5 bệnh nhân tái dương tính chỉ mang ‘virus bất hoạt’
Các viện nghiên cứu lấy mẫu của 5 trong 8 bệnh nhân Covid-19 tái dương tính để nuôi cấy, nhưng chúng không nhân lên bởi có thể chỉ là virus bất hoạt.
Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, chiều 28/4 cho biết, 8 trường hợp dương tính lại đang được cách ly, theo dõi tiếp tại các cơ sở y tế. Giới nghiên cứu đã thực hiện việc nuôi cấy 5 mẫu virus từ họ, nhưng virus không phát triển.
Các nhà chuyên môn nhận định chúng có thể là virus bất hoạt.
“Về lý thuyết, khả năng lây nhiễm của các ca tái dương tính này rất thấp”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Ông Long từng chỉ ra ba nguyên nhân có thể khiến bệnh nhân Covid-19 tái dương tính sau nhiều lần âm tính. Thứ nhất, người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.
Thứ hai, người bệnh đã khỏi bệnh, đang trong quá trình đào thải virus bất hoạt (xác virus). Người bệnh thải ra vật chất giống mầm bệnh nhưng không có khả năng gây hại.
Thứ ba, bệnh nhân là người lành mang trùng, xảy ra khi cơ thể người mang virus chưa sản xuất đủ kháng thể để khống chế, kiểm soát, tiêu diệt virus.
Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp tái dương tính, giao cho hai phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cấp 3 thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM nuôi cấy virus thu được. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh. Nếu virus không phát triển nhân lên, đó chỉ là dạng bất hoạt không gây hại.
8 ca tái dương tính gồm các bệnh nhân 188, 137, 74 ở Hà Nội; 52 và 149 ở Quảng Ninh; bệnh nhân 36 ở Bình Thuận; 207 và 224 ở TP HCM. Ông Long không cho biết 5 ca có virus bất hoạt là bệnh nhân nào.
Một nghiên cứu tại Hàn Quốc trên 268 ca tái dương tính cho thấy nCoV thu được từ những người này đem nuôi cấy đều không phát triển, cũng không ghi nhận tình trạng lây nhiễm xuất phát từ những người tái dương tính.
Video đang HOT
Lê Nga
Những bệnh nhân Covid-19 đặc biệt nhất Việt Nam
Trong số 270 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam có nhiều trường hợp rất đặc biệt, cho thấy còn nhiều ẩn số về virus corona chủng mới nCoV này.
Tiếp xúc với người âm tính đã hết cách ly vẫn mắc bệnh
Bệnh nhân 268, 16 tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang là trường hợp mắc Covid-19 vô cùng đặc biệt về mặt dịch tễ.
Bệnh nhân 268 được cách ly, điều trị tại BV đa khoa huyện Đồng Văn ngày 16/4 vừa qua. 2 lần xét nghiệm đầu tiên đều cho kết quả nghi ngờ dương tính, lần thứ 3 phải làm thêm xét nghiệm máu tìm kháng thể tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mới khẳng đinh dương tính với SARS-CoV-2.
Qua khai thác dịch tễ, bệnh nhân cho biết chủ yếu ở nhà, có tiếp xúc với một người từ Trung Quốc về nhưng người này đã qua 14 ngày cách ly tập trung và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân 268 đang điều trị tại BV đa khoa huyện Đồng Văn. Ảnh: TTXVN
Tỉnh Hà Giang sau đó đã lấy mẫu xét nghiệm Real-time PCR hơn 120 người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng đều cho kết quả âm tính. Anh trai bệnh nhân từng có nhiều ngày chăm sóc em gái tại bệnh viện cũng không mắc Covid-19.
Đến ngày 27/4, tỉnh Hà Giang tiếp tục thông báo, đã thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể 994 trường hợp tại 4 xã gần khu vực bệnh nhân 268 sinh sống nhưng cũng đều cho kết quả âm tính.
Như vậy, nguồn lây cho bệnh nhân 268 đến nay vẫn là một ẩn số.
