5 bệnh về da thường gặp sau mưa lũ
Bệnh nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng da, ghẻ… thường xảy ra sau những ngày mưa, ngập lụt.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm sau mưa chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, tạo thuận lợi cho một số bệnh ngoài da phát triển.
Viêm nang lông có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công. Nang lông bị viêm sẽ sưng đỏ, ngứa và có thể tạo mụn mủ. Thiếu nước sạch để tắm gội là nguyên nhân vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày.
Viêm da tiếp xúc
Đây là bệnh da không lây, đặc trưng với tình trạng da viêm đỏ, có thể xuất hiện các mụn nước, ngứa nhiều. Tiếp xúc với nguồn nước có chứa một số hóa chất, khí độc, vi sinh… gây kích ứng da, dễ dẫn đến bệnh này.
Nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Video đang HOT
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Lớp sừng của da chứa nhiều keratin, là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi nấm sợi tơ. Vi nấm sợi tơ xâm nhập và gây viêm trong lớp sừng của da. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.
Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Một số người khi xuất hiện các triệu chứng này thường lo lắng mua một số thuốc thoa có chứa corticoid. Thoa các thuốc này càng làm tình trạng da nặng hơn. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi vi nấm phát triển.
Nhiễm trùng da
Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công
Bệnh ghẻ
Đây là bệnh da gây ra bởi một loại ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng da non và ngứa rất nhiều về đêm. Sự dao động thất thường của nhiệt độ và độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.
Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Phòng tránh bệnh da sau mưa lũ
Theo bác sĩ Thảo, trong các bệnh da mùa mưa kể trên, một số bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc thoa phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng lây lan.
Khi nước rút, cần dọn dẹp vệ sinh môi trường và tìm kiếm nguồn nước sạch để sinh hoạt. Hạn chế tối đa lội hoặc ngâm mình nơi nước bẩn, tù đọng. Khi buộc phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn, cần trang bị đầy đủ giày, ủng, găng tay…
Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Không mặc quần áo ẩm ướt dễ gây các bệnh ngoài da.
Nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, clorhexidin, cloramin B… để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.
Người đã bị bệnh cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh lây lan cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh đúng cách.
Bác sĩ mách cách điều trị viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng da với các sẩn đỏ, mụn mủ xung quanh nang lông khiến người bệnh mất tự tin hoặc có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng.
Viêm nang lông là gì?
Theo ThS BS. Trần Ngọc Khánh Nam - Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, viêm nang lông (Folliculitis) là tình trạng da phổ biến trong đó các nang lông nông bị viêm dẫn đến sự hình thành của các sẩn đỏ và mụn mủ quanh nang lông. Bệnh thường gặp ở các bộ phận của cơ thể như mặt, đầu, thân mình, chi, vùng sinh dục, nách. Các dạng viêm nang lông phổ biến là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu.
BS Nam cho biết nguyên nhân viêm nang lông thường xảy ra do nhiễm trùng nang lông với vi khuẩn và có thể do vi nấm, virus, kí sinh trùng và một số trường hợp không do nhiễm trùng. Ở người bình thường, viêm nang lông do vi khuẩn là hay gặp và thường do các yếu tố làm dễ thúc đẩy sự gia tăng lượng vi khuẩn trên bề mặt da. Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hay các chủng của Streptococcus (liên cầu) là hai nguyên nhân thường gặp.
Bác sĩ mách cách điều trị viêm nang lông?
Các yếu tố tăng nguy cơ khác bao gồm khoang mũi chứa tụ cầu vàng, do bít tắc nang lông, ngâm dầm nước hay ra mồ hôi nhiều, hậu quả của các bệnh da có ngứa hoặc do các thuốc bôi da khác...
Viêm nang lông không do nhiễm khuẩn cũng có thể gặp do cạo lông hoặc do thủ thuật triệt lông. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông nhưng nhóm dễ mắc bệnh là nhóm người có đề kháng kém như mắc bệnh đái tháo đường, bệnh bạch cầu mạn tính, béo phì và HIV/AIDS.
Viêm nang lông thường biểu hiện với sẩn hồng ban và mụn mủ quanh nang lông sau đó có thể vỡ đóng mài. Nếu viêm nang lông nông do vi khuẩn lan rộng đến các vị trí sâu hơn của đơn vị nang lông, các cục viêm đau sẽ xuất hiện gây ra nhọt.
Cách điều trị viêm nang lông
Theo bác sĩ Nam, hiện nay giải pháp trị bệnh tại gia luôn được nhiều người quan tâm, vừa tiện lại nhanh, tiết kiệm chi phí cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh. Trong mọi trường hợp, luôn hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da trước khi dùng thuốc để kiểm soát nhiễm trùng và hạn chế biến chứng.
Đối với nhiễm trùng nhẹ, các loại kem kháng sinh bôi tại chỗ có thể điều trị hiệu quả kèm với các dung dịch hay xà phòng sát khuẩn. Kháng sinh đường uống thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng nặng, sâu hơn hoặc tái phát. Nếu nghi ngờ viêm nang lông do nấm có thể dùng thuốc điều trị nấm bôi tại chỗ hoặc uống, thuốc kháng virus nếu nguyên nhân là do virus.
Việc điều trị không đúng cách, hay tự ý chích, nặn các sẩn viêm - mụn mủ, nhọt có thể làm lan rộng nhiễm trùng, nhiễm trùng đi sâu hơn vào da, tạo các ổ áp xe hay gây viêm quầng, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó, việc dẫn lưu mủ từ các nhiễm trùng trên da nếu không được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ do các vết loét sâu, sẹo xấu, tăng sắc tố sau viêm.
Để phòng viêm nang lông, bác sĩ Nam cho biết mọi người tránh mặc quần áo chật, mang găng tay cao su khô, sạch nếu phải dùng đến các loại phòng hộ này khi lao động. Hạn chế hoặc cạo râu,lông cẩn thận, nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cạo râu. Khi cạo râu, cần cạo theo hướng mọc của râu, tránh dùng chung dao cạo, khăn lau....
Hạn chế tắm và ngâm lâu trong bồn tắm, hạn chế các xây xát trên da và tuyệt đối không tự ý nặn nhọt. Nếu tái phát nên tư vấn bác sĩ để có cách điều trị càng sớm càng tốt. Nên duy trì lối sống khoa học, tích cực, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế virus, vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng, phát bệnh.
Một trong những điều chị em khiếp sợ nhất trong mùa hè là vùng kín ngứa rát và nổi mẩn, đây là nguyên nhân và cách xử lý Nếu vùng kín bị kích thích, phát ban gây đau đớn trong thời gian dài, mọi người đừng nên ngại ngần đi khám để điều trị càng sớm càng tốt. Không ít người thấy hoảng sợ khi đột ngột phát hiện vùng kín sưng đỏ, ngứa rát và nổi mẩn, nhất là khi thời tiết mùa hè vô cùng nóng nực. Trên thực...