5 bất cập lớn nhất của Diablo III
Tính cho tới thời điểm này Diablo III đã ra mắt được gần 1 tuần, và đối với những ai đã trót say mê series này thì có lẽ tuần vừa qua cũng đã có một quãng thời gian “cày cuốc” đầy vui vẻ. Nhưng liệu sản phẩm mất hơn 10 năm để đến tay người chơi này đã thật sự hoàn thiện như mong đợi? Trong khuôn khổ bài viết này hãy cùng chúng tôi nhìn lại những khuyết điểm được tổng hợp lại từ phản ánh của nhiều game thủ Việt Nam và như thế giới cũng như ý kiến cá nhân của người viết.
Lag và Disconnect
Những lúc thế này thì đi chợ xem ra hợp lý hơn là chơi.
Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều người chơi khác trên thế giới cũng không tài nào chơi được game một cách yên ổn, đặc biệt là những ngày mới mở bởi server thường xuyên phải bảo trì vào buổi tối và lag, disconnect xảy ra như cơm bữa. Đối với những ai sau một ngày đi học đi làm mệt mỏi về muốn giải trí một chút mà lại gặp ngay thông báo bảo trì hoặc lag cả buổi tối thì còn gì khó chịu hơn. Đành rằng người chơi Diablo thì đông thật nhưng ý tưởng bắt người chơi phải online để chơi game vốn là của Blizzard và đối với một nhà phát hành lớn có kinh nghiệm lâu năm như vậy, đáng lẽ ra họ phải tính toán kĩ lưỡng hơn trước khi cho game ra mắt hơn là để người chơi phải kêu ca rồi mới đi xin lỗi và khắc phục.
Kết thúc trước khi người chơi kịp nhận ra
Về các vấn đề khác thì người viết không dám chắc, nhưng riêng điểm này thì có lẽ ít ai phản đối bởi Diablo IIIthật sự quá ngắn nếu so với những người tiền nhiệm của nó. Ở cấp độ Normal bạn chỉ cần khoảng 7 đến 8 tiếng để solo hết game một cách “tử tế”, tức là mở hết bản đồ, tàn sát hết quái vật trên đường đi, không skip các đoạn hội thoại,… Còn nếu đi theo party và rush thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn nữa. Ngoài Act I và II được thiết kế kĩ lưỡng ra thì 2 Act cuối của game lại có vẻ tuyến tính và đơn điệu, nhất là Act IV chỉ mất khoảng 1 tiếng để hoàn thành, tạo cảm giác rất hụt hẫng. Đáng lẽ ra với thời gian 10 năm chờ đợi, fan hâm mộ phải nhận được nhiều hơn là một tựa game có thời lượng quá ngắn như Diablo III.
Chỉ mất vài tiếng để người chơi được xem credit của game.
Những tưởng rằng độ khó cao hơn có thể giữ chân người chơi lâu hơn, nhưng chỉ sau vài ngày đã có những nhóm game thủ nước ngoài “phá băng” Diablo III ở cấp độ Inferno. Nguyên nhân của việc này có lẽ là do hệ thống Auction House giúp cho việc kiếm được một set đồ ưng ý không còn khó khăn như trước nữa, chỉ cần có gold là bạn có thể tìm mua được những món đồ tốt với giá không hề cao nếu không muốn nói là rẻ. Nếu như không có Auction House, có lẽ cấp độ Nightmare đến bây giờ vẫn còn đang gây khó dễ cho nhiều người.
Diablo còn yếu hơn cả mob?
Nghe có vẻ vô lý nhưng ở một góc độ nào đó thì điều này là đúng khi mà hầu hết những lần mà nhân vật thiệt mạng đều là ở ngoài map chứ không phải trong những trận đấu trùm. Không chỉ riêng Diablo mà tất cả các con trùm khác cũng vậy, tốc độ của chúng đều khá chậm chạp, các đòn đánh đều có thể bắt bài và tránh né nên nếu chơi các class đánh xa bạn có thể giết trùm mà chằng dùng đến một bình máu. Vẫn biết rằng Diablo III đã bỏ đi hệ thống Town Portal và bơm máu liên tục như trước đây nên boss cũng phải được thiết kế dễ di, nhưng thật sự là việc giết trùm trong game đã không mang lại sự hồi hộp vào hào hứng như trước nữa.
Video đang HOT
Hạ gục Diablo thật sự rất đơn giản ở Normal và Nightmare.