Bệnh nhân lây nhiều người nhất
Đến nay, bệnh nhân 34 được cho là bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19 của Việt Nam khi lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp cho 11 bệnh nhân khác bao gồm: 8 bệnh nhân 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 44 ở Bình Thuận và 3 bệnh nhân 45, 48 và 65 ở TP.HCM. Trong khi theo các nghiên cứu trước đó, hệ số lây nhiễm của SARS-CoV-2 ở mức 2,2 (1 người lây nhiễm cho 2,2 người).
Trong đó bệnh nhân 36 là giúp việc của bệnh nhân 34, bệnh nhân 37 là nhân viên, bệnh nhân 38 là con dâu, bệnh nhân 40 là cháu nội, bệnh nhân 41 là chồng, bệnh nhân 42 là con trai, bệnh nhân 43 là thông gia, bệnh nhân 44 là con bệnh nhân 37.
Từ ngày 22/2, bệnh nhân 34 cùng 19 người khác từ Việt Nam sang Mỹ thăm quan, du lịch, quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Đến ngày 29/2, cả đoàn nhập cảnh vào Việt Nam Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Ngày 5/3, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện ho, có đờm nhưng đến ngày 9/3 mới nhập viện, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định dương tính với Covid-19.
Hiện 10/11 bệnh nhân nói trên đã được công bố khỏi bệnh, riêng bệnh nhân 36 dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh nên đang tiếp tục được theo dõi.
9 trường hợp dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh
Trường hợp đầu tiên dương tính sau khi khỏi bệnh là bệnh nhân 22, quốc tịch Anh, 60 tuổi, điều trị tại BV đa khoa Đà Nẵng.
Bệnh nhân này đã điều trị ở viện từ 8-27/3, sau đó cách ly tại khách sạn thêm 14 ngày, tuy nhiên kết quả xét nghiệm ngày 11/4 trước khi về nước lại cho kết quả dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Tuy nhiên sau khi về Anh, bệnh nhân này đã âm tính trở lại.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương
Kế đó là các bệnh nhân 188, 137, 36, 52, 149, 74, 207, 224. Trong đó duy nhất trường hợp 188 có triệu ho khan từng cơn, còn lại được phát hiện dương tính trở lại trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm để theo dõi.
Tình trạng bệnh nhân Covid-19 tái dương tính cũng từng được Hàn Quốc thông báo với 160 trường hợp, trước đó là tại Trung Quốc, Nhật Bản. Tổ chức Y tế Thế giới đang điều tra về các trường hợp này.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. HCM thực hiện nuôi cấy lại virus của những trường hợp đã khỏi bệnh sau đó dương tính trở lại để có câu trả lời chính xác. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh.
Cơ thể bệnh nhân tiêu diệt cả tế bào lành
Trong số 270 bệnh nhân mắc Covid-19 phải điều trị, trường hợp bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines có những bất thường, khoa học chưa thể lý giải được.
Bệnh nhân 91 nhập viện từ ngày 18/3, sốt cao liên tục. Đến ngày 6/4, bệnh nhân sốt cao, suy hô hấp, phải hỗ trợ ECMO. Một ngày sau, bệnh nhân tiếp tục diễn biến nặng, suy đa tạng. Giữa tháng 4 vừa qua, bệnh nhân có những tín hiệu lạch quan trong khoảng 3 ngày, sau đó lại nặng trở lại, phổi đông đặc, hiện vẫn tiên lượng nặng.
Đây cũng là trường hợp khá khó hiểu khi bệnh nhân còn trẻ, sức khoẻ tốt do làm phi công nhưng lại tiến triển rất nặng.
TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, trong quá trình điều trị, bác bác sĩ thấy phản ứng miễn dịch của bệnh nhân này rất dữ dội. Cơ thể tiết ra chất cytokine để diệt virus nhưng lượng quá lớn nên diệt luôn cả tế bào lành.
"Chúng tôi đang nghĩ tới do cơ thể của bệnh nhân về bất thường mà khoa học chưa giải thích được", TS Châu chia sẻ.
Ngoài ra bệnh nhân này cũng có tiền sử béo phì với cân nặng 100 kg, cao 1,83 m.
Thúy Hạnh
Hà Nội xét nghiệm lại những trường hợp nhiễm Covid-19 đã ra viện để đề phòng tái dương tính Chiều 27-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các đơn vị về việc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội. Đến thời điểm này,...