cách vô cùng đơn giản. Hàng ngày, bạn chỉ cần dùng vải mềm vò qua nước sạch để làm sáng bóng bề mặt đá.
Đá thạch anh sáng bóng dù chỉ lau bằng nước sạch.Nguồn: www.vicostone.com
Vệ sinh ngay khi bẩn
Khi sơ chế thực phẩm, việc để mặt bàn bếp dính bẩn là không thể tránh khỏi. Một bí quyết để giữ gìn mặt bếp vệ sinh là lau sạch càng sớm càng tốt, vết bẩn càng để lâu càng bám chắc và gây ố cho mặt bếp, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn cư ngụ.
Hãy treo một chiếc khăn khô sạch gần nơi chuẩn bị thực phẩm để lau vết thức ăn bắn ra ngay khi có thể.
Không trữ thực phẩm và gia vị lâu ngày
Thói quen tiếc của thường khiến các bà nội trợ do dự không muốn bỏ những thực phẩm hay đồ gia vị đã lâu chưa dùng tới. Tuy nhiên, những thực phẩm tích trữ lâu ngày trong ngăn tủ hay trên mặt bếp không chỉ thu hút côn trùng mà có thể tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Hãy loại bỏ “thẳng tay” thực phẩm không dùng tới hoặc đã quá hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên dùng đồ ăn hay gia vị đã quá hạn – vốn đã mất hương vị thơm ngon ban đầu mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sắp xếp mặt bếp khoa học
Video đang HOT
Tận dụng tối đa không gian dưới tủ bếp treo tường để bố trí các móc treo cốc hoặc dụng cụ. Với khoảng không gian trên tường, hãy đóng những chiếc giá gỗ đơn giản, chứa chai lọ hoặc các gói gia vị.
Móc treo giúp tiết kiệm diện tích. Nguồn: www.vicostone.com
Thương hiệu Vicostone thuộc top 4 trên thị trường đá thạch anh thế giới, có hơn 15 năm kinh nghiệm sản xuất và cung cấp đá thạch anh nhân tạo tới hơn 40 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.Đá Vicostone đã được kiểm định và cấp các chứng nhận quốc tế (NSF, Greenguard Gold, dấu CE) về độ an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc với thực phẩm và người dùng, đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn, chống bám bẩn vượt trội.Xem thông tin tại: www.vicostone.com
Lệ Thanh
Theo vietnamnet.vn
Chuyên gia mách 4 bước rửa rau loại bỏ gần như hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc kích thích
Thực hiện đúng quy trình này, các bà nội trợ có thể loại bỏ gần như hoàn toàn các vi khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng trên bề mặt rau củ.
Đến hẹn lại lên, vào giữa tuần vừa qua, Nhóm Công tác Môi trường (EWG), một tổ chức hoạt động về môi trường của Mỹ lại công bố danh sách những loại rau quả chứa hàm lượng thuốc sâu cao nhất và ít nhất ở Mỹ.
Theo đó, trong số 48 loại sản phẩm được khảo sát, có tới 70% có chứa hàm lượng lớn thuốc trừ sâu. Tỷ lệ này có giảm 6,6% so với năm ngoái.
EWG cho biết dâu tây đứng đầu danh sách thực phẩm có nồng độ thuốc trừ sâu cao nhất sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cùng Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) kiểm tra 36.000 mẫu sản phẩm.
Danh sách 12 loại rau củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2017
Các sản phẩm sau khi kiểm tra có kết quả dương tính với thuốc trừ sâu và có nồng độ thuốc trừ sâu cao hơn các sản phẩm khác được đưa vào danh sách "Dirty Zone".
Những sản phẩm đứng dầu trong danh sách này bắt đầu với dâu tây, rau cải bó xôi, quả xuân đào, táo, đào, cần tây, nho, lê, anh đào, cà chua, ớt chuông ngọt và khoai tây.
Dâu tây vẫn giữ vững ngôi vị quán quân năm nay vì chứa ít nhất 20 loại thuốc trừ sâu. Trong khi đó, rau cải bó xôi nhảy lên vị trí thứ 2 với liều lượng thuốc trừ sâu cao gấp 2 lần các loại cây trồng khác.
Theo EWG, một người Mỹ ăn gần 4 kg dâu tây tươi/năm. Ngay cả khi được rửa sạch tại nơi trồng, sau đó được rửa tiếp trước khi ăn, loại quả này vẫn chứa thuốc trừ sâu.
Năm ngoái, rau cải bó xôi xếp thứ 8 trong danh sách "đen" nhưng giờ đây, người nông dân đã sử dụng bơm thêm các loại thuốc trừ sâu vốn có thể tăng nguy cơ ung thư, gây vô sinh, rối loạn nội tiết tố và các vấn đề về thần kinh.
