5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh
Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản… là một số bệnh trẻ em dễ mắc khi chuyển mùa lạnh.
Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Hầu hết cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Để phòng tránh, bố mẹ cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ; thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)/ Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.
Video đang HOT
Virus hợp bào hô hấp là loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước. Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ cải thiện. Hầu hết trẻ em được điều trị tốt ở nhà, một số trẻ phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhi có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.
Cảm cúm
Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Có một số loại thuốc chống virus có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích. Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với trẻ em có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa. Nó thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ em nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ.
Dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người.
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Trẻ ho to, tiếng ho khan, âm sắc cao. Trẻ cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở – các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản. Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà. Đối với trẻ viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.
Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như trẻ ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ. Nếu trẻ bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi, cần khám để đánh giá.
Bất cứ khi nào thấy trẻ bị khó thở, nên tìm kiếm đánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số trẻ em với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng
Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Ngừa chủ động COVID-19 xâm nhập bằng phương pháp hít hơi nóng
Biến chủng Delta quá phức tạp, lan truyền nhanh. Để bảo vệ mình trước COVID-19, người dân, ngoài việc thường xuyên sử dụng biện pháp 5k, có thể dùng phương pháp phòng chủ động bệnh này.
Virus bám vào niêm mạc xoang mũi, hầu họng, thanh quản - Ảnh: BV
Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người tại vùng phong tỏa, cách ly hoặc có tiếp xúc với người bệnh.
Trước hết, chúng ta nên biết có nhiều đường xâm nhập của COVID-19 vào cơ thể, trong đó đường hô hấp là quan trọng. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, các hạt nước bọt có chứa virus bắn vào khoảng không khí cách xa ta khoảng 1,5 - 2m.
Một nghiên cứu gần đây cho hay trong buồng kín cũng tồn tại virus lơ lửng trong không khí, người bình thường nếu làm việc lâu trong môi trường này chắc chắn sẽ bị nhiễm bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta phải mở cửa cho thông thoáng buồng làm việc và nếu có ánh nắng chiếu vào sẽ tốt hơn. Nếu chẳng may ta hít phải virus, virus bám vào niêm mạc xoang mũi miệng, hầu họng, thanh quản, tại đây một xung đột thực sự xảy ra giữa virus và cơ thể chúng ta.
Hàng rào phòng ngự là niêm mạc, dưới lớp này có đoàn quân chủ lực là những tế bào lympho T và B, cuộc chiến tại đây kéo dài 5 - 6 giờ. Nhiều nghiên cứu cho hay virus này sẽ chết trong nhiệt độ 45 - 55 o C.
Có thể có nhiều phương pháp khác nhau để tiêu diệt virus khi bị virus xâm nhập ngay tại cửa ngõ đầu tiên, nhưng chúng ta có thể tiêu diệt chúng bằng phương pháp hít hơi nóng. Phương pháp này rất đơn giản và rẻ tiền, dễ thực hiện.
Phương pháp hít hơi nóng
Hít hơi nóng đơn giản mà hiệu quả trong chủ động phòng chống virus COVID-19 - Ảnh: BS
Đun sôi một siêu nước, đeo tấm che giọt bắn và mở nắp siêu nước để hơi nóng bốc ra và từ từ hít hơi nóng chừng 2 phút rồi nghỉ 2 phút lại hít hơi nóng. Lặp lại vài lần như thế và thực hiện việc hít hơi nóng này vài lần trong ngày.
Tùy hoàn cảnh của từng cá nhân như: những người tiếp xúc với bệnh nhân, giao tiếp nơi đông người hoặc những người tại cơ sở bị phong tỏa chưa rõ bản thân đã bị nhiễm hay chưa cũng nên áp dụng phương pháp này.
Dấu hiệu thay đổi giọng nói cảnh báo nguy cơ mắc Covid-19 Giọng nói của bệnh nhân Covid-19 có thể trở nên rè, trầm hơn, thay đổi cao độ. Hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lan truyền không kiểm soát được ở Ấn Độ, góp phần dẫn tới số ca bệnh kỷ lục. Trong thời gian gần đây, đất nước Nam Á liên tục có trên 300.000 bệnh nhân mới mỗi ngày. Một...