5 bí ẩn về kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Mỹ
Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có nhiều vấn đề nhưng những bất cập đó có thể được giải quyết bằng tiền của chính phủ nước này.
Vũ khí hạt nhân vẫn được ưu tiên số 1
Vũ khí hạt nhân tạo ra quả cầu lửa hình nấm khổng lồ sau khi nổ. Ảnh: USArmy
Trên thực tế, vũ khí hạt nhân của Mỹ không giải quyết được mối đe dọa từ IS ở Iraq và Syria, đại dịch Ebola hay các phần tử nổi dậy ở Afghanistan. Người ta cũng không thể tìm ra bất cứ lý lẽ nào để triển khai vũ khí hạt nhân chống lại Nga vì sáp nhập bán đảo Crimea hay giải quyết bất ổn ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, nó đóng vai trò duy trì thế cân bằng của Mỹ và các cường quốc hạt nhân khác trên thế giới, National Interest nhận định.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng khẳng định: “Răn đe hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia. Nó cũng nhận được ưu tiên số một từ Lầu Năm Góc. Không lực lượng nào trong quân đội Mỹ có thể vượt mặt nó”. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân có thể gây ra nhiều vấn đề hơn so với vai trò của nó.
Mỹ có nguy cơ bị tấn công hạt nhân nhiều hơn thời Chiến tranh Lạnh
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang căng thẳng nhưng vẫn ấm hơn so với thời Chiến tranh Lạnh. Hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cũng không tính tới khả năng nã tên lửa đạn đạo vào nhau vì những thiệt hại khủng khiếp mà đôi bên có khả năng phải hứng chịu. Năm 2013, Trung tướng James Kowalski, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, tuyên bố: “Khả năng Nga tấn công hạt nhân Mỹ rất khó xảy ra và điều này không đáng để thảo luận”.
Tuy nhiên, tướng Kowalski lo sợ hành động ngu ngốc bộc phát trong chính lực lượng hạt nhân của nước này có khả năng khiến Mỹ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Mỹ có khoảng hơn 4.000 vũ khí hạt nhân nhưng trong năm 2012, ông Hagel từng cho rằng Mỹ chỉ cần duy trì 900 đơn vị vũ khí trong số đó.
Vũ khí hạt nhân vẫn ngốn nhiều tiền
Video đang HOT
Kho vũ khí hạt nhân vẫn là con bài chiến lược của Mỹ. Ảnh: Military.com
Kế hoạch nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ có thể ngốn tới 1 nghìn tỷ USD trong 3 thập niên tới. Tướng Mark A. Welsh III của Không quân Mỹ giải thích: “Khoản tiền hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các cơ sở hạt nhân không hề nhỏ. Vì thế, các nhà hoạch định cần những cuộc tranh luận trung thực về những hạng mục cần đầu tư cải tạo nhằm đảm bảo tương lai chiến lược cho đất nước”.
Tướng Welsh III cũng nhấn mạnh kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân sẽ làm giảm kinh phí cho các lực lượng khác. Hiện tại, Không quân và Hải quân Mỹ đang yêu cầu thành lập các quỹ riêng biệt chi trả cho lực lượng hạt nhân chiến lược để không gây ảnh hưởng tới chi phí hoạt động thông thường của họ.
Vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhưng rất an toàn
Sở hữu kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới nhưng số sự cố với vũ khí hạt nhân của Mỹ được coi là không đáng kể. Từ năm 1950 đến năm 1968, Mỹ gặp phải 1.200 sự cố với vũ khí hạt nhân. Sự cố nghiêm trọng nhất của lực lượng này xảy ra năm 1980 khi một tên lửa hạt nhân gây ra vụ nổ chết người ở bang Arkansas.
Hồ sơ mới giải mật cũng cho thấy năm 1961, nước Mỹ may mắn thoát thảm kịch hạt nhân kinh hoàng khi Không quân Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống North Carolina. Chúng có sức công phá lớn gấp 260 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Tuy nhiên, phép màu nhiệm giúp chúng không nổ.
Lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ cũng liên tục gặp sự cố khi các nhân viên không đảm bảo khả năng tác chiến. Tuy nhiên, phần lớn sự cố đều do lỗi của con người. Trong khi đó, vũ khí hạt nhân Mỹ được thiết kế để đảm bảo an toàn trong các sự cố nghiêm trọng nhất. Thông thường, người ta chỉ có thể kích nổ một quả bom hoặc đầu đạn nguyên tử chứ không thể dùng ngoại lực để khiến chúng hoạt động.
Tiền có thể khắc phục các vấn đề của kho vũ khí hạt nhân Mỹ
Các báo cáo mới cho thấy kho vũ khí hạt nhân Mỹ đang gặp hơn 100 vấn đề. Người ta có thể giải quyết nó bằng nhiều tỷ USD trong 5 năm. Giới chức Mỹ cũng nhận thấy phải tái cơ cấu con người trong lực lượng hạt nhân chiến lược, vốn được xây dựng để đối phó với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, những thay đổi này cần một quá trình và khoản ngân sách lớn nên trong tương lai gần, người Mỹ vẫn phải tiếp tục lo lắng về kho vũ khí hạt nhân chiến lược cùng những bê bối về nhân lực, vì các lý do như hoạt động thiếu hiệu quả hay dính bê bối.
Quả bom nguyên tử tạo thành cột nước khổng lồ khi nổ dưới đáy biển.
Theo_Zing News
Kho vũ khí "khó đỡ" của quân nổi dậy Syria
Đó là những vũ khí tự chế với hình dạng kì quái có thể khiến người xem phải bật cười, dẫu vậy chúng có sức sát thương rất ghê gớm.
Thiếu thốn về trang bị vũ khí khiến quân nổi dậy Syria phải tự sản xuất vũ khí để phục vụ cho các cuộc chiến với lực lượng quân chính phủ Syria. Không ít vũ khí tự chế trong số được sản xuất ra bởi những "kĩ sư nghiệp dư" có hình thù và kiểu dáng khiến người xem "cười lăn lộn". Trong ảnh là khẩu "súng" bắn tỉa với phần nòng của nó dường như được tạo ra từ khẩu pháo hỏng.
Đây là đạn của khẩu "siêu súng bắn tỉa ảnh 1" - có thể là đạn pháo 23mm.
Một loại vũ khí rất được quân nổi dậy Syria ưa chuộng chế tạo là súng cối - kết cấu đơn giản, có thể chi viện hỏa lực, bắn mục tiêu che khuất rất tốt khi mà các cuộc chiến ở Syria hầu hết nằm trong môi trường đô thị.
Kho dự trữ đạn súng cối của quân nổi dậy Syria, không ít các viên đạn được tạo ra từ...bình gas.
Một loại súng bắn tỉa hạng nặng của quân nổi dậy Syria - xếp loại vũ khí quân đội chính quy thì có thể coi đây là súng bắn tỉa công phá có thể tấn công mục tiêu thiết giáp.
Một kiểu súng bắn tỉa tự chế nhìn khá chuyên nghiệp.
Cận cảnh đạn súng cối làm từ...bình gas.
Dùng ná thun khổng lồ để bắn đạn lựu - để "hẹn giờ nổ" người ta đành dùng dây nổ và châm lửa trước khi bắn.
Súng máy phòng không tự chế.
Đạn rocket tự chế được bắn từ giá phóng cũng tự chế.
Khó có thể gọi đúng tên những kiểu vũ khí này.
Tính toán phần tử bắn bằng iPad kết hợp súng cối tự chế.
Một chuyên gia vũ khí của quân nổi dậy Syria.
Châm lửa trước khi bắn đạn.
Xe bọc thép tực chế của quân nổi dậy Syria dùng khung gầm xe tải dân sự nhỏ, lắp thêm các tấm thép và súng máy.
Theo_Kiến Thức
Chiến đấu cơ CF-18 Canada tấn công kho vũ khí IS Ngày 18/11, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson cho biết các chiến đấu cơ CF-18 của nước này đã ném bom một kho vũ khí của những phiến quân thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong chiến dịch không kích hôm 17/11. 4 chiến đấu cơ CF-18 đã ném bom một nhà kho được sử dụng làm cơ sở...