Trái lại, những tốp quái Elite dọc đường đi mới thật sự là ác mộng cho các chiến binh bởi những skill vô cùng bá đạo như bất tử cả nhóm, rải lửa, phun độc,… khiến cho đa số những ai chơi các class cận chiến như Barbarian hoặc Monk đều phải bó tay nếu như có ý định solo, còn các ranger thì cũng phải chơi đuổi bắt khá vất vả. Kì lạ hơn nữa là những hit đánh thường từ những con Elite có thể làm mất tới cả chục nghìn HP khiến nhân vật chết trong một nốt nhạc, trong khi đánh boss thì lại không có chuyện như vậy!?
Quá khó cho Barbarian và Monk?
Theo phản ánh của một số game thủ nước ngoài trên diễn đàn Battlenet, các class cận chiến hầu như không có cơ hội nào ở độ khó inferno, mặc dù đã trang bị những set đồ resistance và armor “dày cộp” nhưng vẫn chỉ gục ngã sau 2 3 hit của mob. Trong khi đó Demon Hunter với tuyệt chiêu tàng hình, Wizard với Teleport và Witch Doctor có thể trông cậy vào đám đệ tử nên dễ thở hơn rất nhiều. Điều này có thể không chính xác bởi game mới ra mắt chưa lâu và có thể những trang bị phù hợp để đối phó với Hell hoặc Inferno còn chưa xuất hiện. Dù sao thì đây cũng là vấn đề đang gây ức chế cho nhiều người chơi, và một game thủ đã chọn cách để thể hiện điều đó theo cách khá hài hước đó là chơi Barbarian ranger mà các bạn có thể theo dõi trong đoạn video sau đây.
Barbarian đã phải chuyển nghề khi sang Inferno?
Cày tiền thay vì săn đồ
Như đã đề cập ở trên, với Auction House người chơi có thể dễ dàng tìm cho mình cả một set rare nhanh chóng mà vấn đề duy nhất gặp phải đó là tiền. Trong khi ở Diablo II đồ xịn chủ yếu rơi ra từ boss và phụ thuộc khá nhiều vào hên xui thì sang Diablo III chỉ cần chăm chỉ farm gold sau đó đi chợ là mua được đồ. Với một ngày cày cuốc chăm chỉ bạn có thể kiếm được vài trăm nghìn vàng, quá đủ để mua vài món đồ thuộc dạng có đánh boss cả ngày cũng không rơi. Những item này thực chất là được những người chơi ở cấp độ cao hơn nhặt được đem bán lại, và đa số đều là những trang bị nhặt ở dọc đường chứ cũng không phải kiếm được từ boss.
Những món đồ tốt đều có mua với giá rẻ nếu chịu khó tìm.
Kết
Trên đây là những điều mà người viết cho là chưa hợp lý trong Diablo III, không phải ghét bỏ gì tựa game này mà muốn nó trở nên hoàn thiện hơn mà thôi bởi bản thân tôi cũng là một người rất yêu thích series này. Trong tương lai hy vọng Blizzard sẽ nhanh chóng có những thay đổi phù hợp để giải quyết tất cả những vấn đề nêu trên để đưa Diablo III lên đúng tầm mà đáng lẽ ra nó đã đạt được, và chúng ta có quyền hy vọng bởi từ trước cho tới nay, “mưa đá” luôn biết lắng nghe game thủ và đây cũng là lý do khiến họ trở thành một trong những nhà phát hành game hàng đầu thế giới.
Theo Game Thủ
Game thủ Việt khác biệt như thế nào so với thế giới
Không bao giờ giúp đỡ newbie
Từ xưa đến nay, việc quan tâm, giúp đỡ các newbie trong làng game online Việt vốn là chuyện cực kì hiếm. Nếu như ở các server nước ngoài, chuyện này vốn là một điều hết sức bình thường và thậm chí, nó còn là một nét văn hóa chơi game của cộng đồng game thủ thế giới thì ở nước ta, đây vẫn còn là một khái niệm khá lạ lẫm.
Khi chơi game online Việt, mỗi người đều chỉ chăm chăm đầu tư cho nhân vật của mình chứ chẳng mấy khi để ý đến những người chơi mới. Điều này không chỉ khiến cho số lượng người chơi ở server giảm xuống nhanh sau một thời gian mà còn khiến cho tựa game online dần xuống dốc. Tuy nhiên, việc giúp đỡ những người chơi mới cũng một phần cần được đội ngũ nhân viên của các NPH chung sức.
Động một tí là chửi nhau
Một thực trạng đáng buồn của làng game Việt chính là tình trạng chửi nhau om sòm thường xuyên diễn ra. Chỉ cần chịu khó chú ý trên các kênh chat thế giới là bạn có thể thấy được đủ mọi ngôn ngữ chợ búa nhất trên đời, đặc biệt là những khi các bang phái giao tranh. Tất nhiên, kết thúc của những lời lẽ này sẽ là khi cả 2 bên đã... mỏi tay hay không còn câu chửi nào dành cho nhau nữa.
Có vẻ như, rất nhiều người có sở thích "chửi nhau" thay vì "chơi game". Đơn giản là chỉ từ một lỗi nho nhỏ thôi, họ có thể bới móc ra, đả phá đối phương để rồi lao đầu vào các cuộc cãi vã không có điểm dừng. Nếu như ở server nước ngoài, những người thích "văng tục" sẽ nhanh chóng bị ban hoặc delete acc vĩnh viễn tùy theo mức độ thì ở Việt Nam, game thủ vẫn thoải mái nói tục, chửi bậy mà không phải sợ gì cả.
Quan điểm chọn game hoàn toàn khác
Đây tiếp tục là một đặc điểm hoàn toàn giữa game thủ Việt so với thế giới, đó chính là quan điểm lựa chọn game online để chơi. Nếu như ở thế giới, người ta ưa thích những MMO có lối chơi khó, sáng tạo đi kèm với hệ thống nhiệm vụ phức tạp, độc đạo xoay quanh cốt truyện liền mạch thì ở Việt Nam, điều này lại trở thành nhược điểm của game online.
Dễ thấy, đa phần game thủ Việt đều chỉ yêu thích những MMO có gameplay đơn giản, dễ cày kéo, PK nhờ Auto Pro. Trong khi đó, nhiệm vụ thì cần phải được hướng dẫn đến từng tí một (click chuột theo chỉ dẫn là tự chạy đến chỗ đánh quái) còn cốt truyện thì chẳng bao giờ chịu đọc. Đối với game thủ Việt, niềm vui của họ là được thấy nhân vật lên level, sở hữu đồ khủng và được "củ hành" người khác trong những trận PK.
Chẳng thế mà các MMO rất được ưa chuộng ở nước ngoài như Atlantica, Chúa Tể Phục Sinh (Runes of Magic), Maple Story... đều lần lượt bị đóng cửa khi phát hành ở Việt Nam.
Hay gian lận
Quả thực, so với thế giới thì ý thức của game thủ Việt cực kỳ kém. Nói không đi đâu xa, gần đây, ngay sau khi Dzogame mở trang chủ hỗ trợ game thủ Việt tiếp cận với server Sudden Attack của SEA thì ngay lập tức, người chơi nước nhà đã kịp thời "đại náo" các server này bằng những phần mềm hack. Thậm chí, nhiều người chơi còn lớn tiếng chửi nhau cùng các game thủ nước ngoài. Hệ quả tất yếu của điều này là chỉ được khoảng gần 3 tháng, phía SEA đã phải mở hẳn một cụm server dành riêng cho game thủ Việt để chúng ta vừa bắn, vừa hack, vừa chửi với nhau.
Ở những game online trong nước, tình trạng hack cũng diễn ra thường xuyên. Các phần mềm hack, cheat được cập nhật rất nhanh và lan truyền rộng rãi từ chính game thủ. Tình trạng hack không chỉ xảy ra ở các game bắn súng mà ngay cả những MMORPG cũng rất hay bị người chơi khai phá ra các lỗi dupe, bug đồ để chuộc lợi hay lừa đảo.
Phối hợp đồng đội cực kém
Việc giúp cho game thủ Việt hiểu được vai trò và ý nghĩa của "đồng đội" có vẻ như là rất khó khi mà phần lớn họ vẫn luôn mang tư tưởng "mạnh ai nấy chơi". Ở các game online trên thế giới, người chơi thường phải kết hợp rất chặt chẽ với nhau. Thậm chí, người chơi trong tổ đội còn đặc biệt nghe theo sự sắp xếp của chủ Party (hay chủ Guild) và họ biết chơi tốt vị trí của mình. Một ví dụ điển hình về việc phối hợp chính là World of WarCraft, nơi tính chiến thuật được đẩy lên rất cao.
Trước đây, rất nhiều người chơi đã từng bày tỏ thái lộ lo lắng khi biết World of Tanks được phát hành ở Việt Nam. Theo họ, một MMO đầy tính chiến thuật và đòi hỏi người chơi phải biết phối hợp với nhau trong trận chiến để mang lại thắng lợi chung sẽ khó có thể "sống sót" được ở nước nhà, đơn giản bởi nạn "trẻ trâu", phá game sẽ nhanh chóng đẩy game online này xuống bờ vực.
Theo Game Thủ
Zing Speed: Maya "sống dậy" Ngày 20/2 vừa qua, Zing Speed đã tiến hành cập nhập bản nâng cấp "Maya thần bí" với nhiều tính năng mới thú vị hấp dẫn. Ở phiên bản cập nhập lần này, game thủ sẽ có cơ hội khám phá những bí ẩn của nền văn minh Maya, cùng các hoạt động thú vị khác trong game. Được xem là một trong...