4 bước rửa sạch thuốc trừ sâu trên bề mặt rau củ
Câu chuyện thực phẩm "bẩn", chứa nhiều thuốc trừ sâu không chỉ xảy ra ở riêng nước Mỹ mà còn diễn ra ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Viện Nhi Khoa Mỹ đã nghiên cứu và cho thấy, với cùng hàm lượng các chất hóa học (thuốc trừ sâu, tăng trưởng) hoặc vi khuẩn trong rau củ quả, nếu trẻ em tiêu thụ phải thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với người lớn.
Từ 1/7/2012 thực phẩm cho trẻ em ở Anh phải chứng nhận được hàm lượng thuốc trừ sâu dưới 0.01 mg/kg.
Trước tình hình nghiêm trọng về sự mất an toàn của thực phẩm, Cơ quan quản lý thực phẩm của Anh và Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh đã đưa ra hướng dẫn thực hành trong việc rửa rau củ quả an toàn trước khi chế biến.
Theo đó, thực hiện đúng quy trình này, các bà nội trợ có thể loại bỏ gần như hoàn toàn các vi khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng trên bề mặt rau củ.
Tuy nhiên, việc ngâm, rửa rau củ dưới vòi nước không loại bỏ tất cả thuốc, độc tố nếu thuốc đã ngấm vào bên trong. Do đó, người tiêu dùng nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo.
Hướng dẫn gồm 4 bước:
Bước 1: Loại bỏ các rau củ không nguyên vẹn và phần dính đất cát.
Bước 2: Ngâm trong nước riêng từng loại, vì mỗi loại có thời gian ngâm khác nhau.
Bước 3: Rửa lại dưới vòi nước chảy trong khoảng thời gian nào tùy theo từng loại thực phẩm.
Bước 4: Gọt bỏ vỏ nếu có (Ở Anh, bước này thường không được khuyến cáo)
Thời gian ngâm một số rau củ quả thông dụng
Theo báo cáo gần đây của Giáo sư Bajwa (2014) và Giáo sư Satpathy (2012) đã cho thấy, một số rau củ có thể loại bỏ tốt thuốc trừ sâu khi ngâm trong nước bình thường.
Tuy nhiên một số loại rau củ quả đặc biệt thì ngâm trong nước pha chút muối hoặc vắt thêm 1/2 trái chanh thì hiệu quả loại bỏ thuốc trừ sâu cao hơn nhiều lần.
Giáo sư Bajwa còn cho biết thêm thời gian ngâm trong nước cũng khác nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng bảo toàn tốt nhất.
Do đó, từng loại rau củ quả khác nhau nên chọn dung dịch ngâm phù hợp để có hiệu quả loại bỏ thuốc trừ sâu cao nhất và an toàn nhất cho bé.
1. Rau củ quả ngâm trong nước
- Đậu hà lan và dưa chuột: Ngâm trong nước 10 phút
- Bí đỏ nguyên trái (chưa cắt): Ngâm trong nước 15 phút
- Bí đỏ đã cắt sẵn, gọt lớp vỏ: Ngâm trong nước 5 phút
- Bông cải, cà rốt, ớt chuông: Ngâm trong nước 15 phút
- Cà chua: Ngâm trong nước 20 phút
- Rau cho lá (xà lách): Ngâm trong nước 15 phút.
- Khoai lang: Ngâm 10 phút
- Xoài, thanh long, trái bơ, đu đủ: Ngâm trong nước 10 phút
- Các loại dâu (dâu tây, dâu tằm, sơ ri...): Ngâm 3-5 phút
- Nho: Ngâm 5 phút
2. Rau, củ sau ngâm trong nước muối
- Bắp cải trắng/tím: Ngâm 10 phút
- Ớt, khổ qua, mướp hương: Ngâm 10 phút
- Cà chua: Ngâm 10 phút (nếu ngâm trong nước bình thường là 20 phút)
- Cà tím và bông cải (dạng cọng dài): Ngâm 10 phút
3. Rau củ quả ngâm trong nước có vắt 1/2 quả chanh
Khoai tây và ớt cho thấy ngâm trong dung dịch có tính axit như chanh thì hiệu quả loại bỏ thuốc trừ sâu cao hơn. Nên ngâm khoai tây, ớt trong hỗn hợp này 10 phút.
Thời gian rửa rau củ quả dưới vòi nước
- Các loại quả rửa dưới vòi nước chảy trong 30 giây-1 phút
- Các loại rau rửa dưới vòi nước chảy trong 2 - 3 phút
- Các loại củ rửa dưới vòi nước chảy trong 2 phút
- Riêng cà chua, táo thì rửa dưới vòi nước chảy trong 4 phút.
Tổng hợp
Theo phunugiadinh
13 năm bán hàng rong trái cây, người phụ nữ tiết lộ bí kíp không ai lừa nổi khi chọn hoa quả, CỰC CHUẨN và SIÊU NGON Nếu biết được những bí kíp này thì chẳng ai có thể lừa được bạn khi muốn mua trái cây ngon, bổ, rẻ nữa nhé! Nhiều người thường hay mua hoa quả, trái cây từ những người bán hàng rong vì sự tiện lợi thay vì phải mất thời gian vào các siêu thị. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn...